Vì sao Trung Quốc tìm chỗ đứng ở Bắc cực
Trái đất nóng lên làm tan những lớp băng trên biển, để lộ ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên mới ở Bắc cực, và Trung Quốc đang tìm kiếm một vị trí ở nơi xa xôi này.
Trong khu vực từ vĩ tuyến 66 bắc trở lên, cuộc chạy đua tranh giành tài nguyên dầu, khí, khoáng sản, hải sản và các tài nguyên khác đang diễn ra quyết liệt khi biển băng ở Bắc cực thu hẹp dần.
Nga đang chế tạo một lớp tầu phá băng mới. Na Uy đang lên biểu đồ về các mô hình di cư của cá để thiết kế mới ngành hải sản đầy tiềm năng. Canada đang thành lập một căn cứ huấn luyện ở Bắc cực và xây dựng một hạm đội tàu tuần tra mới. Các công ty dầu lớn của Mỹ đang hối hả tiến hành khoan thăm dò các giếng dầu, khí. Và Trung Quốc đang cử một tầu phá băng của họ vào hoạt động dọc Tuyến hàng hải Bắc.
Tàu phá băng Xue Long của Trung Quốc trên Bắc cực. Ảnh: Le Monde
Nhưng tại sao lại có Trung Quốc ở đây?
Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi tám nước bao bọc Bắc cực là Mỹ, Canada, Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Iceland và Đan Mạch, là những nước đã bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận về quyền tiếp cận Bắc cực. Ngoại trừ đôi khi gây sốc như trường hợp Nga cắm cờ đáy đại dương năm 2007, nhìn chung các cuộc trao đổi này là thân thiện. Tình hình đó phần lớn là do sự điều phối của một cơ quan liên chính phủ trong 17 năm qua, hay còn gọi là Hội đồng Bắc cực (AC), đã giúp làm dịu các cuộc cạnh tranh đang gia tăng giữa các bên.
William Moomaw, một giáo sư về luật môi trường quốc tế tại trường đại học Fletcher về luật và ngọai giao ở Medford, Massachussets của Mỹ, nói: “Tính hấp dẫn của nguồn tài nguyên giàu có ở Bắc cực đã thu hút ngày càng nhiều công ty và các nước. Và cho đến nay cuộc chạy đua và đấu tranh ở đó tương đối là thân thiện”.
Sự suy giản mạnh của Bắc băng dương đang gây ra những tác động nghiêm trọng của nó đối với thế giới. Như giáo sư Moomaw miêu tả tại Hội nghị năng lượng của Đại học Tufts mới đây: “Biều đồ về xu hướng trông giống như biểu đồ một thị trường chứng khoán đang suy sụp hoặc như sự sụp đổ của một ngành thủy sản – nó tiếp tục đi xuống và xuống, và sau đó thì xuống thẳng”.
Ngoài ra, với nguồn tài nguyên đang được giải phóng do trái đất nóng lên, không phải là điều ngạc nhiên khi mà một quốc gia khác, không phải là nước trong khu vực Bắc cực lại đang cố tìm cách tham gia vào khai thác ở khu vực. Cơ quan khảo sát địa chất của Mỹ (USGS) dự tính rằng có đến trên 20% trữ lượng dầu và khí chưa được phát hiện và có thể khai thác của thế giới đang nằm dưới các điều kiện khắc nghiệt, lạnh lẽo và xa xôi ở khu vực trên vĩ tuyến 66.
Video đang HOT
Trung Quốc tham gia, dù điểm cực bắc của nước này ở khu vực Mãn Châu Lý, dọc theo sông Amur, cách Vòng cung Bắc cực chí ít là 2.500 km về phía nam.
Năm ngoái, Trung Quốc đã cử tầu phá băng Rồng Tuyết (MV Xue Long) xuất hành từ Thượng Hải đi Iceland dọc theo Tuyến hàng hải Bắc, chạy song song với bờ biển bắc của Nga và có khả năng ngắn hơn, kinh tế hơn để vận chuyển hàng hóa từ Đông Á sang châu Âu. Trung Quốc đã làm đơn xin trở thành quan sát viên của Hội đồng Bắc cực. Và theo Malte Humpert, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Bắc cực, Trung Quốc cũng đã xây dựng một sứ quán mới, đồ sộ trị giá 250 triệu USD tại Reykjavik, Iceland.
Động cơ nào thúc đẩy họ?
