Vì sao Trung Quốc “quân sự hóa” Biển Đông?
Cách tiếp cận “ quân sự hóa” Biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ phản ánh sự thiếu hiểu biết về quân sự của “ siêu cường khu vực” Trung Quốc.
Đó là nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược hàng hải của Hàn Quốc và là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Kỹ thuật hệ thống quốc phòng của Đại học Sejong ở thủ đô Seoul.
Trung Quốc từng đưa tàu sân bay Liêu Ninh thị uy ở Biển Đông.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon, trong khi đề ra sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc đang ráo riết tiến hành các hoạt động nạo vét “đắp đảo nhân tạo” ở 7 rạn san hô và bãi cát ngầm đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng đang xây dựng các căn cứ hải quân-không quân trên những “hòn đảo” mới được bồi đắp trái phép này. Đó là các cầu cảng, đường băng sân bay dài 3.000 mét, căn cứ của các đơn vị đồn trú được trang bị radar và trọng pháo bảo vệ bờ biển.
Chiến lược hải quân lỗi thời
Liệu hành động “quân sự hóa” Biển Đông này có thực sự giúp Trung Quốc trở thành một “cường quốc hải quân thực sự” như những lời hô hào của Chủ tịch Tập Cận Bình?
Biển Đông là nơi qua lại của 1/3 tổng số tàu thương mại trên thế giới và có trữ lượng dầu khí khá dồi dào. Do đó, Biển Đông có ý nghĩa quan trọng về địa chiến lược và kinh tế. Trong những tháng gần đây, căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN liên quan đến việc Trung Quốc bồi đắp các rạn san hô thành đảo lớn. Trước hành động quyết đoán ngang ngược của Trung Quốc nhằm thống trị toàn bộ Biển Đông, tất cả các quốc gia Đông Nam Á – đặc biệt là các nước có yêu sách lãnh thổ tranh chấp của Trung Quốc – đều tăng cường lực lượng hải quân.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) dường như đã bỏ qua thực tiễn chiến tranh hải quân hiện đại vốn dựa vào lực lượng hải quân viễn chinh thường trực trên biển và sẵn sàng đi tới các điểm nóng trên thế giới.
Thực ra, Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực trở thành lực lượng hải quân hiện đại, có khả năng hoạt động ở những vùng biển xa. Hải quân Trung Quốc đã có trong tay một tàu sân bay, nhiều tàu khu trục thế hệ mới và nhiều tên lửa hiện đại.
Video đang HOT
Hải quân Trung Quốc cũng tăng cường mở rộng lực lượng tàu ngầm của mình và triển khai một đơn vị đặc nhiệm ở Ấn Độ Dương.Mạng Defence News của Mỹ đưa tin Hải quân Trung Quốc đang xem xét tính khả thi của việc thành lập một hạm đội thứ tư ở Ấn Độ Dương. Đó là chưa kể Cảnh sát biển Trung Quốc được coi là “hải quân thứ hai”, một lực lượng liều lĩnh đã dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, khi các tàu này cố ngăn chặn Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng biển Việt Nam.
Nhưng việc Trung Quốc quân sự hóa các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) ở Biển Đông, triển khai các đơn vị đồn trú, xây dựng cảnh biển, đường băng trên các hòn đảo mới đắp,… xem ra không có gì liên quan đến tham vọng biển xa của Hải quân Trung Quốc.
“Lợi bất cập hại”
Biển Đông có điều kiện thời tiết tương đối khắc nghiệt và việc tiến hành tuần tra hải quân trong mọi điều kiện thời tiết là khá khó khăn. Nếu không được xây dựng với quy mô rất lớn, cầu tàu bến đậu của những hòn đảo nhân tạo sẽ không đủ sức bảo vệ tàu đánh cá trước các cơn bão thường xuyên.
Việc Không quân Trung Quốc vận hành máy bay chiến đấu Su-27SKs trên các hòn đảo nhân tạo cũng không mấy dễ dàng. Điều này đòi hỏi năng lực hậu cần, bảo dưỡng tiên tiến và đội ngũ phi công lão luyện. Hơn nữa, những chiếc Su-27SK được triển khai trên “đảo nhân tạo” dễ bị vệ tinh phát hiện bởi và dễ bị các máy bay không người lái tầm xa tấn công.
Việc quân sự hóa Biển Đông chính là một sự lựa chọn chính trị sai lầm của Trung Quốc, chứ không phải là một biểu hiện linh hoạt của quân đội.
Trong hơn 10 năm qua, quá trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc thường đi kèm với các hành động hung hăng quyết đoán. Điều này đã khiến cho các nước ASEAN láng giềng cảm thấy lo ngại và phát đi các tín hiệu sai lầm đến Nhật Bản và Mỹ. Đây không phải là cách để Trung Quốc trở thành một cường quốc hàng hải đích thực.
