Vì sao Trung Quốc quyết trừng trị “con hổ” Chu Vĩnh Khang?
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng trong Đảng Cộng sản, ông đã hứa sẽ điều tra từ “những con hổ” cho tới “những con ruồi”. Vừa qua, có vẻ như ông Tập đã bắt giữ “con hổ” đầu tiên – thậm chí đây có thể được coi là “con cá voi”.
Hôm 2/12, tờ United Daily News của Đài Loan đưa tin Trung Quốc đã bắt giữ cựu Ủy viên thường trực Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang vì tội danh tham nhũng.
Chu Vĩnh Khang, một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc trong thập kỷ qua.
Hồi cuối tháng Tám, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời từ các nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho hay Đảng Cộng sản đã mở cuộc điều tra đối với Chu Vĩnh Khang, một trong những chính trị gia quyền lực nhất Trung Quốc trong thập kỷ qua hiện đã nghỉ hưu.
Chu Vĩnh Khang được mệnh danh là “trùm an ninh” của Trung Quốc vì từng giữ chức Bô trương Công an và là Chủ tịch Hội đồng chính trị và pháp luật Trung ương Đảng.
Từ hồi tháng Tư, đã có tin đồn rằng Chu Vĩnh Khang sẽ bị giới lãnh đạo mới của Trung Quốc “sờ gáy”, đặc biệt sau vụ “ngã ngựa” của Bạc Hy Lai, người có mối quan hệ thân thiết với ông Chu. Ông Chu đã từng đề xuất ông Bạc lên thay vị trí Ủy viên thường trực Bộ chính trị của ông. Ông Chu cũng được cho là một trong số ít ỏi lãnh đạo Đảng Cộng sản bảo vệ Bạc Hy Lai cho tới cùng.
Gần đây, chính phủ Trung Quốc tiến hành chống tham nhũng trong ngành công nghiệp dầu khí và đã bắt giữ nhiều lãnh đạo của ngành này. Đáng chú ý là ông Chu có mối quan hệ mật thiết và được cho là đã thu được những khoản tiền lớn bằng cách lạm dụng chức vụ của mình.
Mặc dù cuộc điều tra đối với ông Chu khác về bản chất so với vụ “ngã ngựa” của ông Bạc, nhưng ở một góc độ nào đó, vụ của ông Chu lại có tầm quan trọng lớn hơn đối với chính trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng khẳng định: “Không một ủy viên thường trực Bộ chính trị nào – dù đã nghỉ hưu hay còn đang đương chức – bị điều tra vì các tội danh kinh tế (một cụm từ dùng để ám chỉ tham nhũng) kể từ khi Cách mạng văn hóa chấm dứt cách đây gần 40 năm”.
Do đó, nếu Chu Vĩnh Khang bị truy tố, rất có khả năng vụ án sẽ gây những tác động sâu sắc về vấn đề chuyển giao quyền lực trong tương lai. Một số nhà quan sát nhận định rằng, việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc ngày càng được thể chế hóa hơn do đó diễn ra trôi chảy hơn trước đây.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Đảng mãn nhiệm vẫn tìm cách “gài” đồng minh của mình vào các vị trí then chốt để bảo vệ bản thân và gia đình lúc về hưu. Động cơ trên sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn sau khi một cựu Ủy viên thường trực Bộ chính trị bị bắt và truy tố vì những hành vi của mình trong quá khứ.
Trong trường hợp xấu nhất, một số nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc có thể sẽ tìm mọi cách để tại vị do lo sợ những hậu quả họ phải gánh chịu khi không còn nắm quyền lực trong tay. Nếu kịch bản đó trở thành hiện thực, chế độ nghỉ hưu bắt buộc sẽ bị gián đoạn.
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rất rõ điều này và có thể sẽ tìm cách trấn an rằng vụ của ông Chu chỉ là trường hợp ngoại lệ và các ủy viên thường trực Bộ Chính trị sẽ vẫn được miễn truy tố suốt đời.
Theo tác giả Zachary Keck trên tờ Diplomat, điều đó sẽ không quá khó do vụ của ông Chu về bản chất là vụ án chính trị mặc dù bề ngoài ông sẽ bị xét xử về các tội danh tham nhũng. Chắc chắn vì đã ủng hộ Bạc Hy Lai nên ông Chu bị “chọn” làm “vật thế mạng” cho chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Chu Vĩnh Khang có mối quan hệ mật thiết với Bạc Hy Lai.
