Vì sao Trung Quốc muốn xây đường hầm dài nhất thế giới nối với Đài Loan?
Việc Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tuyến đường hầm qua biển dài nhất thế giới nối với Đài Loan cho thấy, Bắc Kinh muốn nhanh chóng hiện thực hóa tham vọng hợp nhất Đài Bắc.
Theo RT, tuyến đường hầm qua biển nối Trung Quốc với Đài Loan sẽ kéo dài 135 km. Vận tốc di chuyển của các đoàn tàu trong hầm lên tới 250 km/h. Dự kiến công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2030.
Trung Quốc muốn xây đường hầm dài nhất thế giới nối với Đài Loan để nhanh chóng hiện thực hóa tham vọng hợp nhất Đài Bắc vào đại lục.
Dự án đầy tham vọng của Trung Quốc có thể nằm ở độ sâu 200 m dưới lòng biển. Để cung cấp đủ không khí trong đường hầm, các kỹ sư Trung Quốc có kế hoạch tạo ra hai đảo nhân tạo giữa eo biển để làm nơi đặt trạm xử lý không khí và sau đó bơm không khí trong lành vào trong đường hầm, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Tuyến đường hầm này sẽ cho phép các đoàn tàu di chuyển từ huyện Bình Đàm thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc tới thành phố Tân Trúc nằm ở phía tây nam Đài Bắc trong khoảng thời gian 32 phút. Công trình thế kỷ của Trung Quốc được cho lấy cảm hứng từ đường hầm Channel Tunnel nối Anh với Pháp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một khi dự án của Trung Quốc hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ dài gấp 3,5 lần so với hầm đường sắt dưới biển dài nhất thế giới hiện nay là Channel Tunnel. Theo đó, chiều dài tuyến đường hầm Channel Tunnel là 50,5 km.
Channel Tunnel phải mất tới 6 năm để xây dựng với khoản chi phí là 12 tỷ euro. Được hoàn thành vào năm 1994, Channel Tunnel được Hiệp hội Kỹ sư xây dựng dân dụng Mỹ gọi là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại.
Song với thiết kế rộng hơn cho phép các đoàn tàu di chuyển nhanh với vận tốc lên tới 250 km/h đồng nghĩa với việc khối lượng hàng hóa chuyên chở qua tuyến đường hầm nối Trung Quốc với Đài Loan sẽ lớn hơn nhiều so với Channel Tunnel. Vận tốc tối đa của các đoàn tàu di chuyển trong đường hầm Channel Tunnel hiện giới hạn là 160 km/h.
Ý tưởng xây dựng tuyến đường hầm nối Trung Quốc đại lục với Đài Loan đã được đề cập tới suốt gần 1 thế kỷ qua và đặc biệt được nhấn mạnh trong kế hoạch 5 năm vào năm 2016. Trong đó, tham vọng hợp nhất Đài Loan vào đại lục hiện là một trong những ưu tiên chính trị hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh. Lâu nay, Trung Quốc vẫn chỉ coi Đài Loan là một tỉnh ly khai sau khi Đài Loan tuyên bố tách khỏi đại lục vào năm 1895.
Hiện tại chỉ có 18 quốc gia công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Gần đây, Burkina Faso và Cộng hòa Dominica cũng đã đóng cửa văn phòng ngoại giao ở Đài Bắc để chuyển sang mở cửa đại sứ quán tại Bắc Kinh.
Theo infonet
Trung Quốc tính xây hầm đường sắt dưới biển dài nhất thế giới nối với Đài Loan
Sau nhiều năm tranh luận, các nhà khoa học Trung Quốc đã gần đạt được đồng thuận về thiết kế hầm đường sắt dưới biển dài nhất thế giới nối liền Trung Quốc đại lục với đảo Đài Loan.
Hầm đường sắt dưới biển có thể bắt đầu từ Pingtan, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. (Ảnh minh họa: AFP)
Nếu được triển khai, các đoàn tàu có thể chạy trong đường hầm dưới biển dài 135km này với vận tốc 250km/h vào năm 2030. Theo nguồn tin của SCMP, dự án có thể ngốn tới hàng tỷ USD.
Hầm đường sắt này bắt đầu từ khu tự do thương mại trọng điểm Pingtan ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), chạy sâu gần 200m qua các tầng đá và chạy đến điểm cuối ở Hsinchu, một thành phố duyên hải gần Đài Bắc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sẽ phải tính đến việc xây dựng hai đảo nhân tạo để thiết kế nhà ga trung gian nhằm cung cấp khí cho hệ thống hầm.
Hệ thống trên có chiều dài gấp khoảng 3,5 lần so với hệ thống hầm đường sắt Channel hiện được coi là dài nhất thế giới nối liền giữa Pháp và Anh (khoảng 38km). Hầm này dự kiến có đường kính 10m, lớn hơn của đường hầm Channel. Thiết kế đường hầm với đường kính lớn hơn cho phép các tàu di chuyển nhanh hơn và có thể vận chuyển hàng hóa đa dạng hơn.
"Đây sẽ là một trong các dự án xây dựng dân sự lớn nhất và cũng thách thức nhất trong thế kỷ 21", SCMP dẫn lời một nhà khoa học thuộc chính phủ Trung Quốc cho biết.
Một trong những trở ngại của dự án là căng thẳng chính trị leo thang giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Bắc Kinh có thể sẽ đơn phương triển khai dự án này.
Ngoài thách thức về chính trị, dự án này cũng sẽ là thử thách cho các doanh nghiệp của Trung Quốc, giới phân tích nhận định.
Ý tưởng xây dựng một đường hầm nối liền Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan manh nha từ gần 1 thế kỷ qua và có bước tiến triển đột phá vào năm 2016 khi Bắc Kinh đưa dự án xây dựng một hệ thống đường sắt cao tốc nối liền eo biển vào định hướng 5 năm. Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, các chuyên gia khoa học và kỹ sư Trung Quốc mới đồng thuận về phương thức xây dựng hệ thống này.
Minh Phương
Theo Dantri/ SCMP
Mỹ cho lãnh đạo Đài Loan quá cảnh Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ quá cảnh ở Mỹ trong chuyến công du thăm các đồng minh Paraguay và Belize tháng tới, một động thái có thể khiến Trung Quốc phản đối. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (Ảnh: Reuters) Hãng tin AFP trích phát biểu ngày 30/7 của ông Jose Liu, quan chức cấp cao thuộc...