Vì sao Trung Quốc không muốn làm ‘nền kinh tế lớn nhất thế giới’?
Dường như khi cơn khát tăng trưởng qua đi, Trung Quốc mới nhận ra rằng họ đã phải trả giá quá nhiều và những chỉ số kinh tế không quan trọng bằng chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường và tăng trưởng bền vững.
Một xưởng gia công tư nhân ở Trung Quốc.
Theo tờ Thư tín địa cầu (Global Mail), một tuần sau khi các số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong năm nay và trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, có thông tin cho biết lần đầu tiên 3 công ty đại chúng lớn nhất thế giới và 5/10 công ty hàng đầu trong danh sách Forbes Global 2000 là của Trung Quốc.
Các công ty của Mỹ chiếm 5 vị trí còn lại trong tốp 10 doanh nghiệp đứng đầu. Các công ty lớn nhất của Mỹ là JPMorgan Chase và Berkshire Hathaway, đứng thứ 4 và thứ 5, sau Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Không có công ty châu Âu nào trong tốp 10, khi Royal Dutch Shell và HSBC Holdings, nằm trong tốp 10 năm ngoái, đã bị rớt khỏi nhóm này.
Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, đã đưa thông tin trên không bình luận dưới tiêu đề “Forbes: Trung Quốc có 3 công ty lớn nhất thế giới”. Động thái này của Tân Hoa xã khác với việc đưa tin Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất trong năm nay. Lúc đó Tân Hoa xã gần như im lặng hoặc giảm nhẹ thông tin này.
Trên thực tế, Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) đã thể hiện một cách rõ ràng việc không đánh giá cao những dự báo sử dụng sức mua tương đương bằng tuyên bố, “người Trung Quốc muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không phải xếp hạng nhân tạo là nền kinh tế số 1 thế giới”. Báo này dẫn một báo cáo khác của WB cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đạt khoảng 16.800 tỷ USD năm 2013, so với GDP 9.180 tỷ USD của Trung Quốc. Nếu tính theo GDP bình quân đầu người, Trung Quốc đứng thứ 99 trên thế giới.
Rõ ràng, Trung Quốc không hài lòng với việc nước này vươn lên nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối năm nay. Bắc Kinh hài lòng hơn với vị trí thứ hai bởi vì chính phủ có thể thúc giục người dân Trung Quốc làm việc chăm chỉ hơn. Nhân dân nhật báo nhắc lại rằng “bắt kịp Mỹ đã từng được tuyên bố là mục tiêu của nhân dân Trung Quốc.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ theo đuổi sức mạnh kinh tế, mà còn cả yêu cầu mạnh mẽ về lòng tự trọng và sự tự tin”. Báo này chỉ ra rằng dưới triều nhà Thanh (1644-1911), GDP của Trung Quốc từng đứng đầu thế giới và kết luận rằng “đối với hầu hết người Trung Quốc, chất lượng cuộc sống tốt hơn với thực phẩm, nước sạch và không khí an toàn quan trọng hơn việc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới”.
Video đang HOT
Đối với hầu hết người Trung Quốc, chất lượng cuộc sống tốt hơn với thực phẩm, nước sạch và không khí an toàn quan trọng hơn việc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới
Do vậy, việc theo đuổi tăng trưởng GDP, đã chi phối chính sách của Trung Quốc trong 35 năm qua, hiện tụt xuống thứ yếu so với các vấn đề chất lượng cuộc sống. Trong một bài phát biểu gần đây tại Trịnh Châu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng nước này nên thích nghi với những tiêu chuẩn mới của tăng trưởng kinh tế và một nền kinh tế phát triển chậm lại. Ông Tập Cận Bình nói: “Chúng ta phải tăng cường sự tự tin, thích nghi với điều kiện mới dựa trên đặc điểm của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay”.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cũng tuyên bố tại một hội nghị tại Bắc Kinh rằng sẽ không có những biện pháp kích thích kinh tế lớn và các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ ổn định. Những phát biểu trên trùng với những báo cáo rằng mức tăng trưởng kinh tế quý I/2014 của Trung Quốc chậm lại còn 7,4%, so với con số 7,7% của năm 2012 và 2013.
