Vì sao Trung Quốc từ bỏ năng lượng than đá?
Vào năm 2020, tỷ trọng nhiệt điện than trong cán cân năng lượng của Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 50%.
Điều này được nêu trong báo cáo hàng quý của Fitch Ratings. Theo báo cáo, các nguồn nguyên liệu hóa thạch, không tái tạo chiếm 34% tổng sản lượng điện của nước này.
Theo các chuyên gia Fitch, trong năm 2021, tỷ trọng nhiệt điện than sẽ giảm ít nhất 3% so với cùng kỳ năm ngoái, và Trung Quốc sẽ gia tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cán cân năng lượng.
Trung Quốc cam kết đạt trung hòa carbon trước năm 2060. Tuy nhiên, một số nhà phân tích phương Tây tỏ ra nghi ngờ về điều này và chỉ ra rằng, Trung Quốc tiếp tục chủ yếu dựa vào than đá. Vào năm 2018, tổ chức quốc tế CoalSwarm giám sát các nhà máy điện than toàn cầu, đã phân tích những bức ảnh chụp từ không gian và cho biết rằng, Trung Quốc được cho là đang tích cực xây dựng các nhà máy điện than mới, và nếu chúng được khởi động, tổng công suất nhiệt điện than của nước này sẽ tăng thêm một phần tư. Có lẽ, dựa vào nghiên cứu này, các nhà phân tích phương Tây đã đi đến kết luận rằng, các nhà máy nhiệt điện than ở Trung Quốc là tương đối trẻ (thậm chí tuổi trung bình của chúng đã được tính toán – 14 năm), và do đó, không nên chờ đợi Trung Quốc sớm giảm nhiệt điện than.
Trung Quốc giảm mạnh số lượng nhà máy nhiệt điện than
Video đang HOT
Tuy nhiên, chính quyền CHND Trung Hoa đang giảm dần số lượng nhà máy nhiệt điện than, mặc dù việc xây dựng chúng có thể kích thích tăng trưởng GDP trong thời kỳ khủng hoảng và giúp giải quyết các vấn đề ngắn hạn. Năm 2017, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thông qua quyết định – Trung Quốc cần giảm sản lượng nhiệt điện chạy bằng than. Ngoài ra, Ủy ban Cải cách và Phát triển đã công bố quyết định không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới. Như vậy, Trung Quốc có mục tiêu hạn chế công suất nhà máy điện chạy than ở mức 1.100 GW vào năm 2020.
Ngoài ra, vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã công bố sách trắng về sự phát triển năng lượng trong kỷ nguyên mới, trong đó Trung Quốc cam kết giảm phát thải hydrocacbon, cũng như giảm các nguồn năng lượng hóa thạch trong cán cân năng lượng của đất nước.
Một số khu vực, chẳng hạn như tỉnh Hà Bắc, đã đưa ra các biện pháp cứng rắn để kiểm soát và giảm lượng khí thải carbon từ các ngành gây ô nhiễm cao, bao gồm cả ngành sản xuất thép. Chính quyền tỉnh đã yêu cầu một số nhà máy thép ngừng sản xuất. Nhân tiện, Bắc Kinh đã giải thích thêm rằng, chính những cân nhắc về môi trường chứ không phải vấn đề chính trị là nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc dừng nhập khẩu than Úc.
Mục tiêu trung lập carbon của Trung Quốc
Vài năm trước, ít người tin rằng, trong tương lai gần Trung Quốc có thể giảm tỷ trọng than trong cán cân năng lượng xuống còn 50%. Tuy nhiên, báo cáo của Fitch cung cấp bằng chứng có sức thuyết phục cao về việc Trung Quốc đang đấu tranh chống ô nhiễm một cách nghiêm túc, – chuyên gia Huang Xiaoyong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Năng lượng Quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Trung Quốc đang tích cực phát triển năng lượng xanh. Trong hai năm qua, hơn 2 nghìn tỷ nhân dân tệ đã được đầu tư vào ngành này. Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất tấm pin mặt trời. Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực phát triển thủy điện, xây dựng các nhà máy điện gió. Theo tính toán của Hiệp hội Điện gió Toàn cầu (GWEC), trong 10 năm tới, tổng công suất các nhà máy điện gió ngoài khơi trên thế giới sẽ tăng đến 234 GW, và 1/5 công suất sẽ thuộc về Trung Quốc. Đồng thời, trong thời gian dài, nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn là trụ cột quan trọng nhất của ngành năng lượng Trung Quốc, và không nên chờ đợi quá trình chuyển dịch nhanh chóng sang năng lượng tái tạo, chuyên gia Huang Xiaoyong nhận xét.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Texas
Thực tiễn cho thấy, tiến bộ công nghệ vẫn chưa thể đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối của năng lượng tái tạo. Ví dụ, tiểu bang Texas của Mỹ, nơi điện gió đáp ứng 1/4 nhu cầu năng lượng, đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng. Do nhiệt độ xuống thấp bất thường, gần một nửa tuabin gió ngừng hoạt động vì bị đóng băng. Kết quả là, hơn 2 triệu hộ dân Texas mất điện, buộc phải ở trong những ngôi nhà tối và lạnh. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với những điều kiện khí hậu khác nhau. Đa dạng hóa các nguồn năng lượng là một phần quan trọng trong chiến lược củng cố an ninh năng lượng của đất nước.
