Vì sao Trung Quốc chủ trương xích lại (gần) Triều Tiên?
Nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày mất của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il ngày 17/12/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi một thông điệp đặc biệt đến Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh.
Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của “quan hệ hữu nghị truyền thống” Trung – Triều và nói rằng Trung Quốc “sẵn sàng làm việc với Triều Tiên để duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống”.
Ngày 8/1, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đăng tải lời chúc mừng năm mới nhân dịp sinh nhật của Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Jong-un đồng thời bày tỏ hy vọng quan hệ Trung-Triều sẽ ngày càng phát triển hơn nữa dựa theo “Phương châm 16 chữ”.
Binh sĩ Triều Tiên đặt hoa tưởng niệm trước tượng chân dung cố Chủ tịch Kinh Nhật Thành và Nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il ở Bình Nhưỡng (ảnh: Kyodo-TTXVN)
“Phương châm 16 chữ” được cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il nhất trí hồi năm 2001 bao gồm “kế thừa truyền thống, định hướng tương lai, láng giềng hữu nghị, tăng cường hợp tác”. Phương châm này từng được coi là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Triều-Trung, nhưng gần đây đã không còn được sử dụng trong các văn bản, công văn chính thức và công văn chúc mừng giữa hai nước.
Giới phân phân tích cho rằng các động thái trên của Trung Quốc cho thấy nước này sẽ tích cực hơn trong việc khôi phục quan hệ truyền thống với Triều Tiên trong thời gian tới, đặc biệt sau khi chứng kiến quan hệ giữa Triều Tiên và Nga trở lên nồng ấm trong năm 2014 vừa qua.
Bình luận về sự chuyển hướng của Trung Quốc trong quan hệ Trung – Triều, chuyên gia Sandip Kumar Mishra thuộc Viện nghiên cứu Hòa bình và Xung đột của Ấn Độ mới đây đã có bài viết đăng trên Tạp chí Tin Tức và Phân tích Á – Âu cho rằng các động thái trên báo hiệu một sự khởi đầu mới rõ ràng hơn trong cách tiếp cận của chính quyền Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Theo tác giả, trước hết có thể thấy thông điệp của Chủ tịch Tập Cận Bình được chuyển đến Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh bởi Uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn – nhân vật đứng hàng thứ 5 trong ban lãnh đạo của Trung Quốc.
Thứ hai, đây là thông điệp cởi mở và thẳng thắn nhất mà Chủ tịch Trung Quốc dành cho quan hệ Trung – Triều kể từ khi ông lên nắm quyền vào đầu năm 2013. Thứ ba, nó được đưa ra nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày mất của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il, thời điểm mà theo truyền thống Khổng giáo đồng nghĩa với việc kết thúc thời gian để tang chính thức và bắt đầu thời đại lãnh đạo mới của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Thứ tư, thông điệp của Chủ tịch Tập Cận Bình và thành phần đoàn đại biểu Trung Quốc tới thăm Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh là khá đặc biệt, xét trong bối cảnh Trung Quốc rõ ràng đã không nhận được lời mời chính thức từ phía Triều Tiên để tham dự lễ kỷ niệm chính thức tại Bình Nhưỡng.
Vì sao Trung Quốc không hài lòng với Triều Tiên?
Video đang HOT
Tác giả cho rằng quan hệ Trung – Triều đã trở lên lạnh nhạt trong những năm vừa qua. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên là lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến Bắc Kinh không hài lòng với Bình Nhưỡng, không chỉ vì Trung Quốc không muốn Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân mà sâu xa hơn, nó cung cấp cái cớ cho Mỹ có những phản ứng về mặt chiến lược trực tiếp đối với khu vực. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng có thể khiến Hàn Quốc và Nhật Bản có những bước đi để tương tự để trang bị hạt nhân cho mình.
Lý do thứ hai đó là Triều Tiên thiếu các biện pháp cải cách về kinh tế. Trung Quốc rõ ràng muốn Triều Tiên áp dụng mô hình cải cách của mình để giúp vực dậy và phát triển nền kinh tế đang rất khó khăn của nước này.
Trung Quốc được cho là đã khá thất vọng với lãnh đạo Triều Tiên, đặc biệt trong năm 2013. Vào tháng 2/2013, Triều Tiên đã tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Trong tháng 3 và tháng 4/2013, Triều Tiên tiếp tục đẩy cao căng thẳng quân sự và có những lời đe dọa mạnh mẽ đối với Hàn Quốc và Mỹ khi hai nước này tiến hành cuộc tập trận quân sự chung thường niên.
