Vì sao Trung Quốc một mực phản đối triển khai hệ thống tên lửa THAAD?
Báo chí khu vực không loại trừ khả năng việc triển khai THAAD khiến địa chính trị ở khu vực Đông Bắc Á sẽ có thay đổi lớn, khi Seoul, Washington và Tokyo gia tăng hợp tác quân sự để đối đầu với một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán.
Bấm vào đây để xem ảnh cỡ lớn
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ (Ảnh: Reuters)
Mỹ và Hàn Quốc đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của hai nước đồng minh khi nhanh chóng đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) vào hoạt động nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến trong thời gian sớm nhất, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
THAAD “chiến lược” như thế nào?
THAAD gồm 6 bệ phóng di động, 48 thiết bị đánh chặn, 1 radar X-band và hệ thống kiểm soát, có thể đánh chặn các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung với tầm bắn lên tới 3.000 km ở độ cao 40-150 km, có khả năng chống lại các mối đe dọa trên toàn thế giới.
Lầu Năm Góc cho biết, cùng với Aegis, Patriot PAC-3, THAAD đã tạo nên hệ thống đánh chặn ba tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng lập nên ô che chắn cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Mỹ – Hàn đã triển khai đến đâu?
Mỹ bắt đầu đề cập triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc từ năm 2015, khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có chuyến thăm tới Mỹ. Tuy nhiên, việc triển khai THAAD mới bắt đầu chính thức được tiến hành ở Hàn Quốc vào hôm 6/3 vừa qua.
Các bệ phóng sẽ được bảo quản ở khu căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và sẽ được triển khai ngay sau khi khu đất triển khai THAAD – là sân golf Seongju của tập đoàn Lotte ở tỉnh Bắc Gyeongsang – sẵn sàng các điều kiện để bố trí THAAD. THAAD dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào khoảng tháng 4 tới, nhanh hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu là vào khoảng tháng 6 đến tháng 8.
Tại sao vào lúc này?
Video đang HOT
KBS dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, việc Mỹ và Hàn Quốc quyết tâm thúc đẩy kế hoạch triển khai THAAD tiếp tục khẳng định mối quan hệ đồng minh giữa hai nước dưới chính quyền mới của Washington.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ nhận định triển khai THAAD được xem là động thái mở màn các chính sách đối phó cứng rắn của chính phủ Tổng thống Donald Trump với Triều Tiên, đặc biệt sau những động thái gần đây của nước này.
Một phần của hệ thống THAAD đã được chuyển tới căn cứ không quân Osan tại Hàn Quốc hôm 7/3 (Ảnh: Reuters)
Tại sao Trung Quốc một mực phản đối?
Trung Quốc liên tục lên tiếng phản đối THAAD vì cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân này có thể xác định vị trí tên lửa bên ngoài lãnh thổ Triều Tiên.
Theo trang Gobal Times của Trung Quốc, Mỹ đang từng bước xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo toàn cầu. Việc triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên có trang bị radar AN/TPY-2 sẽ giúp Mỹ tích lũy số liệu về tên lửa đạn đạo Trung Quốc, làm yếu đi khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc đối với Mỹ.
Trong khi đó, Yonhap dẫn lời giới phê bình nhận định thực chất cái mà Trung Quốc phản đối không phải là THAAD. Nước này biết việc triển khai này sẽ chẳng tạo nhiều sự khác biệt về năng lực quân sự. Điều mà họ chống lại là mối quan hệ quân sự tay ba sẽ được tăng cường giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Tác động tới tình hình địa chính trị Đông Bắc Á?
Báo chí khu vực không loại trừ khả năng việc triển khai THAAD khiến địa chính trị ở khu vực Đông Bắc Á sẽ có thay đổi lớn, khi Seoul, Washington và Tokyo gia tăng hợp tác quân sự để đối đầu với một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán.
Các chuyên gia khác cho rằng chuyến thăm 3 nước trong khu vực này sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng như khả năng biến động trên chính trường Hàn Quốc liên quan tới Tổng thống Park Geun-hye có thể là những diễn biến quan trọng có tác động tới việc tái định hình tình hình địa chính trị khu vực.
“Việc Hàn Quốc triển khai THAAD và sự gây hấn của Triều Tiên có thể tạo ra những diễn biến khó lường”, tờ Straitstimes viết.
Đòn trả đũa của Trung Quốc đi về đâu?
Trung Quốc đang tìm mọi cách để trả đũa tập đoàn Lotte của Hàn Quốc do tập đoàn này đã đồng ý cung cấp khu đất cho quân đội để triển khai THAAD. Ngoài ra, Cơ quan du lịch quốc gia Trung Quốc đã cấm toàn bộ các tour du lịch tới Hàn Quốc.
Các nguồn tin ở Hàn Quốc cho rằng các biện pháp trả đũa của Trung Quốc phần lớn vẫn chỉ là khoa trương. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định nếu Trung Quốc tiếp tục các biện pháp tấn công kinh tế, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Hàn Quốc có thể sụt giảm 0,5% đến 1,07%, tức là có thể thiệt hại lên tới 7,3 tỷ – 14,7 tỷ USD.
Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ tập trung vào việc thuyết phục Trung Quốc, đồng thời lập đối sách với sự trả đũa của nước này. Trong khi đó, phía Mỹ để ngỏ khả năng Washington có thể sẽ có biện pháp cụ thể đối với Trung Quốc.
Tuệ An
Theo Dantri
Vì sao Trung Quốc kịch liệt ngăn Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc?
Trước những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ vừa bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến Hàn Quốc bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh. National Interest
Ngay sau khi Triều Tiên phóng 4 tên lửa ngày 6.3, Mỹ lập tức triển khai 2 bệ phóng của hệ thống THAAD đến căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kịch liệt phản đối việc triển khai THAAD đến Hàn Quốc và cảnh báo hai nước Mỹ - Hàn sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả tiếp theo nào xảy ra liên quan đến động thái này này. Đây là 2 lý do quan trọng khiến Trung Quốc kịch liệt phản đối việc triển khai THAAD.
Khả năng trinh sát vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc
Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã tập trung đầu tư một kho vũ khí khổng lồ các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Đây được xem là một phần quan trọng trong "chiến lược chống tiếp cận" mà Trung Quốc xây dựng để đề phòng các mối đe dọa an ninh có thể xảy ra, trong đó Nhật Bản và Mỹ được xem là 2 nguy cơ chính.
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối của chuyến bay. Hệ thống radar mà THAAD sử dụng là AN/TPY-, thuộc loại radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) có khả năng nhận dạng mục tiêu rất cao. Radar có tầm trinh sát khoảng 1.000 km, có thể mở rộng lên đến 4.000 km.
Vì vậy, với việc Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, hoạt động của một loạt các căn cứ quân sự ở dọc phía Đông của Trung Quốc đều nằm trong "tầm ngắm" của radar hệ thống THAAD, nhất là lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc mà từ trước tới nay Mỹ có rất ít thông tin.
Thêm vào đó, các nhà hoạch định chiến lược quân sự Trung Quốc tin rằng, khả năng tấn công tên lửa và răn đe hạt nhân của nước này sẽ giảm đáng kể bởi radar của THAAD sẽ giúp Mỹ phát hiện ra mục tiêu tốt hơn và đưa ra thời gian cảnh báo sớm hơn. Vì thế, Trung Quốc có thể sẽ yếu thế về mặt chiến lược trong một cuộc chiến với Mỹ nếu xảy ra chiến tranh.
Nguy cơ hình thành liên minh phòng thủ tên lửa khu vực
Theo tờ National Interest, Trung Quốc cho rằng khi Mỹ triển khai xong THAAD ở Hàn Quốc thì sẽ dẫn tới việc hình thành một liên minh phòng thủ tên lửa Mỹ - Nhật - Hàn ở khu vực Đông Bắc Á.
Hiện nay, Mỹ và Nhật đang hợp tác triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD trên một số chiến hạm của 2 nước.
Hệ thống Aegis BMD sử dụng tên lửa siêu hạng SM-3 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa từ bên ngoài bầu khí quyển. Nếu hệ thống THAAD ở Hàn Quốc kết nối với Aegis BMD sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Bắc Kinh lo sợ rằng, THAAD là một bước trong kế hoạch mà Mỹ thực hiện để bao vây Trung Quốc với một hệ thống phòng thủ tên lửa từ Nhật Bản đến Đài Loan và thậm chí là Ấn Độ.
Một cựu tướng Hải quân Trung Quốc cáo buộc, việc hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Mỹ ở gần Trung Quốc cũng giống như là "một kẻ có tiền án, tiền sự lang thang ngay ngoài cửa của một gia đình".
Trước đó, năm 2013, trước mối đe dọa hạt nhân từ phía Triều Tiên, Mỹ cũng đã triển khai THAAD ở đảo Guam nhằm ngăn ngừa một cuộc tấn công tên lửa có thể xảy ra từ phía Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh lúc đó cũng đã phải đối rất quyết liệt hành động của Mỹ.
Hiện, để phản đối việc Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc, Trung Quốc đã đóng cửa hàng loạt siêu thị Lotte và đình chỉ các tour du lịch đến Hàn Quốc. Quan hệ ngoại giao Trung-Hàn rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong những thập niên gần đây. Tình hình an ninh ở khu vực Đông Bắc Á cũng trở năng căng thẳng hơn.
Theo Danviet
Giàn radar cực mạnh của hệ thống tên lửa THAAD sắp tới Hàn Quốc Trung Quốc lo ngại rằng giàn radar cực mạnh của hệ thống tên lửa THAAD mà Mỹ đang triển khai tại Hàn Quốc có soi vào lãnh thổ, theo dõi các chuyến bay và các vụ phóng tên lửa của Bắc Kinh. Bấm vào đây để xem ảnh cỡ lớn Yonhap ngày 8/3 đưa tin, một quan chức quân đội nước này tiết...