Vì sao Trung Quốc ồ ạt mua cau Việt Nam rồi đột ngột giảm mua?
Trung Quốc ồ ạt gom mua cau Việt Nam, khiến giá cau trong nước liên tiếp lập kỷ lục. Tuy nhiên, khoảng một tuần trở lại đây, thương lái bất ngờ giảm thu mua.
Từ đầu vụ cau (tháng 8 hàng năm), giá cau tươi liên tục tăng do nhu cầu thị trường Trung Quốc tăng, kỷ lục lên đến 120.000 đồng/kg. Nhiều người trồng cau cho biết bán hơn một tấn cau, có thể mua được một lượng vàng.
Khi người nông dân vui mừng vì giá cau tăng cao đúng thời điểm thu hoạch rộ thì thương lái thông báo dừng thu mua khiến nhiều chủ vườn hoang mang. Ngày 27/10, giá cau tại nhiều địa phương rớt xuống chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg, thậm chí một số loại rớt còn 30.000-35.000 đồng/kg.
Thực tế, Trung Quốc ồ ạt mua cau của Việt Nam chủ yếu do sản lượng cau sản xuất ở quốc gia này bị sụt giảm mạnh do hàng loạt vườn cau ở đảo Hải Nam – vùng trồng chính ở quốc gia này bị bệnh vàng lá. Ngoài ra, bão Yagi làm nhiều vườn cau bị thiệt hại nặng, ước tính sản lượng cau ở đảo năm nay giảm tới 40%. Điều này khiến giá thu mua cau trên thị trường tăng cao kỷ lục.
Tuy nhiên, giá cau lao dốc thời gian gần đây chủ yếu liên quan đến nhu cầu của các nhà máy chế biến. Nhiều công ty chế biến cau ở Trung Quốc gặp áp lực tài chính trước bối cảnh giá mặt hàng này tăng cao liên tục.
Ông Wang, một người thu mua cau ở Văn Xương, Hải Nam (Trung Quốc) nói với Jiupai News giá thu mua cau cao nhất vào ngày 21/10 ở mức gần 50 nhân dân tệ/catty (tương đương hơn 178.000 đồng/0,6kg), nhưng giá đã liên tục giảm trong vài ngày qua.
“Việc giá cau giảm chủ yếu liên quan đến nhu cầu của các nhà máy chế biến. Nếu giá vẫn ở mức cao, các công ty chế biến cau quy mô nhỏ sẽ gặp áp lực tài chính lớn”, ông nói.
Video đang HOT
Giá cau Trung Quốc giảm khiến giá cau tại Việt Nam lao dốc theo (Ảnh: Ifeng News).
Trong bối cảnh giá cau liên tục lập đỉnh, một số nhà máy chế biến cau tại Trung Quốc đã áp dụng biện pháp “giới hạn giá”. Chẳng hạn, một công ty chế biến cau ở tỉnh Hồ Nam đã phát thông báo giá thu mua cau không được quá 32 nhân dân tệ/catty (114.000 đồng/0,6kg). Việc giới hạn giá này đã buộc một số nông dân trồng cau tại Trung Quốc phải hạ giá bán.
Theo Trung tâm giám sát giá tỉnh Hải Nam, ngày 18/10, giá mua cau trung bình tại địa phương này tăng lên mức 44,27 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 155.000 đồng/0,5kg), tăng tới hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đến ngày 25/10, giá mua cau tại địa phương này đã rớt xuống còn 33,75 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 120.000 đồng/0,5kg).
Theo “Báo cáo đánh giá và nghiên cứu rủi ro thiên tai tháng 6/2023″ do Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hải Nam công bố, tính đến tháng 6/2023, diện tích trồng cau ở tỉnh Hải Nam đã đạt 2,5 triệu mẫu Anh, tương đương hơn 1,01 triệu ha. Hiện nay, cau đã trở thành cây trồng nhiệt đới có giá trị sản lượng lớn nhất ở đảo này.
Trước đây, tại Trung Quốc, cau được sử dụng như một loại dược liệu quan trọng, có tác dụng chống lão hóa, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, tại quốc gia này, cau còn được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm như kẹo cao su, nước tăng lực, đồ ăn vặt…
Trung Quốc mua cau giá rẻ làm kẹo, đưa ngược sang chợ Việt bán 3,3 triệu/kg
Nhiều năm nay, Trung Quốc mua cau của nông dân Việt với giá rẻ, thậm chí có nhiều thời điểm giá chỉ vài nghìn đồng mỗi cân.
Loại quả này được sản xuất thành kẹo cau, bán tại chợ Việt với giá 3,3 triệu đồng/kg.
Những ngày này, cau đắt như vàng, cau tăng giá kỷ lục, giá cau lao dốc,... trở thành các từ khoá "hot", bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua về làm nguyên liệu sản xuất, sau đó lại ngừng "ăn hàng".