Triều Tiên đã cắt đứt đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc và đóng cửa khu công nghiệp chung liên Triều tại Kaesong. Mặc dù được Trung Quốc thuyết phục song Triều Tiên tiếp tục đẩy cao căng thẳng đến độ Mỹ phải đưa các hệ thống vũ khí tấn công tối tân của mình đến khu vực và thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Guam.
Tháng 12/2013, Triều Tiên đã tiến hành vụ thanh trừng ông Jang Song Thaek, nhân vật quyền lực số 2 tại Bình Nhưỡng và được cho là người gần gũi nhất với Trung Quốc và là người ủng hộ cải cách. Vụ thanh trừng này này được cho là một tín hiệu rõ ràng nhất mà Triều Tiên gửi đến Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã cố gắng gây sức ép lên Triều Tiên bằng cách hợp tác với cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần ba, đồng thời tiến hành hai cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong khi không hề có bất kỳ chuyến thăm cấp cao nào của Trung Quốc đến Triều Tiên.
Lý do Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận
Tuy nhiên, tác giả cho rằng, có vẻ như gần đây Trung Quốc đã quyết định tiếp cận bất chấp việc Triều Tiên dường như không sẵn sàng thay đổi cách hành xử lâu nay của họ. Điều này xuất phát từ những lý do sau:
Một là, Trung Quốc đã bị thất vọng bởi việc Hàn Quốc dường như vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi chính sách coi Mỹ là đồng minh quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của mình mặc dù Trung Quốc đã làm mọi cách để lôi kéo nước này vào quỹ đạo.
Hai là, Mỹ – Nhật – Hàn gần đây đã ký hiệp định ba bên chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến các mối đe dọa về hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Trung Quốc đã chỉ trích động thái này và cho rằng cơ chế này cũng có thể được sử dụng để chia sẻ thông tin về Trung Quốc.
Toàn cảnh Hội nghị ngày 22/12/2014 tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) về Hồ sơ nhân quyền của Triều Tiên (ảnh: AFP-TTXVN)
Ba là, Trung Quốc không tìm thấy lý do hợp lý để trở thành một phần của cộng đồng quốc tế – đặc biệt là cùng với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản – mạnh mẽ lên án vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên. Với sự phủ quyết của Trung Quốc và Nga, vấn đề này không thể đi quá xa.
Bốn là, trong năm vừa qua, Triều Tiên đã xích lại gần hơn với Nga. Tháng 12/2014, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên No Kwang Chol đã có chuyến thăm và gặp người đồng cấp Nga; Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong Hae cũng có cuộc gặp Tổng thống và Ngoại trưởng Nga đồng thời hai bên cam kết cải thiện quan hệ hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế và quốc phòng.
Không những thế, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Moskva vào tháng 5/2015 nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít Đức.
Tác giả kết luận, tất cả những diễn biến trên đã khiến Trung Quốc xem xét lại chính sách của mình đối với Triều Tiên và có vẻ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm kiếm một sự khởi đầu mới trong quan hệ song phương với Triều Tiên. Trung Quốc đã thực hiện bước đi đầu tiên trong quá trình xích lại gần nhau giữa hai nước. Bây giờ là lúc chờ xem các phản ứng của Triều Tiên.
Theo Phạm Duy (P/v TTXVN tại Seoul)
baotintuc.vn
Quan hệ họ Tập và họ Lý?
Dựa trên các thông tin nội bộ mà mình thu thập được, nhà báo Mục Xuân San (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đi sâu tìm hiểu về những bí ẩn của chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Dẫn theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản).
Hiểu "đối nội" để biết "đối ngoại"
Để hiểu được chiến lược ngoại giao Trung Quốc, ta cần hiểu được nền chính trị của nước này. Chính sách ngoại giao là sự mở rộng của chính sách đối nội. Thế nên, việc hiểu sai những toan tính nội tại của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc sẽ kéo theo những sai lầm khi hiểu về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Điều này càng trở nên rõ ràng từ khi ông Tập Cận Bình làm lãnh đạo Trung Quốc. Sự tương tác hữu cơ giữa chính sách đối nội và chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời ông Tập càng trở nên mạnh mẽ.
Chẳng hạn như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được Bắc Kinh thiết lập ở biển Hoa Đông vào hồi tháng 10-2013, tức chỉ vỏn vẹn vài ngày sau Hội nghị TW Đảng lần thứ 3. Hội nghị đã đưa ra quyết định thiết lập hai bộ phận mới đó là: Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc. (Tuy là chính sách nội bộ - NBT), nhưng Quyết định này được xem như là màn mở đầu cho việc thành lập ADIZ (đối ngoại).
