Vì sao Trung Quốc làm “tàu sân bay không chìm” ở Biển Đông?
Trong Thế chiến 2, các đô đốc Mỹ thường gọi chuỗi đảo và bãi đá họ có là “các tàu sân bay không thể chìm” dùng trong cuộc đối đầu với Nhật Bản.
TQ dường như đang biến bãi Chữ Thập thành một tàu sân bay không chìm. (Ảnh: Google Earth)
Các nhà hoạch định chính sách Lầu Năm Góc lo ngại khi TQ đẩy mạnh trái phép các dự án nạo vét bãi ngầm, biến chúng thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh muốn biến các đảo này thành nhiều căn cứ quân sự cho không quân và hải quân.
Nhưng tại sao TQ làm điều này? Ai sẽ hưởng lợi? Cái giá phải trả thế nào?
Nước lớn ở đại dương
Báo Wall Street Journal đã mô tả trong nhiều bài viết đăng tải tuần qua rằng, TQ đang đẩy mạnh yêu sách chủ quyền ở Biển Đông bằng cách xây dựng các căn cứ quân sự trên 7 bãi ngầm họ cải tạo trái phép ở Trường Sa. Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ TQ Chu Hải Toàn gọi đây là động thái quan trọng, để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải, giúp TQ thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quốc tế trong nhiều lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên biển”.
Mỹ phản đối việc TQ xây dựng trên các đảo mới và sau đó tuyên bố chúng không thuộc chủ quyền lãnh thổ TQ.
Tại sao yêu sách chủ quyền của TQ với quần đảo Trường Sa là phi lý, nhưng họ vẫn ngang ngược thực hiện?
TQ muốn biến Đá Châu Viên thành căn cứ hải quân
Video đang HOT
Phần lớn giao thương đường biển của thế giới đi qua Biển Đông và quần đảo Trường Sa. Là một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, TQ có lợi ích trong khu vực thương mại nhộn nhịp này. Xây dựng một chuỗi các tàu sân bay không thể chìm ở Biển Đông là cách để làm điều đó.
Cuộc tranh chấp đang ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và một số láng giềng Đông Nam Á là một lý do khác cho việc TQ đưa yêu sách chủ quyền vào cái gọi là “diễn biến thực địa”. Ở vùng biển của Việt Nam, của Philippines, và cả ngay sát cửa ngõ Nhật Bản, TQ đã có nhiều hành động gây hấn từ tranh chấp quyền tài phán đến quyền đánh bắt.
Một khi TQ có chỗ đứng ở Biển Đông sẽ rất khó khăn để đẩy họ trở lại. Cựu Đại tá Mỹ David Hunt đã từng giải thích rằng, một khi ai đó “cắm cờ” trên đảo, thì người khác muốn hòn đảo ấy chỉ có hai chọn lựa “đàm phán hoặc bị loại bỏ”.
Chi phí
Cũng có nhiều chuyên gia cho rằng, động cơ quan trọng nhất đằng sau việc TQ lấn chiếm, cải tạo trái phép đảo ở Biển Đông chính là dầu.
Nhìn từ trên cao, các cơ sở mà TQ xây dựng ở Đá Tư Nghĩa giống như một pháo đài
Theo Cục Thông tin năng lượng Mỹ, trong khi không ai xác nhận hoặc chứng minh rõ ràng trữ lượng dầu đáy Biển Đông thì khu vực này có thể “chứa đựng khối trầm tích hydrocarbon lớn chưa được tìm thấy”. Cục Khảo sát địa chất Mỹ ước tính khu vực này có thể có “2,5 tỉ thùng dầu và 25,5 tỉ mét khối khí tự nhiên”.
Và TQ muốn nắm trọn trữ lượng phong phú ấy.
Hãy thử tính toán cho một dự đoán 6,9 tỉ thùng đầu ở khu vực quần đảo Trường Sa. Mức giá hiện nay là gần 60USD/thùng. Sẽ có tới 414 tỉ USD giá trị dầu khí đưa vào tài sản dự trữ của tập đoàn dầu khí TQ CNOOC – đang có nhiều dự án khoan thăm dò ở Biển Đông. Để kiểm soát trữ lượng này, TQ đặt ra mục tiêu tạo ra các đảo mới rộng có diện tích hơn 800ha, biến mỗi đảo thành một trung tâm của vùng đặc quyền kinh tế.
Một thập niên trước, Dubai chi 14 tỉ USD để làm dự án quần đảo nhân tạo mang tên Thế giới. Nếu tính chi phí xây dựng hiện tại nhân với hơn 800ha mà TQ đang cải tạo trái phép ở Biển Đông, thì họ sẽ mất ít nhất 2,8 tỉ USD để làm các đảo này. Đây thực sự là”‘món hời” so với khối lượng dầu sau đó TQ sẽ kiểm soát, một khi họ độc chiếm Biển Đông.
Theo Thái An/Motley Fool
Vietnamnet
Tàu chiến Mỹ sẽ khiến Trung Quốc thay đổi chính sách ở Biển Đông?
Quân đội Mỹ đang cân nhắc sử dụng máy bay và tàu chiến để trực tiếp can thiệp vào tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra với một loạt hòn đảo nhân tạo đang được nước này xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Máy bay EA-18G Growler thuộc phi đội VAQ137 cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu trợ lý xem xét các giải pháp mà Mỹ có thể sử dụng, gồm cho máy bay hoạt động trên các hòn đảo này hoặc điều tàu chiến Mỹ tới khu vực nằm cách các hòn đảo khoảng 20km.
