Vì sao Trung Quốc lo lắng khi Nhật sát cánh cùng Việt Nam, Philippines tại biển Đông?
Trung Quốc đã tỏ ra lo lắng và phản ứng kịch liệt khi Nhật Bản muốn cùng Việt Nam, Philippines chống lại các hành động hung hăng của Bắc Kinh ở biển Đông vì lo sợ bị cộng đồng quốc tế trừng phạt về kinh tế, trang tin quân sự Strategy Page (Mỹ) bình luận.
Tàu hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm va vào tàu cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981, ngày 15.5 – Nguồn: Cảnh sát biển Việt Nam/TTXVN phát
Cùng với Philippines, Việt Nam hiện đang cân nhắc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nếu Bắc Kinh vẫn một mực không chịu rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Trả lời báo giới quốc tế ngày 22.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đang “cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.
Hồi tháng 3, Philippines đã đem vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc tại biển Đông ra Tòa án Trọng tài Quốc tế Thường trực tại The Hague (Hà Lan).
Kết quả phân xử sẽ được công bố vào năm 2015, nhưng Bắc Kinh tuyên bố thẳng thừng rằng sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào của phiên tòa này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phản ứng rất gay gắt trước việc chính phủ Nhật Bản mới đây bày tỏ mong muốn tham gia cùng Philippines và Việt Nam để đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Vào hôm 23.5, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Nhật Bản tránh xa tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh với các nước láng giềng ở biển Đông
“Các phát biểu của phía Nhật phớt lờ hiện thực và làm rối các chân lý, đồng thời có động cơ chính trị nhằm can thiệp vào tình hình biển Đông với một mục đích bí mật”, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Trước đó 1 ngày, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7.
Nguồn tin trên nói chuyến thăm lần này của ngoại trưởng Nhật Bản cũng sẽ nhằm “đẩy nhanh tiến trình tham vấn về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam nhằm đối phó với những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông”.
Tờ Minh Báo (Hồng Kông) hồi 12.5 nhận định rằng Nhật Bản có thể đang hướng tới việc thành lập khối đồng minh với Việt Nam và Philippines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.
Strategy Page bình luận, đối với Bắc Kinh, Tokyo là mối đe dọa lớn hơn rất nhiều so với Manila và Hà Nội vì với tư cách một cường quốc công nghiệp và thương mại, Nhật có khả năng kêu gọi quốc tế trừng trị hành vi hiếu chiến của Trung Quốc.
Viễn cảnh bị cấm vận kinh tế là điều mà Trung Quốc ít có chuẩn bị để đối phó nhất và giới lãnh đạo ở Bắc Kinh dĩ nhiên muốn tránh điều này, trang tin Mỹ nhận định.
Tuy nhiên, Strategy Page cũng chỉ ra rằng cấm vận nền kinh tế lớn như Trung Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến kinh tế thế giới.
“Nó sẽ giống như là một cuộc chiến tranh hạt nhân không tiếng nổ. Giống như đợt suy thoái kinh tế toàn cầu hồi năm 2008 nhưng còn tệ hơn. Giống như chấp nhận rủi ro là sẽ phải tái kiến thiết kinh tế của các cường quốc quyền lực nhất thế giới sau khi Trung Quốc tạm thời bị loại khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu”, trang tin quân sự Mỹ nhận định.
Strategy Page còn nói thêm rằng quân đội Mỹ đang chuẩn bị một kế hoạch tuyệt mật kéo dài 4 năm để mở rộng và huấn luyện quân đội Philippines, nhằm giúp lực lượng đồng minh đối phó với những hành động ngày càng hung hăng ngay ngoài khơi Phlippines của Bắc Kinh.
“Phần lớn kế hoạch này là bí mật, có lẽ là do nó có liên quan đến các mối quan hệ đồng minh quân sự đang hiện hữu hoặc đang được gầy dựng giữa các nước trong khu vực và Mỹ”, trang tin Mỹ cho biết.
Theo TNO
Thanh sát viên quốc tế vũ khí hóa học Syria bị bắt cóc và thả ra chóng vánh
bị bắt cóc khi đang trên đường đi thực hiện một cuộc điều tra ở tỉnh Hama, miền trung Syria, hãng tin CNN cho hay.
Xe chở thanh sát viên quốc tế xuất hiện ở Damascus, thủ đô Syria - Ảnh: Reuters
"Các nhóm khủng bố đã bắt cóc 5 tài xế Syria và 6 thành viên của nhóm điều tra việc sử dụng khí độc chlorine thuộc Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW)", AFP dẫn thông báo của bộ ngoại giao Syria vào ngày 27.5.
Nhóm này đang điều tra các cáo buộc hồi tháng 4 cho rằng quân đội chính phủ Syria đã thả loại khí độc này vào một ngôi làng đang bị phe nổi dậy chiếm đóng ở tỉnh Hama.
Bộ ngoại giao Syria cũng cho biết thêm rằng nhóm thanh sát viên đã mất tích khi đang di chuyển bằng 2 chiếc xe để đi từ vùng Teebet al-Imam do quân đội chính phủ Syria kiểm soát sang vùng Kafr Zita, vốn đang bị phe nổi dậy chiếm đóng và là hiện trường vụ tấn công tình nghi là có khí độc chlorine.
Hồi cuối tháng 4, nhóm này thông báo sẽ tiến hành điều tra để tìm hiểu cáo buộc cho rằng chính quyền Tổng thống Syria Bashar al Assad đã dùng khí chlorine, vi phạm Công ước Vũ khí Hóa học mà nước này tham ký.
Chính phủ Syria đã ký công ước này hồi năm 2013 như một phần trong cam kết tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình, theo AFP.
Theo TNO
Trung Quốc phát hiện gần 2 tấn chất nổ tại Tân Cương Cảnh sát Trung Quốc đã tịch thu 1,8 tấn nguyên liệu tạo bom và bắt giữ 5 người tại Khu Tự trị Tân Cương, chính quyền sở tại thông báo ngày 27.5. Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc đứng gác gần một khu chợ ở Urumqi, thủ phủ Khu Tự trị Tân Cương - Ảnh: Reuters Cảnh sát trong và ngoài thành...