Việc không còn nhấn mạnh vào tăng trưởng GDP, và nhấn mạnh vào bảo vệ môi trưởng, cải cách và công bố thông tin nhiều hơn cho các nhà đầu tư đều là những bước đúng hướng. Tiến bộ của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào việc thực thi những chính sách này trong tương lai.
Theo Infonet
Tôi thèm khát đàn ông, có gì sai đâu?
Quá tam ba bận rồi, cầu xin đừng có lần thứ tư... Hồi trước người ta nói tuổi Ngọ lận đận, tôi không tin. Bây giờ thì tôi đã biết vì sao suốt ngày tôi cứ lồng lên, khổ sở vì đàn ông như vậy...
Ảnh minh họa từ internet
Chửa hoang thì đã sao? Điều đó chỉ nói lên rằng phía sau người đàn bà và đứa con trong bụng cô ta là một gã đàn ông vô trách nhiệm, hèn mạt. "Cô đừng có mơ. Định lấy cái bầu ra để bắt chúng tôi làm con tin à? Xin lỗi nghen, tôi mà nói một tiếng, người ta còng đầu mấy mẹ con cô vì cái tội tống tiền người lương thiện". Mẹ Vinh đã nói như vậy khi tôi muối mặt đến gặp bà.
Năm đó tôi 17 tuổi và đang học lớp 11. Sau khi ba tôi làm ăn thất bại, bị tai biến nằm một chỗ thì gia đình tôi lụn bại. Mẹ và các anh chị tôi phải ra đường làm đủ thứ công việc để kiếm miếng ăn. Chỉ có tôi là còn được tới trường. Nhưng thử hỏi, làm sao tôi có thể yên tâm học hành khi ngày ngày thấy người cha bệnh tật nằm bất động như một cái xác chết? Làm sao tôi có thể yên tâm đến trường khi ngày đói nhiều hơn bữa no? Làm sao tôi có thể yên tâm đến trường khi sự khốn khó vây quanh không phút giây nào rời bỏ?...
Tôi gặp Vinh lúc đó. Thật sự tôi cũng không biết tình yêu là gì. Điều tôi thấy rõ nhất là có Vinh tôi được ăn ngon, mặc đẹp; cha mẹ và các anh chị của tôi cũng được no đủ hơn bằng sự cung phụng của gã công tử con giám đốc một công ty XNK nổi tiếng. Tất nhiên, tôi cũng phải cho lại anh ta một thứ gì để "có qua có lại mới toại lòng nhau".
Và cái thứ tôi có, còn gì khác hơn tấm thân trinh trắng của một cô gái đang độ xuân thì? Tôi cho Vinh nhưng tôi cũng cảm thấy sung sướng vì điều đó thì cũng không thể nói là thiệt thòi. Thoạt đầu là mỗi tuần tôi xin nghỉ học một ngày để theo Vinh ra Long Hải, Vũng Tàu; có khi không đi đâu cả mà ở ngay Sài Gòn. Vinh thuê một khách sạn ở ngoại thành và giam tôi ở đó suốt đêm ngày.
Dần dần, mỗi tuần hai ngày. Điều bận tâm duy nhất của tôi lúc đó là vắt óc để nghỉ ra lý do xin nghỉ học. Nhưng trí óc của con người ta đâu phải vô hạn? Tôi nghĩ mãi không ra lý do, đành bỏ luôn, không xin phép. Kết quả là ban giám hiệu mời mẹ tôi vô. Mẹ tôi chỉ biết khóc chứ còn có thể nói được gì vì bà cũng biết những ngày tôi nghỉ học, tôi ở đâu, làm gì...