Theo tờ Wall Street Journal, các động thái như thế, nếu được Nhà Trắng thông qua, sẽ gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Mỹ không tán thành tuyên bố chủ quyền mà Bắc Kinh đưa ra với những hòn đảo nhân tạo kể trên.
Lầu Năm Góc tính toán rằng việc lên kế hoạch quân sự và bất kỳ hoạt động điều quân nào cũng sẽ giúp tăng áp lực lên Trung Quốc, buộc nước này phải nhượng bộ trên vấn đề đảo nhân tạo. Nhưng cũng có khả năng Bắc Kinh sẽ tăng cường xây dựng để chống lại áp lực từ Mỹ. Thậm chí nước này còn triển khai các bước đi khác để tăng cường tuyên bố chủ quyền, theo WSJ.
Mỹ hiện đã tuyên bố không ghi nhận các hòn đảo nhân tạo nêu trên thuộc chủ quyền Trung Quốc. Tuy nhiên Hải quân Mỹ vẫn chưa gửi máy bay hay tàu chiến tới khu vực cách các hòn đảo này khoảng 20km, để tránh làm gia tăng căng thẳng.
Nếu Mỹ thách thức tuyên bố của Trung Quốc bằng cách sử dụng tàu hoặc máy bay và Bắc Kinh vẫn kiên quyết bảo vệ hành động của mình, kết quả là căng thẳng sẽ tăng lên trong khu vực, khiến các bên dễ dùng giải pháp quân sự hơn.
Theo nhiều ước tính của Mỹ, Trung Quốc đã mở rộng các đảo nhân tạo mà nước này đang kiểm soát trái phép ở Trường Sa lên tới 8km2, so với mức chỉ 2km2 trong năm ngoái. Tháng trước, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc thậm chí còn xây đường băng trên một đảo nhân tạo. Đường băng này đủ dài để đón các máy bay chiến đấu và máy bay do thám của Trung Quốc.
Mỹ từng sử dụng quân đội để thách thức các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở của Trung Quốc. Đơn cử như tháng 11/2013, Mỹ đã điều 2 chiếc B-52 bay trên các quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Động thái này nhằm thách thức với vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tự ý thiết lập ra trong khu vực.
Trong nhiều năm, các tàu và máy bay Mỹ cũng đã có vài lần chạm trán với lực lượng quân sự Trung Quốc, thường do Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền phi lý.
Tháng 3/2001, Trung Quốc đã ra lệnh cho một tàu khảo sát không người lái của Mỹ ra khỏi một vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Hải, cho rằng nó đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc. Mỹ đã không chấp nhận tuyên bố này và vài ngày sau, con tàu trở lại Hoàng Hải cùng sự hộ tống của một tàu vũ trang.
Tháng 4/2001, một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã va phải một máy bay do thám điện tử của Mỹ gần đảo Hải Nam ở biển Đông. Vụ va chạm buộc chiếc EP-3 phải hạ cánh khẩn cấp.
Năm 2003, một số "tàu cá" Trung Quốc đã đâm vào một tàu khảo sát Mỹ, chính là chiếc bị đuổi khỏi Hoàng Hải hồi năm 2001, khiến tàu bị hư hỏng.
Tháng 3/2009, tàu quân sự và chính quyền Trung Quốc bao vây một tàu khảo sát Mỹ ở biển Đông, tại khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép. Cuộc bao vây khiến tàu Mỹ phải thực hiện biện pháp né tránh. Ngày hôm sau nó đã trở lại làm nhiệm vụ cùng một khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển.
Tháng 12/2013, một tàu Trung Quốc đã cản đường tuần dương hạm Cowpens của Mỹ trên biển Đông, buộc con tàu phải đảo hướng để tránh va chạm.
Tháng 8/2014, một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã có hành vi chặn đường nguy hiểm với một máy bay tuần tra biển của Mỹ, đang bay trên không phận quốc tế, cách đảo Hải Nam 200km về phía Đông.
Thời gian qua, đã có nhiều lời kêu gọi Mỹ cần tăng sức ép để Bắc Kinh ngừng hoạt động xây dựng, củng cố đảo nhân tạo.
Mấy tháng gần đây, Nhà Trắng đã tăng áp lực qua các kênh ngoại giao, nêu đích danh Trung Quốc tại các cuộc họp báo và trong báo cáo của chính quyền Mỹ. Tuy nhiên có vẻ như Bắc Kinh không lắng nghe và thay đổi, buộc phía Mỹ phải tìm cách tăng thêm áp lực./.
Theo Linh Vũ (Vietnam )
Mỹ lo ngại sau khi Iran bắt giữ một tàu chở hàng trên vịnh Ba Tư Một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã được phái tới eo biển Hormuz sau khi tàu tuần tra của Iran bắt giữ một tàu chở hàng mang cờ của Cộng hòa quần đảo Marshall. Tàu khu trục USS Farragut của Mỹ. Giới chức Mỹ cho rằng, động thái này của Iran là một tín hiệu nữa cho thấy Tehran đang tìm...