Vì sao Trung Quốc cải tạo Il-76 thành phiên bản tiếp dầu Il-78?
Trang “Russianplanes” của Nga ngày 25-3-2014, công bố một bức ảnh cho thấy một chiếc máy bay vận tải IL-76 của không quân Trung Quốc đang bay thử, được sơn sửa tương tự như máy bay tiếp dầu IL-78, bức ảnh này đã thu hút sự chú của nhiều chuyên gia quân sự.
Trên các bức ảnh cho thấy, máy bay vận tải IL-76 của không quân Trung Quốc được sơn theo kiểu dáng mới, phần nửa thân trên được sơn màu xanh lam, nửa thân dưới được sơn màu trắng, ở đầu máy bay được trang trí đường viền hình cánh sóng.
Đầu năm 2013, trang web này cũng đăng tải một bức ảnh, cho thấy một chiếc máy máy bay vận tải IL-76 MD của không quân Trung Quốc xuất hiện ở sân bay Zhukovsky ngoại ô thủ đô Moscow của Nga, màu sơn mới của chiếc máy bay này đã trở thành điểm nhấn, được nhiều chuyên gia quân sự quan tâm chú ý.
Tiếp dầu trên không đem lại sự thay đổi mang tính cách mạng cho lực lượng tác chiến không quân, nên nó được mệnh danh là “Phương tiện tăng cường lực lượng” của không quân, trở thành một yếu tố cấu thành rất quan trọng đối với lực lượng tác chiến không quân tầm xa của mọi cường quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đã có rất nhiều kinh nghiệm đối với vấn đề sử dụng IL-76, nếu như cải tiến loại máy bay vận tải này trở thành một chiếc máy bay tiếp dầu cũng là hợp lý, mà xét về trình độ trang bị và nhu cầu tác chiến hiện nay của không quân Trung Quốc, nước này đang rất cần một loại máy bay tiếp dầu cỡ lớn.
Hiện tại, khả năng tiếp liệu trên không của Trung Quốc rất hạn chế, chủ yếu sử dụng loại máy bay tiếp dầu HY-6, được cải tiến từ máy bay ném bom H-6.
Đây là loại máy bay tiếp dầu quốc nội đầu tiên, đã giải quyết được bài toán tiếp liệu trên không cho các loại máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc. Nhưng nó được cải tiến từ nguyên mẫu máy bay ném bom, vì vậy khoang chứa nhiên liệu rất hạn chế.
Máy bay tiếp dầu Il-78 của Nga đang tiếp liệu cho máy bay ném bom Tu-95MS
HY-6 có thể có thể đồng thời tiếp cho hai máy bay, mang theo tối đa 37 tấn dầu, nhưng một nửa phục vụ cho bản thân nó, còn lượng tiếp liệu vẻn vẹn 18,5 tấn. Về phạm vi hành trình và lượng nhiên liệu mang theo, HY-6 đều kém xa các loại máy bay tiếp dầu chuyên dụng của Nga, Mỹ như Il-78 và KC-135.
Máy bay tiếp dầu IL-78 có thể vận chuyển tối đa 65 tấn dầu, nhiều hơn 18 tấn so với loại máy bay tiếp dầu cũng thuộc dạng lớn trên thế giới là KC-135A Stratotanker của Mỹ (vận chuyển được 46,8 tấn).
IL-78 có thể đồng thời tiếp dầu cho 3 máy bay cùng một lúc, điểm tiếp liệu ở bụng tiếp dầu cho một máy bay ném bom hạng nặng, 2 điểm tiếp liệu bên cánh, chuyên dụng cho hai máy bay chiến thuật, khả năng tiếp dầu rất nhanh.
Video đang HOT
Hiện nay, số lượt cất cánh của máy bay chiến đấu thuộc lực lượng không quân của hải quân Trung Quốc ngày càng dày đặc. Thời gian lưu không dài, khả năng tuần tra và tác chiến tầm xa của máy bay chiến đấu đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các phương tiện tiếp liệu trên không hiện đại.
Máy bay vận tải Il-76 của không quân Trung Quốc với màu sơn mới giống máy bay tiếp dầu Il-78
Việc các biên đội tàu khu trục Trung Quốc đã nhiều lần xuyên qua “chuỗi đảo thứ nhất” ra Thái Bình Dương huấn luyện chiến đấu, đã đặt ra những thách thức mới đối với lực lượng tác chiến không quân. Có thể nhận thấy, song hành với các biên đội tàu hải quân ra Thái Bình Dương còn có nhiều máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm, đòi hỏi Trung Quốc phải gấp rút nâng cao năng lực tiếp dầu trên không.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc cải tiến máy bay vận tải Il-76 thành loại máy bay tiếp liệu tương tự như Il-78 để sử dụng trong giai đoạn quá độ, chờ máy bay vận tải hạng nặng quốc nội Y-20 và phiên bản cải tiến tiếp dầu của nó ra đời.