Theo Thời báo tài chính (Financial Times), sau khi ông Bạc “ngã ngựa”, ông Chu bị buộc phải tiến hành một buổi “thú tội” rất bẽ mặt với các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quyền lực của ông Chu cũng bị giảm đáng kể ngay trước khi ông rời bỏ vị trí Chủ tịch Hội đồng chính trị và pháp luật trung ương Đảng. Ngoài ra, do ủng hộ Bạc Hy Lai, ông Chu cũng bị các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tước quyền chọn lựa người kế vị làm Ủy viên thường trực Bộ chính trị.
Để hạn chế tầm ảnh hưởng của vụ Chu Vĩnh Khang đối với các nhà lãnh đạo trong tương lai, có khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ “nhẹ tay” đối với ông Chu và người thân. Vấn đề then chốt ở đây là Đảng Cộng sản sẽ làm sao hành động vừa đủ để xoa dịu dư luận mà không khiến các nhà lãnh đạo cấp cao hiện nay và trong tương lai thấy hoang mang.
Theo Infonet
Trung Quốc bắt đầu họp cải cách kinh tế "chưa từng có tiền lệ"
Hôi nghi toan thê lân thư 3 Ban Châp hanh Trung ương Đang Công san Trung Quôc khóa 18 (gọi tắt là Hội nghị trung ương 3), bắt đầu vào hôm nay (9.11), tập trung vào cải cách kinh tế trong một thập kỷ tới.
Người dân theo dõi lễ hạ cờ tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: AFP
Hội nghị trung ương 3 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 12.11, với sự tham dự của 376 đảng viên Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh, theo Tân Hoa xã.
Tân Hoa xã đưa tin Hội nghị trung ương 3 sẽ họp bàn dự thảo nghị quyết về "những vấn đề cải tổ sâu sắc và toàn diện".
Trước thềm hội nghị, ông Du Chính Thanh, nhân vật số 4 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, gọi đây là một cuộc cải cách "chưa từng có tiền lệ".
Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường, cho rằng Hội nghị trung ương 3 sẽ đưa ra "một loạt cải cách sâu sắc toàn diện".
An ninh được siết chặt tại Bắc Kinh trong những ngày diễn ra hội nghị, với cảnh sát, lực lượng an ninh trên khắp các con đường tại đây, theo Tân Hoa xã.
Theo Tân Hoa xã, hội nghị lần này sẽ "hé lộ" những chính sách kinh tế mới của Trung Quốc và cải cách ruộng đất.
Ông Willy Lam, chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc thuộc Đại học Hồng Kông, cho biết ông không kỳ vọng có nhiều cải cách lớn trong hội nghị lần này bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhấn mạnh "nền kinh tế phát triển bền vững".
Theo Tân Hoa xã, nghị quyết của Hội nghị trung ương 3 sẽ được công bố 6 tháng sau khi hội nghị kết thúc. Nghị quyết mang tính "cương lĩnh" này sẽ định hướng phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong một thập kỷ tới.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 8.11 cũng đã bác bỏ các thông tin cho rằng Hội nghị trung ương 3 sẽ bàn thảo về cải cách chính trị.
Trước đó, hồi tháng 3.2013, Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố bản dự thảo nghị quyết (gọi tắt là Kế hoạch 383) dày 442 trang bao gồm một nhóm 3 cải cách đồng loạt, 8 biện pháp thực hiện và 3 mũi đột phá, theo Thời báo Hoàn cầu.
Đây là một động thái được cho là khẳng định sự minh bạch hóa thông tin của chính quyền Trung Quốc.
Theo TNO
Trung Quốc 'sẽ cải cách kinh tế lớn chưa từng có' Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phát đi tín hiệu sẽ cho ra mắt một loạt biện pháp cải cách sâu rộng chưa từng có trong kinh tế và tiền tệ, ngay trước thềm Hội nghị Trung ương ba, khóa 18, của đảng Cộng sản nước này. Đại hội đại biểu đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 năm 2012. Ảnh minh họa:...