Vì sao Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông?
Trung Quốc công bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông chủ yếu là nhằm khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và muốn Nhật phải thừa nhận đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, trang tin uy tín của Mỹ The Christian Science Monitor (CSM) cho biết hôm 25.11.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – Ảnh: Reuters
Nhật Bản đã lên tiếng khẳng định không công nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, với việc Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida gọi đây là một “hành động đơn phương” và “không thể chấp nhận được”.
Động thái của Bắc Kinh khiến một số nhà quan sát quốc tế lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự tại vùng tranh chấp giữa 2 nước.
“Những hành động bất ngờ tại vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột”, CSM dẫn lời ông Wang Jinling, một cựu quan chức quân đội Trung Quốc, hiện đang là Giám đốc tổ chức nghiên cứu an ninh San Lue tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tuy nhiên, ông Wang nói thêm rằng cũng khó có khả năng xảy ra xung đột vì “ý định của Trung Quốc (khi thiết lập vùng phòng không mới – PV) không nhằm mục đích phô trương sức mạnh quân sự hay gây xung đột, mà là khẳng định chủ quyền” đối với quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Wang cho rằng “giờ không phải là lúc quân đội hai nước so kè sức mạnh, nhưng là lúc để lãnh đạo hai bên so tài về trí khôn”.
Video đang HOT
Một nhà phân tích quân sự giấu tên người Nhật cũng có cùng nhận định với ông Wang.
“Cả hai nước đều muốn tránh không để xảy ra sự cố xung quanh Senkaku”, vị này nói với CSM.
“Quân đội 2 nước đã cực kỳ cẩn trọng để không đụng độ nhau cả trên không lẫn trên biển kể từ sau khi hai nước cùng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này vào tháng 9.2012 và chỉ điều động tàu tuần duyên để ngăn cản nhau”, chuyên gia quân sự Nhật bình luận.
Tuy nhiên, khi cả hai phía có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên không và cùng tuyên bố sẽ cho chiến đấu cơ xử lý các vụ vi phạm, thì nhiều khả năng có thể xảy ra sự cố, chuyên gia Nhật nói thêm.
Bắc Kinh cũng giải thích trong thông báo đăng tải trên trang web của bộ quốc phòng nước này hôm 23.11 rằng, cũng giống như Mỹ, Nhật và các nước khác, vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc được thiết lập để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh hàng không”.
Nếu máy bay nước ngoài bay vào không phận này từ chối khai báo danh tính hay không tuân theo các chỉ dẫn của phía Trung Quốc, thì quân đội nước này “sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để giải quyết”, Bắc Kinh cho hay.
“Đây là một lời nhắc nhở cho Nhật Bản rằng Trung Quốc thật sự nghiêm túc và sẵn sàng án ngữ tại đó cho đến khi họ có được một sự nhượng bộ”, CSM dẫn lời ông Denny Roy, một nhà phân tích tại Trung tâm Đông Tây, nơi nghiên cứu văn hóa các quốc gia châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ.
“Họ muốn Nhật Bản thừa nhận rằng có một sự tranh chấp chủ quyền ở đây” và đang có những bước tiến đến việc cùng kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chuyên gia Mỹ này nói thêm.
Một máy bay trinh sát Y-8 của Trung Quốc đang bay qua Thái Bình Dương – Ảnh: Reuters
Các quan chức tại Tokyo ngày càng tin rằng Bắc Kinh gây áp lực là nhằm thử thách quyết tâm của họ và nếu họ nhượng bộ về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, thì Trung Quốc sẽ lấn lướt các vấn đề khác, ông Denny phân tích.
Được biết, vào hôm 24.11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cảnh báo tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không mới của Trung Quốc “làm gia tăng rủi ro do hiểu lầm và tính toán sai”.
Nhiều chuyên gia quân sự quốc tế và Nhật Bản cảnh báo khả năng xảy ra sự cố do hiểu lầm và tính toán sai là rất cao vì radar của quân đội Trung Quốc không đủ tiên tiến để phát hiện tiêm kích bay qua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở tầm thấp.
Quần đảo này nằm cách bờ biển Trung Quốc đến hơn 322 km.
Theo TNO
Mỹ, Nhật, Úc gián tiếp bày tỏ lo ngại về tình hình biển Hoa Đông
Mỹ, Nhật Bản và Úc đã gián tiếp bày tỏ quan ngại về các hoạt động hải quân của Trung Quốc vào hôm 4.10, đồng thời đã thống nhất cùng hợp tác trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền - Ảnh: Reuters
Trong một tuyên bố chung sau cuộc gặp tại Bali, Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng "phản đối bất kỳ hành động ép buộc hoặc đơn phương nào mà có thể làm thay đổi tình hình nguyên trạng tại biển Hoa Đông", theo trang tin Kyodo News (Nhật Bản).
Tuy nhiên, ngoại trưởng ba nước đã tránh nhắc đến tên Trung Quốc.
Ngoài ra, các bộ trưởng cũng thúc giục Triều Tiên nên tôn trọng các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc dừng các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của mình.
Tuyên bố chung cũng lưu ý về "tầm quan trọng của các nỗ lực, bao gồm việc cải thiện liên lạc hàng hải, nhằm giảm thiểu căng thẳng và tránh các sai sót hoặc rủi ro trên biển Hoa Đông".
Trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang có nhiều tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông với các nước Đông Nam Á, ngoại trưởng ba nước đã thúc giục các bên "nên kiềm chế những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, đồng thời làm rõ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ theo đúng quy định của luật pháp quốc tế".
Theo TNO
Thủ tướng Nhật: Trung Quốc đang gây nguy hiểm Tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, vốn bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, là một động thái nguy hiểm và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố ngày 25.11. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters "Tôi rất lo ngại vì đây là một...