Rõ ràng, Mỹ coi Trung Quốc là một mối đe dọa lớn và nước này chuyển giao nhiều tàu hải quân và tàu bảo vệ bờ biển cũ cho các lực lượng hải quân ASEAN. Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã lên tiếng ủng hộ các cuộc tuần tra chung Mỹ-ASEAN trên Biển Đông. Trong khi đó, các nước ASEAN cũng ráo riết tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân: nâng cấp các căn cứ, mua tàu chiến tàu ngầm và vũ khí tiên tiến của nước ngoài.Trong suốt bề dày lịch sử, hầu hết các cường quốc hàng hải muốn thống trị các vùng biển của họ để bảo vệ lợi ích thương mại quốc gia đều phải đối mặt với thâm hụt nghiêm trọng các nguồn lực tài chính và quân sự.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon, tranh chấp Biển Đông đang cản trở con đường trở thành “cường quốc hải quân” của Trung Quốc và ý đồ “quân sự hóa” Biển Đông không mang lại kết quả tích cực nào cho nước này. Trung Quốc chỉ có thể trở thành một “cường quốc hải quân” thực sự, nếu biết cách điều chỉnh tư duy chiến lược lỗi thời, cả trong quân đội lẫn trong giới lãnh đạo chính trị.
Minh Châu (Theo RSIS)
Theo kienthuc
Mỹ đừng tưởng nền tảng siêu cường của họ là mãi mãi
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn đang là siêu cường suy nhất trên toàn cầu. Khoảng cách giữa nước Mỹ và phần còn lại của thế giới về mọi mặt là tương đối xa, và nhiều giá trị Mỹ cũng đang ngày càng phổ biến và ảnh hưởng trên khắp thế giới.
Lý giải cho nền tảng sức mạnh vượt trội của Mỹ, nhiều người đã nhắc đến sự vững chắc và hiệu quả của hệ thống chính trị Mỹ, khi mô hình chính trị ở quốc gia này đã tồn tại qua hàng trăm năm mà không hề phải thay thế hay sửa đổi gì nhiều. Người Mỹ đang tự hào là đất nước họ sở hữu bản hiến pháp có giá trị lâu dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Nhưng vòng xoáy của lịch sử không bỏ qua bất cứ quốc gia nào, kể cả những siêu cường. Và giờ đây là thời điểm thích hợp để người Mỹ nhìn lại chính mình, và tự hỏi, điều gì đang xảy ra với nền chính trị Mỹ vậy.
Hầu hết mọi người trên toàn thế giới đều biết rằng, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là cách mạng tư sản Pháp. Nhưng điều ít người biết hơn là Mỹ mới là quốc gia đầu tiên xây dựng thể chế cộng hòa trong lịch sử thế giới cận đại, trước cả nền cộng hòa Pháp. Đó là chưa kể, nền cộng hòa Pháp non trẻ sau cuộc cách mạng tư sản đã chết yểu chỉ sau 15 năm với sự kiện Napoleon lên ngôi hoàng đế nước Pháp, trong khi đó nền cộng hòa Mỹ kể từ khi thiết lập năm 1783 vẫn tồn tại và lớn mạnh cho đến thời điểm hiện tại.
Trải qua hơn 200 năm, nền cộng hòa Mỹ không chỉ giữ nguyên vẹn những giá trị và hình thái đặc trưng của mình, mà còn đang ngày càng trở thành hình mẫu cho nhiều các nước trên thế giới học tập, khi nó được xem là nền tảng cho sức mạnh khá vượt trội của nước Mỹ với phần còn lại của thế giới.
Lý giải cho sự thành công của hệ thống chính trị Mỹ trong việc duy trì và củng cố sức mạnh trên mọi lĩnh vực của quốc gia này, một chính khách kỳ cựu của Mỹ đã từng nói: "hệ thống chính trị Mỹ ưu việt ở chỗ nó làm cho những thanh niên ưu tú nhất muốn vào chính giới để phục vụ tổ quốc". Nói cách khác, nền chính trị Mỹ lấy nguyên tắc tinh hoa làm chủ đạo, theo đó mọi cá nhân có tài năng và phẩm chất nhất đều sẽ được chào đón thay vì dựa trên xuất thân hay các mối quan hệ.