Chúng ta không thể bàn luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà không xem xét nền chính trị trong nước của Bắc Kinh. Cũng giống như vậy, chúng ta không thể bàn về nền chính trị nội tại của Bắc Kinh mà không nhắc đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Thế giới nhìn vào ông Tập Cận Bình và đưa ra muôn ngàn lời phỏng đoán. Trong bài phân tích này, tác giả sẽ cố gắng trả lời năm câu hỏi chính về nền chính trị nội tại của Trung Quốc, dựa trên những gì tác giả đã rút ra được từ kinh nghiệm làm báo, và quá trình quan sát nhiều năm sự phát triển của Trung Quốc.
Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường là đối thủ hay đối tác?
Nhiều người cho rằng khi giới truyền thông bàn tán nhiều về ông Tập Cận Bình thì hình ảnh ông Lí Khắc Cường lại mờ nhạt hơn. Sự khác nhau này đặc biệt rõ ràng khi so sánh với Ôn Gia Bảo - người tiền nhiệm của Lí Khắc Cường - một người được giới truyền thông săn đón.
Thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc, Chu Ân Lai là một người có tiếng tăm - ông ấy thậm chí còn nổi tiếng hơn cả Mao Trạch Đông. Kể từ thời của Chu Ân Lai, cụm từ "Thủ tướng" mang ý nghĩa đặc biệt ở Trung Quốc. Hầu như tất cả người dân Trung Quốc mong muốn rằng thủ tướng hiện thời sẽ có đủ năng lực, sức hấp dẫn và sự quyết đoán như Chu Ân Lai - điều này đặt ra sức ép lớn đối với các lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc.
Giống như các nhà quan sát khác, tác giả cũng từng cho rằng có một cuộc chiến âm thầm hoặc "cuộc chiến truyền thông" giữa Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường. Tác giả cũng bối rối trước những câu chuyện bề mặt bị truyền thông thêu dệt. Nhưng tác giả cũng đã nhận ra rằng ông Tập và ông Lí, về cơ bản, là đối tác của nhau, tức họ sẵn sàng "bắt tay nhau" hơn là đối đầu.
Sau khi ông Tập trở thành Chủ tịch Trung Quốc, ĐCS bắt đầu thực hiện những nỗ lực của mình để "điều hành đất nước bằng cách sử dụng các nhóm công tác", thiết lập các tổ chức quan trọng như Nhóm Lãnh đạo về Thông tin hóa và An ninh mạng, Nhóm Lãnh đạo Cải cách Quân sự, bên cạnh Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia như đã đề cập ở trên.
Lí Khắc Cường là phó chỉ huy của tất cả các nhóm nói trên - trong đó có một ngoại lệ đáng chú ý là có cả các nhóm liên quan tới quân sự. Ông Lí không chỉ không bị hạn chế về mặt hoạt động mà còn được tăng thêm quyền lực, xuất phát từ trọng trách của ông đối với nền kinh tế. Điều đó cho thấy rằng ông Tập và ông Lí đã có sự "thỏa thuận ngầm" với nhau, không chỉ trên lĩnh vực cải cách và kinh tế, mà hầu như là ở mọi lĩnh vực.
Tại Hội thảo Internet toàn cầu lần thứ nhất do Trung Quốc tổ chức gần đây, Lí Khắc Cường đã phát biểu thay cho ông Tập khi đang phải công du sang nước ngoài. Điều này đã nhấn mạnh địa vị của ông Lí với vai trò là một phó chỉ huy của Nhóm lãnh đạo về An ninh mạng và Thông tin hóa. Thêm vào đó, gần đây ông Lí đã gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khi Tập Cận Bình không có ở Bắc Kinh.
Vậy tại sao giới truyền thông lại có cái nhìn khác về quan hệ của hai vị lãnh dạo này? Theo lời của một quan chức chính phủ Trung Quốc, các nhà lãnh đạo nước này đã thống nhất rằng việc làm nổi bật quyền hạn của Tập Cận Bình là điều rất cần thiết để đáp ứng được lời kêu gọi về một "người anh hùng" có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong việc tiến hành cải tổ và chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng Lí Khắc Cường ít được nói đến hơn người tiền nhiệm, ông Ôn Gia Bảo bởi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng ít được truyền thông đề cập hơn so với người kế nhiệm - ông Tập Cận Bình.
Theo Đại Thắng - Cường Điệp
Pháp luật TPHCM
Báo Nga tiếp tục chỉ trích bài báo xuyên tạc, vu khống VN của RIA Novosti Chuyên gia uy tín Nga vạch trần những sai trái trong bài viết xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam đăng tải trên RIA Novosti. Hôm 7/6/2014, báo Nước Nga Xô viết ( ) đã đăng một bài viết của Giáo sư Tiến sĩ kinh tế.V.M.Mazyrin- lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Viện Viễn Đông...