Rất dễ để thấy Trung Quốc rất muốn tiếp cận với nguồn dầu khí vào các nguồn khoáng sản khác ở đây. Nhưng một lập luận khác có tính thuyết phục hơn cho rằng rõ ràng Bắc Kinh muốn có các lựa chọn khác về đường hàng hải thay vì quá phụ thuộc vào Eo Malacca. Đó là một eo biển hẹp cổ chai chỉ rộng từ 1 đến dặm nằm giữa Indonesia và Malaysia hàng năm có đến 60.000 tàu qua lại. Theo chuyên gia Humpert, trong đó có 60% lượng tầu là chở hàng về Trung Quốc, và 80% số đó chở nhiên liệu để vận hành guồng máy kinh tế của nước này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng đây là điểm yếu chiến lược mà họ gọi tình hình này là “Thế bí Malacca”.
Tuyến đường biển bắc (màu đỏ) ngắn hơn và có thể là sự thay thế cho tuyến đường hiện nay (màu xanh) nối châu Á sang châu Âu. Đồ họa: maritime -executive
Nhưng đó chưa phải là phần lập luận thuyết phục nhất trong giả thuyết của Humpert không hoàn toàn thuyết phục. Một trong những cách lý giải đáng chú ý hơn nữa là: với nhiều chính sách của họ đề ra ngày nay, người Trung Quốc đã nhập cuộc vì mục đích lâu dài hơn. Mục đích đó là xây dựng một chiến lược dài hơi cho một cường quốc toàn cầu mới nổi.
Trung Quốc “đang mở rộng tầm với của họ ở châu Phi, Tây Nam Thái Bình Dương; Bắc cực đang trở thành một khu vực mới nhất có tầm quan trọng về địa chính trị. Ngày nay họ có thể đầu tư tối thiểu vào đó và có thể sẽ chắc chắn có được một ảnh hưởng to lớn trong vòng 20 đến 30 năm tới”, Humpert phát biểu tại một hội nghị trao đổi về năng lượng được gọi là “Mối lo âu Bắc cực”.
“Trung Quốc muốn có một ghế trong bàn đàm phán. Họ muốn trở thành một thành viên trong Hội đồng Bắc cực. Họ là một cường quốc mới nổi”, ông nói. “Họ hiểu rằng Bắc cực có thể trở thành một điểm nóng trong thế kỷ 21″.
Theo VNE
Ấn Độ tăng cường kiểm soát eo biển Malacca đáp trả Trung Quốc
Hải quân Ấn Độ chuẩn bị mở rộng căn cứ hải quân ở quần đảo Andaman-Nicobar tăng cường chốt chặn eo biển Malacca - tuyến đường biển nối liền biển Đông.
Quần đảo Andaman-Nicobar của Ấn Độ như cánh cửa chốt lối ra vào phía tây eo biển Malacca.
Ngày 10/7, mạng tin tức truyền hình NDTV Ấn Độ có bài viết "Đối kháng Trung Quốc: căn cứ Ấn Độ giám sát Malacca".
Bài viết cho biết, trong 2 tuần tới, Hải quân Ấn Độ sẽ khởi động toàn diện công trình mở rộng căn cứ hải quân quần đảo Andaman-Nicobar, giám sát toàn diện eo biển Malacca, tuyến đường hàng hải quốc tế có vị trí hiểm yếu.
Theo bài báo, trạm tiền tiêu nhỏ duy nhất của Ấn Độ ở quần đảo Andaman-Nicobar hiện nay sẽ mở rộng thành "căn cứ tác chiến tiền duyên" có công trình, thiết bị đầy đủ.
Truyền thông Ấn Độ cho rằng, ý nghĩa của việc "kiểm soát lối ra vào ở phía tây eo biển Malacca" ở chỗ, tuyến đường này là tuyến đường quan trọng nhất của hoạt động nhập khẩu dầu mỏ Trung Quốc, đây cũng là sự đáp trả đối với việc "Trung Quốc có tham vọng Ấn Độ Dương".
Bài báo dẫn lời Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Thượng tướng Wilma cho biết, cực nam của quần đảo Nicobar hiện chỉ có một trạm tiền tiêu nhỏ - trạm hàng không vịnh Campbell (Campbell Bay) hải quân, sau khi hoàn thành cải tạo, ở đây sẽ xây dựng thành "căn cứ tác chiến tiền duyên" có đầy đủ thiết bị, công trình, căn cứ mới đổi tên là trạm hàng không hải quân Baaz (Naval Air Station Baaz), trở thành "con mắt" giám sát eo biển Malacca và vịnh Bengal của Ấn Độ.
