Vì sao Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam?
Trang tin The Diplomat (Nhật Bản) ngày 13.5 đăng tải một bài viết lý giải ba mưu đồ của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam.
Tàu Hải giám 31101 của Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam
Thanh Niên Online lược dịch ba mưu đồ của Trung Quốc khi đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam từ tờ The Diplomat:Căng thẳng ở biển Đông leo thang sau khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam trên vùng biển Việt Nam. Trung Quốc cũng điều máy bay và tàu quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam. Trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 12.5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng động thái đưa giàn khoan của Trung Quốc vào biển Đông (xâm phạm vùng biển Việt Nam) là hành động “khiêu khích”.
Một là, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam là có mưu đồ chính trị chứ không phải vì mục đích thương mại.
Video đang HOT
Trung Quốc âm mưu dùng giàn khoan này để cộng đồng và dư luận thế giới phản ứng, từ đó, Bắc Kinh có cớ để khẳng định tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý trên biển Đông.
Hai là, Trung Quốc dùng giàn khoan Hải Dương-981 để thách thức các nước thành viên ASEAN trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Bắc Kinh đã chọn thời điểm đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 11.5 vừa qua, là nhằm mục đích trì hoãn việc đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN.
Mặc dù tuyên bố chung từ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua đã không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cuộc họp ngoại trưởng ASEAN ngày 10.5 đã đưa ra một tuyên bố lịch sử “là sự ủng hộ đối với Việt Nam” trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.
Ba là, Trung Quốc muốn thách thức lợi ích của Mỹ ở biển Đông sau chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
The Diplomat cho rằng Trung Quốc đang muốn vẽ lên một bức tranh Mỹ không có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình ở biển Đông, bao gồm tự do hàng hải. Rõ ràng, đến nay, Mỹ cũng chỉ lên tiếng phản đối hành động “khiêu khích” và “hung hăng” của Trung Quốc ở biển Đông.
Cũng theo The Diplomat, Bắc Kinh sẽ đặt giàn khoan đến tháng 8.2014, trong khi Mỹ – Trung Quốc sẽ cùng tổ chức một cuộc thảo luận chiến lược thường niên vào tháng 7.2014 và nhiều khả năng hai bên sẽ bàn về tranh chấp chủ quyền trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo TNO
Sở Ngoại vụ TP.HCM phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép
Ngày 12.5, Sở Ngoại vụ TP.HCM đã mời ông Sài Văn Duệ, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM đến trụ sở để phản đối về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 và một lượng lớn tàu bảo vệ, tàu các loại, kể cả tàu quân sự hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngươi dân tuân hanh phan đôi Trung Quôc xâm pham vung biên Viêt Nam - Anh: Đ.Lập
Tại cuộc tiếp, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam, trong đó có nhân dân TP.HCM.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Trong những ngày qua, nhiều tầng lớp nhân dân TP.HCM rất bất bình và bày tỏ sự phản đối của mình với việc Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan cùng các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Đồng thời, nhân dân TP.HCM bày tỏ sự ủng hộ chủ trương của Chính phủ giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Sở Ngoại vụ cũng yêu cầu Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho trụ sở Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM và công dân Trung Quốc theo đúng luật pháp quốc tế và truyền thống hữu nghị giữa hai nước.
Theo TNO
Úc xin lỗi Indonesia vì vô tình xâm phạm lãnh hải Chính phủ Úc ngày 17.1 đã công khai xin lỗi Indonesia sau khi hải quân Úc vô tình xâm phạm lãnh hải của Indonesia trong khi đang tiến hành các chiến dịch an ninh biên giới. Bộ trưởng Bộ Nhập cư và bảo vệ biên giới Úc Scott Morrison - Ảnh: AFP "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì vụ việc này", AFP...