Ở nước ta, cây cau khá quen thuộc với người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ loại quả này lại khá hẹp. Bởi, chúng chỉ được sử dụng trong các đám cưới hỏi, tục ăn trầu, là thức quả được mua về thắp hương trong những ngày lễ Tết.
Do đó, ngoài số ít tiêu thụ tại thị trường nội địa, lượng lớn cau đều để xuất khẩu. Một số tỉnh ở nước ta như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa... có những vùng trồng cau khá lớn để xuất khẩu.
Trung Quốc bao mua gần hết cau của Việt Nam. Ảnh: Trọng Tùng
Khách mua cau của nông dân Việt chủ yếu là Trung Quốc. Ở quốc gia tỷ dân này, cau được sử dụng như một vị thuốc quý. Trong Đông y, cau là vị thuốc để chữa một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, ngăn ngừa thiếu máu, chữa dị ứng ngoài da...
Ngoài ra, cau non còn được sử dụng để làm kẹo. Loại kẹo này rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng lạnh nhờ có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể.
Thế nên, nhiều năm nay Trung Quốc trở thành khách hàng lớn bao mua cau Việt Nam. Song, giá cau khá bấp bênh. Có thời điểm giá loại quả tươi này vọt lên 60.000-90.000 đồng/kg. Còn lại, đa phần cau được thu mua với giá khá rẻ, thậm chí là siêu rẻ.
Ví như thời điểm này năm 2022, giá cau tăng vọt lên 60.000 đồng/kg nhưng ngay sau đó giảm còn 3.000-4.000 đồng/kg. Năm ngoái, cau tươi chỉ được thu mua ở mức 5.000-7.000 đồng/kg, cao nhất giá 20.000 đồng/kg.
Những ngày vừa qua, giá cau từ 40.000 đồng/kg tăng lên ngưỡng 80.000-90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá này chỉ neo được trong ít ngày rồi lao dốc.
Hiện, cau tươi có giá khoảng hơn 60.000 đồng/kg. Thế nhưng, các lò sấy thu mua khá dè chừng, thậm chí có nơi dừng thu mua nên giá mặt hàng này lại lao dốc. Nguyên nhân do phía đối tác bên Trung Quốc đã gom đủ nguyên liệu để sản xuất.
Kẹo cau được rao bán la liệt chợ Việt với giá siêu đắt đỏ. Ảnh: NVCC
Đáng chú ý, người Trung Quốc mua cau của Việt Nam với giá rẻ để đem về sản xuất kẹo cau. Sau đó, mặt hàng này lại được các đầu mối nhập về bày bán tại chợ Việt với giá rất đắt đỏ.
Đơn cử, trên các sàn thương mại điện tử, kẹo cau Trung Quốc được rao bán la liệt với giá phổ biến từ 60.000-200.000 đồng/gói, tùy trọng lượng và thương hiệu. Nếu tính theo cân, 1kg kẹo cau có giá khoảng 3-3,3 triệu đồng tuỳ loại.
Theo đó, kẹo cau được giới thiệu là món ăn vặt ưa thích của người dân bên Trung Quốc. Kẹo được làm từ cau, ăn có vị ngọt the gần giống kẹo gừng. Kẹo có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể. Nhưng người bán cũng lưu ý, không nên nuốt bã kẹo sau khi nhai. Với những người lần đầu ăn kẹo cau có thể bị nóng vã mồ hôi, say, chóng mặt, thậm chí tức ngực...
Loại kẹo cau này chỉ được sử dụng nhiều khi trời lạnh. Tuy nhiên, lượng đặt mua hàng trên các trang thương mại điện tử khá nhiều.
Anh Nguyễn Văn Quang, đầu mối bán kẹo cau Trung Quốc, cho biết, kẹo khá kén khách bởi giá đắt đỏ. Nhưng mỗi tháng, lượng kẹo anh xuất bán ra cho khách sỉ và lẻ cũng lên tới cả nghìn gói.
Một gói kẹo cau loại 118gram anh bán giá 385.000 đồng. Tức, 1kg kẹo cau loại này giá khoảng 3,3 triệu đồng. Mức giá rất đắt đỏ so với giá cau tươi tại nước ta, anh chia sẻ.
Cũng theo anh Quang, mỗi năm anh chỉ nhập kẹo cau về bán từ 9 tháng đến tháng 2 Âm lịch năm sau. Thời tiết càng lạnh, kẹo cau bán ra càng đắt hàng vì nhiều người mua ăn để giữ ấm cơ thể. Các mùa khác thời tiết ấm hoặc nóng, kẹo cau gần như không thể tiêu thụ.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 1. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường đã...