Dù lời tuyên bố của vị chính khách trên có đôi chút khoa trương, thì nó cũng phần nào nói đúng sự thực. Việc đặt hai nguyên tắc dân chủ và tinh hoa lên hàng đầu đã giúp nước Mỹ có được những nhà lãnh đạo xuất sắc kể từ khi lập quốc vào thế kỷ 18 cho đến nay. Các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện trong Quốc hội Mỹ đều được lựa chọn với những tiêu chuẩn cao, đặc biệt là Thượng viện với sự tập trung những cá nhân tài năng và ưu tú nhất. Hầu hết các tổng thống Mỹ đều là những người có tài năng và danh tiếng, một số là những tài năng kiệt xuất, và nhất là được hỗ trợ bên dưới bởi những tập thể những tài năng rất hiệu quả, và được giám sát bởi một hệ thống phân quyền rất chặt chẽ.
Chính vì hai nguyên tắc quan trọng nhất của nền chính trị Mỹ là dân chủ và tinh hoa, nên nước Mỹ mới vừa có những gia tộc lừng danh nhiều đời làm chính trị và không dưới một lần giữ chức tổng thống, như nhà Roosevelt hay nhà Bush, và cũng lại vừa có những chính trị gia xuất thân bình dân như Jimmy Carter hay Abraham Lincoln.
Đúng là dường như mọi cá nhân đều có cơ hội ở nền chính trị Mỹ, miễn là anh ta có tài năng thực sự. Nhưng đặc điểm gần như đã thành truyền thống của văn hóa chính trị Mỹ này giờ đây lại đang phai nhạt và đứng trước cảnh đáng báo động, khi mà phần lớn giới trẻ đều không muốn trở thành chính trị gia, kể cả những cá nhân ưu tú.
Trong một cuộc khảo sát gần nhất với 2 ngàn học sinh trung học và 2 ngàn sinh viên đại học hàng đầu ở Mỹ, lứa tuổi được xem là bắt đầu có những dự định và hoài bão cho tương lai, thì gần 90% trong số đó cho biết họ hoàn toàn không có ý định trở thành công chức chính phủ hay chính trị gia. Đây quả thực là một tin tức gây sốc với những nhà chính trị và những người tự hào về nền chính trị Mỹ.
Có khá nhiều sinh viên được hỏi xuất thân từ những đại học danh giá như Havard hay Princeton, vốn thường được xem là nơi đào tạo những chính trị gia tương lai. Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy càng ngày giới trẻ càng ít quan tâm đến đời sống chính trị, và họ hướng đến những công việc kinh doanh và công nghệ vốn đem lại thành công, vinh quang và tiền bạc nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng, ngoài việc các xu hướng văn hóa đã làm thay đổi mục tiêu và chọn lựa tương lai của giới trẻ, khi những lĩnh vực kinh doanh và công nghệ hào nhoáng dễ thu hút thanh thiếu niên hơn. Thì một nguyên nhân chủ yếu là sự chán nản và thất vọng đối với hệ thống chính trị của nước Mỹ vào thời điểm hiện tại.
Phần lớn các sinh viên trong cuộc khảo sát không chỉ trả lời họ không thích trở thành nhà chính trị, mà còn tuyên bố họ không muốn thảo luận các vấn đề liên quan đến chính trị. Đó là một điều lạ lùng đối với những thanh niên đang trong độ tuổi háo hức và tò mò với tất cả những gì liên quan đến chính trị và xã hội như vẫn thường thấy. Đó được xem là biểu hiện của sự bất mãn hơn là không quan tâm đến chính trị.
Nước Mỹ đang trải qua những vấn đề gây chia rẽ lớn trong xã hội, và cách hành xử của chính quyền đang ảnh hưởng lớn đến thái độ của giới trẻ. Những tiến bộ về công nghệ thông tin và các mạng xã hội cũng được xem là công cụ thúc đẩy sự phân hóa về quan điểm trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong thanh thiếu niên.
Với đặc điểm luôn tiếp nhận nguồn nhân lực nhập cư, và đặc biệt là những cá nhân trí tuệ cao, nước Mỹ không quá lo lắng về việc thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực chủ chốt nhất, như chính trị hay công nghệ.
Nhưng rõ ràng, việc xã hội Mỹ ngày càng phân hóa và giới trẻ ngày càng ít quan tâm đến chính trị hơn đang là những biểu hiện đáng báo động đối với nước Mỹ. Nó cho thấy sự thờ ơ với tình hình đất nước trong tầng lớp thanh thiếu niên, và điều này thì nguy hiểm đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, kể cả những quốc gia hợp chủng quốc được hình thành từ mọi dân tộc trên thế giới như nước Mỹ.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Theo Một Thế giới
Ả Rập Xê Út và vị thế siêu cường trong thế giới Ả Rập Với khả năng huy động một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực cùng tham vọng tiếp tục nâng cao sức mạnh quân đội, Ả Rập Xê Út đang nổi lên là siêu cường trong thế giới Ả Rập, báo The Telegraph (Anh) nhận định. Xe tăng Ả Rập Xê Út trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters Để...