Về mặt này, trong những năm tới, dầu khí sẽ ngày càng có tầm quan trọng lớn hơn đối với Trung Quốc. Trong một thời gian dài, Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu LNG của Mỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ với Hoa Kỳ trong giai đoạn xấu đi đã khiến Bắc Kinh phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp. Và Trung Quốc đang ngày càng quan tâm đến nguồn cung cấp từ Nga. Ngoài các hợp đồng dài hạn về cung cấp khí đốt đường ống đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu xanh một cách ổn định, Nga cũng đang tăng cường cung cấp LNG cho Trung Quốc. Vào năm 2020, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên 5 triệu tấn. Kết quả là, Nga vào Top 5 nhà cung cấp LNG lớn nhất cho Trung Quốc. Ngoài Nga, Trung Quốc đang tích cực mua LNG từ Australia, Qatar, Malaysia và Indonesia.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên làm tổn hại quan hệ song phương
Trung Quốc bày tỏ sự thận trọng về việc hợp tác với chính quyền Biden trong các vấn đề toàn cầu, cho rằng việc hợp tác này sẽ phụ thuộc vào quan hệ hai nước.
Hôm 28/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, Washington và Bắc Kinh có nhiều khả năng hợp tác trên các lĩnh vực như biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông cho rằng, trước hết, Mỹ phải chú ý đến việc không làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.
"Hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực cụ thể không có nghĩa đều tích cực. Chúng phụ thuộc và có sự liên kết chặt chẽ với môi trường chung của quan hệ song phương", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. (Ảnh: AP)
Phát biểu được đưa ra khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhóm giúp việc của ông khẳng định, chính quyền Mỹ phản đối các yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, đặc phái viên khí hậu của Biden - John Kerry, đánh giá cao kế hoạch khí hậu của Trung Quốc.
"Trung Quốc đã nói rằng họ sẽ làm điều gì đó vào năm 2060, nhưng chúng tôi chưa thực sự biết về cách nước này sẽ đạt được mục tiêu họ đề ra", ông John Kerry nói, chỉ ra việc Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện than. John Kerry cũng nói thêm rằng, ông hy vọng Mỹ có thể "làm việc với Trung Quốc".
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, biến đổi khí hậu là lĩnh vực mà hai nước "có không gian hợp tác rộng và có lợi ích chung", đồng thời cho biết những nỗ lực của cả Mỹ và Trung Quốc đã dẫn đến việc ký kết hiệp định Paris. Ông cho rằng, hợp tác trong tương lai giữa Bắc Kinh và Washington sẽ phụ thuộc vào lập trường của chính quyền Biden về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
"Không ai có thể can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ cũng như làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc trong khi yêu cầu Trung Quốc cung cấp sự hiểu biết, hỗ trợ trong các vấn đề song phương và toàn cầu. Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể làm việc để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp trong hợp tác Trung - Mỹ trên các lĩnh vực quan trọng", ông Triệu Lập Kiên nói.
Trong các phát biểu và tuyên bố gần đây, Tổng thống Joe Biden và các quan chức an ninh hàng đầu trong chính quyền ông phát đi loạt tín hiệu, cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ ý định bành trướng nào của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á. Theo đó, Washington sẵn sàng bác bỏ các yêu sách lãnh thổ đang tranh chấp của Trung Quốc ở những khu vực này.
Động thái của chính quyền Biden cho thấy, chính quyền mới của Mỹ sẽ không có điều chỉnh trong lập trường đối với Trung Quốc, tiếp tục kế thừa chính sách cứng rắn đối với Bắc Kinh mà cựu Tổng thống Donald Trump để lại.
Australia có thể đạt và vượt mục tiêu cắt giảm khí thải theo Thỏa thuận Paris Bộ Năng lượng và giảm khí phát thải Australia hôm nay (10/12) vừa công bố báo cáo cho thấy, vào năm 2030, Australia không những sẽ đạt mà còn có thể vượt quá mục tiêu giảm khí phát thải như đã đề ra trong Thỏa thuận Paris. Báo cáo Dự báo phát thải năm 2020 mà Bộ Năng lượng và giảm khí phát...