Giữa học kỳ hai năm lớp 11, tôi bị đuổi học. Có hề gì? Tôi bây giờ đã có xe máy xịn, quần áo đẹp, nhẫn kim cương lấp lóa trên tay. Tôi đã quen với những bữa ăn ê hề thịt cá. Như vậy thì cần gì cái mớ chữ nghĩa vớ vẩn ấy? Tôi đã có mọi thứ mà cần chi học hành. Hơn nữa, tôi cũng đã có thai với Vinh, muốn tiếp tục đi học cũng không được. Nhà trường đuổi tôi chính là làm ơn cho tôi.
"Anh đưa em về ra mắt ba mẹ xin phép cưới đi, nếu không mai mốt bụng to lên, mặc áo cưới không đẹp"- tôi bảo Vinh. Anh ta trợn mắt: "Cái gì? Phải bỏ đi chớ cưới xin gì? Mai anh đưa em vô Từ Dũ". Tôi trừng mắt ngó Vinh: "Anh nói thiệt hay đùa vậy? Sao lại phá?". Vinh nhăn mặt: "Bà già anh khó lắm, nếu biết có bầu trước, đời nào bả chịu cưới".
Đúng là tôi đã sai lầm khi khai thật với bà là tôi đã có thai. Sau một hồi chửi mắng, bà vứt cho tôi cọc tiền: "Cầm lấy giải quyết cái của nợ đó đi". Tôi vẫn cố vớt vát: "Thế... nếu con phá thai thì bác có cho tụi con cưới không?". "Dứt khoát không. Cái thứ con gái, con đứa mới nứt mắt thấy trai đã tươm tướp, ai mà dám rước về?"- bà nói và tiếp tục dúi cọc tiền vào tay tôi. Tôi còn lẳng nhẳng chưa chịu về thì bà đã quát lên, đẩy tôi đi: "Về đi, đừng có ở đây làm ô uế nhà tôi".
Thú thật, lúc đó tôi chỉ muốn đâm đầu vô đâu đó hoặc nhảy xuống con kênh Tham Lương đen ngòm để chết quách cho xong. Thế nhưng, chỉ nghĩ thôi chớ tôi làm gì có đủ gan để thực hiện.
Tôi đẻ non, thằng nhỏ chỉ có 2,3 ký, suốt ngày đau ốm vặt vẹo. Vinh chu cấp tiền nuôi con nhưng nhất quyết không cho khai sinh họ của anh ta. Chính vì vậy, thằng nhỏ mang họ mẹ. Nó lớn lên trong sự ghẻ lạnh của bên nội, sự cay đắng của nhà ngoại. Tôi muốn con lớn lên như một đứa trẻ bình thường nên quyết định dọn về Bảo Lộc sinh sống. Ở đó sẽ không có ai quấy rầy mẹ con tôi.
Thằng Tuấn 8 tuổi, tôi gặp Sỹ. Lần này tình yêu của tôi không còn bồng bột như xưa. Tôi đã có đủ lý trí để suy xét thiệt hơn. Tôi chọn Sỹ vì anh không câu nệ tôi đã một lần đò. Anh yêu tôi thật lòng và muốn cùng tôi chung sống suốt đời. Tôi theo anh về nhà ra mắt gia đình. Mẹ anh chê tôi "đàn bà con gái mà gò má cao quá". Tuy vậy bà vẫn bằng lòng cho chúng tôi cưới nhau.
Mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi, chúng tôi đã viết thiệp cưới và bắt đầu đi mời bạn bè. Thế nhưng, một trong những lần đi đó, Sỹ đã nhậu cùng bạn bè và bị lạc tay lái rơi xuống vực trên đường trở về. Trời ơi, sao số tôi khổ vậy? Mẹ anh ôm xác con gào lên: "Mẹ đã nói rồi mà không chịu nghe. Cái thứ đàn bà con gái gò má sát phu như vậy, lấy nó thì sớm muộn gì con cũng chết. Con ơi là con...". Nhìn bà, tôi thấy lòng đau như xát muối.