Quần đảo Andaman-Nicobar nằm ở phía nam Myanmar, cách đất liền Ấn Độ 800 km. Truyền thông Ấn Độ từng nhiều lần cho rằng, quần đảo có vị trí chiến lược mà các hòn đảo khác của Ấn Độ không thể thay thế, eo biển Malacca nằm cách không xa Nicobar về phía đông, quần đảo như hai cánh cửa tự nhiên kẹp lấy eo biển, kiểm soát nơi xung yếu của hàng không và vận tải biển quốc tế của châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi, châu Âu và khu vực Đại Tây Dương.
Hiện nay, quân đội Ấn Độ ở Diglipur, Port Blair và Car Nicobar của quần đảo Andaman-Nicobar đều đã thiết lập căn cứ không quân, nhưng căn cứ Car Nicobar gần nhất cũng cách eo biển Malacca vài trăm hải lý.
Tờ "Calcutta Telegraph" cho rằng, căn cứ Baaz sau khi mở rộng chắc chắn sẽ làm gia tăng gấp bội "khả năng giám sát" đối với vịnh Bengal và khu vực Malacca.
Hải quân Ấn Độ.
Mạng tin tức truyền hình NDTV cho biết, trước đây, tỷ lệ sử dụng đường băng của trạm không quân vịnh Campbell không cao, cũng không có cơ sở bảo dưỡng và tiếp tế nhiên liệu cho máy bay, "đường băng sân bay đang được mở rộng lớn, các công trình đồng bộ cũng sẽ được xây dựng, căn cứ Baaz sau khi xây dựng xong sẽ chiếm gần 70 héc-ta, có khả năng triển khai các loại máy bay chiến đấu và máy bay vận tải".
Bài báo cho biết, tháng trước, một chiếc máy bay C-130 Hercules mới mua của Không quân Ấn Độ đã cất cánh từ căn cứ Yindeng (dịch âm) ở phía đông New Delhi, bay khoảng 10 tiếng đến Campbell, hành động này cho thấy, sân bay Baaz có triển vọng đưa vào sử dụng. Còn theo tờ "Calcutta Telegraph", căn cứ Baaz là "mắt chim ưng" theo dõi eo biển Malacca.
Ngày 10/7, truyền thông Ấn Độ phổ biến liên hệ việc Ấn Độ tăng cường kiểm soát chốt chặn eo biển Malacca với Trung Quốc. Tờ "Calcutta Telegraph" cho rằng, eo biển Malacca dài 900 km có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc, nước đang trỗi dậy về kinh tế.
Mạng tin tức truyền hình NDTV cho rằng, 80% dầu mỏ Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Đông và châu Phi phải đi qua eo biển Malacca, căn cứ Baaz sau khi xây dựng xong sẽ theo dõi lối ra vào eo biển Malacca, do đó Ấn Độ sẽ tăng cường rất lớn hoạt động quân sự trên biển ở khu vực này, tạo sự răn đe có hiệu quả đối với TQ có "tham vọng Ấn Độ Dương".
Tạp chí "Quan chức Ngoại giao" Nhật Bản cho rằng, đẩy nhanh xây dựng lại căn cứ ở quần đảo Andaman-Nicobar nhằm chọc thủng "chuỗi kim loại" của Trung Quốc là chiến lược nhất quán của Ấn Độ.
Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ.
Những năm gần đây, cùng với việc Ấn Độ "xác lập mục tiêu chiến lược nước lớn thế giới", Hải quân Ấn Độ cũng đưa ra tư tưởng chiến lược "răn đe hải dương" và "tiêu diệt kẻ thù ở biển xa".
Ấn Độ không những thiết lập Bộ Tư lệnh liên hợp ba quân đầu tiên trong lịch sử Quân đội Ấn Độ ở quần đảo Andaman-Nicobar, mà còn cấp 2 tỷ USD để tăng cường triển khai tàu chiến và máy bay trinh sát trên biển.
Trang mạng tin tức truyền hình NDTV cho rằng, phối hợp với chiến lược giám sát eo biển Malacca, vào tháng trước, 4 tàu chiến của Ấn Độ đã đến thăm Malaysia, "tích cực tăng cường quan hệ với Hải quân Indonesia và Malaysia".
Theo GDVN
Hải quân Singapore và Malaysia diễn tập Malapura 2013 Ngày 25-2, Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN) và Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đã khai mạc cuộc diễn tập hàng hải song phương thường niên mang tên Malapura 2013 tại Căn cứ hải quân Changi của Singapore. Cuộc diễn tập này kéo dài 12 ngày và sẽ bế mạc vào ngày 08-3 với sự tham gia của 540 quân của hai...