Các máy bay tiếp liệu thường được cải tiến từ máy bay vận tải hạng nặng, xuất phát từ các đặc điểm ưu việt của nó là khối lượng vận tải lớn và phạm vi hành trình xa. Trong tương lai, máy bay vận tải hạng nặng Y-20 hiện Trung Quốc đang nghiên cứu, chế tạo cũng sẽ được xem xét cải tiến thành một phiên bản máy bay tiếp dầu.
Tuy nhiên, 2 nguyên mẫu thử nghiệm của Y-20 vẫn đang trong quá trình bay thử, còn một thời gian dài nữa mới nghiên cứu thành công và hình thành năng lực chiến đấu. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách về khả năng tiếp liệu trên không, Trung Quốc rất cần có 1 loại máy bay tiếp dầu để lấp chỗ trống trong giai đoạn quá độ này, vì thế họ mới cải tiến Il-76 thành Il-78.
Theo ANTD
Mỹ định triển khai chiến lược "cá mập tranh mồi" để đối phó Trung Quốc
Tuần san "Defence News" của Mỹ vừa đăng tải bài viết của tác giả Bruce Lemkin, chủ tịch công ty dịch vụ tư vấn quốc tế Lemkin với tựa đề "Đàn cá mập tranh mồi tại đông Á". Trong đó, phân tích về các vấn đề Mỹ đang quan ngại và chiến lược đối phó với Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương.
Bài viết cho hay, hội nghị an ninh châu Á-Thái Bình Dương và triển lãm hàng không Singapore diễn ra trong thời gian gần đây, đã xác thực vấn đề là Bắc Kinh đang trỗi dậy và thể hiện sức mạnh của mình, tất cả các nước trong khu vực, cũng như bất kỳ quốc gia nào có lợi ích tại khu vực này đều đang phải tìm cách để đối phó với Trung Quốc
Bài viết cho rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã "đánh hơi" thấy mùi tanh của máu lẫn trong nước, "đàn cá mập" đang ngóng chờ cơ hội. Đối với khu vực này, những cơ hội đó chẳng có gì là mới mẻ, nhưng với các nước phương Tây, những khiếm khuyết từ góc nhìn văn hóa và lịch sử đã dẫn đến sự ảo tưởng về một kỷ nguyên mới.
Chiến lược "chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương" của chính quyền Obama càng thổi bùng lên ảo tưởng này. Giới lãnh đạo cấp cao cùng các quan chức quân đội tại các khu vực khác đều muốn biết, liệu Mỹ có còn quan tâm tới quốc gia và khu vực của họ như trước hay không?
Các nước châu Á-Thái Bình Dương đang lo lắng tìm cách đối phó với Trung Quốc
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự phổ biến của tàu ngầm và các trang thiết bị quân sự khác trong những năm gần đây là vấn đề khiến người ta quan ngại.
Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự hỗ trợ cho các yêu sách về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và không phận. Đây chính là lý do khiến các các quốc gia khác trên thế giới phải xây dựng cho mình mối "quan hệ bạn bè" và đồng minh mạnh mẽ, nhằm nâng cao năng lực hợp tác trên mọi phương diện.
Sự lo ngại về một đất nước Nhật Bản đang phục hưng và ngày càng cứng rắn cũng làm tăng thêm mối nguy hiểm trong khu vực. Điều này cũng không có gì là lạ khi Nhật Bản luôn mong muốn tăng cường vị thế quân sự của mình, việc sửa đổi "Phương châm hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật" là một bước đi quan trọng hướng tới mục tiêu đó.
Trung Quốc hiện đang nỗ lực phát triển lực lượng tàu ngầm hùng mạnh
Bài viết cho rằng, dù cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và châu Âu sẽ không đầu tư tất cả vào một khu vực, nhưng "đàn cá mập tranh mồi" đã đánh hơi được nhu cầu thiết thực tại châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế, khu vực này sẽ là nơi đem lại cơ hội thực sự, bao gồm:
Tình báo, giám sát và trinh sát (ISR): Hiện nay, châu Á đang cần có được khả năng tình báo, giám sát và trinh sát tiên tiến. Nhưng các hệ thống này phải có khả năng vận hành theo cơ chế hiệp đồng, tức là số liệu có thể chia sẻ được cho nhiều bên.
Tuần tra không phận trên biển (MPA): Năng lực tuần tra không phận trên biển có quan hệ mật thiết với tình báo, giám sát và trinh sát (ISR). Không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều mua sắm được loại máy bay tuần tra chống ngầm trên biển tiên tiến như P-8A Poseidon của hãng Boeing. Trên thế giới, mua được loại máy bay chống ngầm cánh cố định này, hiện mới chỉ có Mỹ, Australia và Ấn Độ. Ngoài ra, còn có một số quốc gia, vùng lãnh thổ sở hữu loại máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ cũ P-3C Orion như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc..., P-3F của Iran; Nga với Il-38 và Tu-142...
Máy bay chiến đấu F-35 đang là mục tiêu nhắm tới của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...
Máy bay chiến đấu: Đối với các quốc gia có thực lực về kinh tế, thì F-35 đã, đang và sẽ là đối tượng ưu tiên lựa chọn của họ. Đồng thời, rất nhiều đồng minh đang sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất sẽ quyết định tham gia dự án "lắp ráp mở rộng hệ thống điện tử tác chiến máy bay chiến đấu F-16".
Xác định một số hạng mục mà các đồng minh của mình có thể lựa chọn và chấp nhận được, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng năng lực cho máy bay chiến đấu F-16 của các nước này là vấn đề phù hợp với lợi ích của bản thân Hoa Kỳ và cũng chính là trách nhiệm mà Washington phải thực hiện.
Tàu ngầm: Phương tiện tốt nhất để khắc chế một chiếc tàu ngầm là một chiếc tàu ngầm khác có tính năng ưu việt hơn. Hiện nay biển Đông đang là tiêu điểm gây sự chú ý của các quốc gia trong khu vực, điều này là đúng, song ông Bruce Lemkin cảm thấy rất lo lắng về cái nhìn thiển cận và hơi thiên lệch của Mỹ.
Nếu Mỹ cứ khăng khăng giữ quan điểm lệch lạc như vậy, với sức mạnh quân sự không ngừng lớn mạnh của mình, hải quân Trung Quốc sẽ biến Ấn Độ Dương thành "ao nhà" của họ. Vì thế, những loại tàu ngầm hiện đại có tính năng ưu việt của Mỹ và các đồng minh thân thiết như Australia sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Mỹ đang định phục hồi các máy bay vận tải nghỉ hưu như C-130J để bán
cho các nước châu Á-Thái Bình Dương
Tính cơ động: Tại khu vực này, luôn cần một phương tiện cơ động phù hợp, bởi đây là khu vực rất dễ xảy ra thiên tai, thảm họa. Vì thế, một số loại máy bay vận tải mới như EADS CASA C-295 của Airbus Military và Alenia C-27J Spartan của công ty chế tạo máy bay Alenia Aermacchi... sẽ có rất nhiều cơ hội tại đây. Tuy nhiên, cải tạo lại loại máy bay vận tải đã nghỉ hưu C-130 Hercules cũng là một biện pháp cần được xem xét.
Bài viết kết luận, trên đây chỉ là một số ví dụ cụ thể. Nếu thành công, Mỹ sẽ góp phần bảo đảm an ninh khu vực chứ không phải là gây ra tình trạng hỗn loạn. Cần phải bảo đảm rằng, việc thực hiện những dự án này phải phối hợp nhịp nhàng với những mục tiêu của chính phủ để Hoa Kỳ giữ vững được địa vị chủ đạo của mình. Tuy nhiên cần phải tiến hành với thái độ thận trọng, tránh tình trạng "cá mập tranh mồi" biến thành hỗn loạn.
Trên thực tế, chiến lược "cá mập tranh mồi" của Washington là nhân cơ hội Bắc Kinh đang ngày càng bành trướng trên biển để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí sang các nước châu Á-Thái Bình Dương, từ đó thắt chặt quan hệ và nâng cao thực lực quốc phòng cho các nước đồng minh, tạo lập vòng vây đối phó với Trung Quốc, bảo vệ địa vị của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Theo ANTD
Rơi máy bay vận tải không quân Ấn Độ, 5 người chết Một phát ngôn viên không quân Ấn Độ cho biết, một máy bay vận tải C-130J Hercules của không quân nước này đã gặp nạn hôm nay 28/3 ở miền trung Ấn Độ. Một máy bay vận tải C-130J Hercules. (Ảnh minh họa) Trong một tuyên bố, không quân Ấn Độ cho biết chiếc C-130J Hercules, một máy bay vận tải hạng nặng...