Chôn cất Sỹ xong, tôi phát hiện mình đã có bầu. Âu đó cũng là số phận. Anh mất đi nhưng vẫn còn để lại cho tôi một kỷ vật quý giá, dù để sinh ra và nuôi nấng kỷ vật ấy, tôi đã bị không biết bao nhiêu điều tiếng.
Bây giờ, khi nỗi đau đã chìm vào dĩ vãng, hai đứa con tôi đã lớn thì tôi lại gặp Lân. Mối tình này đến rất nhanh, chỉ sau 3 lần chúng tôi gặp gỡ. Lân nói với tôi: "Chúng mình không còn trẻ nữa, kén chọn làm gì". Rút kinh nghiệm hai lần trước, lần này tôi nhất quyết giữ gìn. Tôi bảo Lân nếu thật sự yêu và tôn trọng tôi thì hãy cố gắng chờ đến sau ngày cưới. Anh vui vẻ bằng lòng.
Hỡi ôi, sau ngày cưới và nhiều ngày nữa, tôi vẫn không được đón nhận niềm hạnh phúc vợ chồng. Nói ra thì có thể mọi người không tin và sẽ bảo, sao trên đời có người xui xẻo như vậy? Đúng là tôi xui xẻo khi lần này đã cố giữ gìn điều tốt đẹp nhất cho một người... không phải đàn ông. Anh bảo anh có bệnh và mong tôi thông cảm, giấu kín dùm.
Nếu như không có hai đứa con, có lẽ tôi chẳng thiết sống làm gì. Tôi không chịu nổi những ngày tháng bị giày vò bởi khát khao, ham muốn rất ư chính đáng của một người đàn bà. Tôi thèm khát đàn ông. Có gì sai đâu? Tất cả phụ nữ trên thế gian này đều thèm khát đàn ông kia mà!
Và bây giờ thì tôi lại phát hiện mình mang thai. Chủ nhân của cái bào thai là anh bạn đồng nghiệp. Chuyện của hai chúng tôi rất tốt đẹp, nếu không nói là tuyệt vời. Tôi nghĩ, nếu như anh không phải đã có một người vợ và hai đứa con thì mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn.
Nhưng có sao đâu, tôi quen rồi. Mấy hôm trước vợ anh ta đến tìm tôi. Chị ta chỉ vào cái bụng đã lùm lùm đội áo của tôi xỉa xói: "Đồ chửa hoang, đồ đàn bà hư thúi".
Tôi cười: "Chửa hoang thì đã sao?". Rồi tôi gầm lên, nắm áo chị ta đẩy dúi dụi: "Cút đi! Về mà giữ chồng mày đi". Chị ta vừa lùi, vừa chửi vang vọng cả xóm. Tôi mặc kệ.
Hôm sau vô công ty, tôi thấy mặt anh ta xanh như đít nhái thì biết ngay là đã bị con chằn cái hành hình. Hừm, cái lũ đàn ông, đúng là... Tôi gọi anh ta lại gần: "Anh không dính dáng gì tới cái bầu của tôi, nghe rõ chưa". Tôi thấy mắt anh ta sáng lên.
Còn tôi thì bầm gan tím ruột. Trời ạ, lần này tôi lại mang tiếng chửa hoang... Quá tam ba bận rồi, cầu xin đừng có lần thứ tư... Hồi trước người ta nói tuổi Ngọ lận đận, tôi không tin. Bây giờ thì tôi đã biết vì sao suốt ngày tôi cứ lồng lên, khổ sở vì đàn ông như vậy...
Theo VNE
Vì sao Nhật Bản tích cực can dự vào tình hình Biển Đông? Theo các nhà phân tích, sự can dự tích cực của Tokyo vào diễn biến tình hình Biển Đông xuất phát từ lo ngại về an ninh của tuyến đường hàng hải "có ý nghĩa sống còn" đối với nền kinh tế Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi...