Vì sao Trump- Hillary không dùng xấu xa của đối thủ làm vũ khí tấn công?
Trong cuộc tranh luận cuối cùng này, những gì bị xem là xấu xa của đối thủ không được các ứng viên dùng làm vũ khí tấn công. Thay vào đó là bất hợp lý, mâu thuẫn trong quan điểm và lợi ích cá nhân được xem là chỗ hiểm để ra đòn.
Hillary dùng lý luận tấn công đối thủ, Trump lấy thực tế quật lại Hillary
Bà Hillary đã tấn công đối thủ ngay từ phát pháo đầu tiên khi cho rằng tòa án tối cao cần phải đứng về phía người dân Mỹ chứ không phải là các tập đoàn kinh doanh và những người giàu có. Tòa án tối cao nên đại diện cho tất cả người Mỹ.
Trump phản pháo bằng luật về quyền sử dụng súng. Với 33.000 người chết mỗi năm vì súng, vị tỷ phú cho rằng bà Hillary “ngu dốt”. “Tại Chicago luật sử dụng súng nghiêm ngặt nhất nhưng người chết vì súng nhiều nhất”. Đây là thực tế khiến bà Hillary miễn cưỡng bảo vệ quan điểm.
Bà Hillary cho rằng kiểm soát vấn đề dân nhập cư là tăng cường an ninh biên giới. Và theo quan điểm của bà thì dân nhập cư không phải là nguyên nhân làm gia tăng tội phạm. Kể từ năm 1990, tỷ lệ tội phạm bạo lực trong cộng đồng người nhập cư tăng ít hơn so với người bản xứ.Theo số liệu khảo sát và phân tích của Hội đồng Di Trú Mỹ từ năm 2010 cho thấy khoảng 1,6% số người nhập cư nam giới độ tuổi từ18-39 đang bị giam giữ, so với 3,3% của người bản xứ.
Bà ủng hộ quan điểm của Tổng thống Obama là sàng lọc người nhập cư qua kiểm tra lý lịch.Tuy nhiên Trump chỉ ra rằng chính quyền Barack Obama là chính quyền trục xuất xuất người nhập cư nhiều nhất cho đến nay. Do vậy, tội phạm trong cộng đồng dân nhập cư không phải như số liệu công bố, mà là bỏ sót những tội phạm đã bị trục xuất.Trump nói : “Barack Obama đã trục xuất hơn 2,5 triệu người, nhiều hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào gần đây, nhưng ông lại dành ưu tiên cho nhiều người di cư có hồ sơ hình sự.
Ông Obama đã hỗ trợ hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp”. Do vậy, với Trump thì quan điểm của Hillary và Obama thực ra là mở cửa biên giới cho người nhập cư bất hợp pháp, làm gia tăng tội phạm. Cho dù giám định chính sách không phải là thế mạnh của Trump, nhưng với thực tế ông đã đưa Hillary vào vòng luẩn quẩn với quan điểm của mình.
Trump tận dụng mâu thuẫn của chính Hillary tấn công đối thủ
Việc thay đổi quan điểm. mâu thuẫn của Hillary về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là điểm yếu của Hillary mà Trump nhắm vào.
Trump : “Hillary bất nhất về TPP. Từ năm 2010 đến 2014, bà ta ủng hộ nhiệt thành thỏa thuận thương mại của Tổng thống Obama, nhưng khi là ứng viên tổng thống thì lại phản đối”Hillary “TPP tạo ra tiêu chuẩn vàng cho các hiệp định thương mại tự do, minh bạch, công bằng thương mại và một sân chơi bình đẳng trong thương mại quốc tế. Và khi đàm phán, TPP bao gồm 40% tổng giá trị thương mại của thế giới, bảo vệ mạnh mẽ người lao động và môi trường”.
Tuy nhiên bà Hillary cho biết rằng khi nhận thức lại thì nhận thấy TPP không đáp ứng kỳ vọng của mình, vì vậy bà không ủng hộ. Và bà chĩa mũi nhọn về Trump : “Chỉ có một người trong chúng ta vận chuyển công việc đến 12 quốc gia, đó là Donald Trump. Trump đã mua thép Trung Quốc và khách sạn Trump tại Las Vegas là được làm bằng thép Trung Quốc”.
Có thể thấy rằng, bà Hillary đã bị luẩn quẩn trong cách giải thích này, khiến Trump tận dụng cơ hội phản pháo : “Một trong những điều bà hơn tôi là kinh nghiệm. Nhưng đó là những kinh nghiệm tồi tệ. Nếu bà trở thành tổng thống, đất nước này sẽ là một mớ hỗn độn”. Về vấn đề kiểm soát nợ công, Trump cho rằng chính quyền Obama đã tăng gấp đôi các khoản nợ. Trump có số liệu một cách chính xác cho lập luận của mình. Khi ông Obama nhậm chức ngày 20.1.2009, nợ liên bang là $ 10,63 ngàn tỷ USD.
Tính đến ngày 28.9.2016, nợ đã là 19,5 ngàn tỷ USD. Do vậy, Hillary cam kết tăng phúc lợi xã hội, hoặc sẽ phải tăng thuế hoặc sẽ tăng nợ công và ObamaCare là một ví dụ, trong khi bà Hillary lại cho rằng những chính sách của bà sẽ không làm gia tăng nợ công. Hillary :”Tôi sẽ không làm tăng thêm một đồng nợ nào”. Đó là lập luận không thuyết phục và số liệu thực tế mà Trump đưa ra đã chứng minh. Hillary và Trump đều còn có những lập luận thiếu thuyết phục về một số vấn quan trọngVấn đề nạo phá thai được cho là cả hai đều không có lập luận thuyết phục. Điều này có lẽ do quan đểm của người Mỹ bất đồng về vấn mấy chục năm qua, nên các ứng viên không dễ, hoặc không dám thể hiện quan điểm rõ ràng khiến có thể mất điểm.
Video đang HOT
Vấn đề liên quan tới nước Nga của Putin, việc Hillary tấn công không có gì mới và hầu hết là suy luận dựa trên các dự liệu phán đoán, còn việc chống đỡ, phản bác của Trump cũng không khiến cử tri thay đổi thái độ với ông về vấn đề này.Vấn đề liên quan tới sức mạnh Mỹ rên thế giới như vai trò trong NATO hay sự trỗi dậy tiềm tang từ Nhật Bản cho thấy cả Hillary và Trump đều chưa làm sang tỏ vấn đề mà chủ yếu là chất vấn dựa trên nghi vấn.
Đặc biệt trong lần tranh luận thứ ba này, Trump tự hào rằng :”Không ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi”, trong khi bão xì căng đan tình dục đang thổi mạnh vào ông. Song đối thủ không đi sâu vào bê bối này, dù ứng viên Hillary và phe Dân chủ bị Trump các buộc là dàn dựng để hại Trump. Sau 90 phút đấu khẩu trực tiếp, có thể nhận thấy lần so găng thứ ba này sự thuyết phục dường như vẫn chưa nghiêng về phía vị tỷ phù bất động sản. Song bất ngờ vẫn tiếp tục bao trùm cuộc đua tranh cho đến phút cuối.Và đúng như mong muốn của người điều khiển chương trình Wallace, cả hai kết thúc rất độc đáo.
Clinton: Tôi đang hướng tới tất cả người Mỹ…Tôi cần tài năng của các bạn. Tôi đã nhìn thấy hỉnh ảnh vị tổng thống đến gần với tôi. Tôi sẽ thực hiện trách nhiệm…Hãy cho cho tôi một cơ hội” Trump: Chúng ta sẽ làm cho Mỹ lớn một lần nữa…Hãy chăm sóc các cựu chiến binh của chúng tôi. Các cảnh sát viên và phụ nữ…phải bắt đầu ngay bây giờ. Chúng ta không thể mất thêm bốn năm nữa như với ông Barack Obama và đó là những gì bạn nhận được nếu bạn bầu cho bà ấy”.
Theo Danviet
Trump - Clinton song đấu lần cuối: Ai mới thực sự "độc ác" và "nước mắt cá sấu"?
Ứng viên đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và đối thủ đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump đã bước vào cuộc tranh luận trực tiếp lần cuối được dự đoán sẽ kịch tính hơn 2 cuộc tranh luận trước đó mà không bắt tay và gay gắt công kích lẫn nhau ngay trong những phút đầu tiên.
Ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton (phải) và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức bước vào cuộc song đấu cuối cùng.
Cuộc tranh luận diễn ra tại khán phòng ở Đại học Las Vegas, bang Nevada do nhà báo Chris Wallace, người dẫn chương trình nổi tiếng có phong cách chất vấn quyết liệt điều phối.
Đúng 21h ngày 19.10 theo giờ địa phương (8h sáng, ngày 20.10 theo giờ Việt Nam), hai ứng viên Clinton - Trump chính thức bước vào khán phòng, không bắt tay nhau, bắt đầu "đấu khẩu".
Tranh cãi vì Nga
Bà Hillary Clinton phát biểu
Bà Clinton cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn ông Trump trúng cử vì muốn biến tổng thống Mỹ thành một con rối: "Những gì tôi thấy là ông Putin không hề coi trọng người này (ông Trump)"
"Bà mới là một con rối", ông Trump đáp trả. đồng thời ca ngợi Putin "vượt trội" hơn bà Clinton về nhiều mặt.
"Tôi không biết gì về ông Putin. Nếu chúng tôi thân thiết nhau, tốt thôi, ông ấy không tôn trọng bà ấy. Ông ấy không tôn trọng tổng thống của chúng ta. Tất nhiên tôi lên án việc Nga tấn công mạng Mỹ", ông Trump nói thêm.
Trump muốn NATO phải trả tiền
Nói về quan hệ đồng minh với NATO, ông Trump cương quyết: "Tôi yêu NATO, nhưng họ vẫn sẽ phải trả tiền" (để nhận được sự đảm bảo an ninh từ Mỹ). Đồng thời, ông cũng thẳng thừng tuyên bố không muốn 2 đồng minh ruột ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân. "Tôi chưa bao giờ nói rằng Nhật Bản nên sở hữu vũ khí hạt nhân".
Đối đầu về vấn đề nhập cư và kinh tế
Trump tái khẳng định việc ủng hộ xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ với Mexico để ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp xâm nhập vào Mỹ, trục xuất người nhập cư. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta có một số kẻ xấu ở đây và chúng ta sẽ đuổi cổ họ".
Trump cũng chỉ kích Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta) do cựu tổng thống Bill Clinton, chồng bà Hillary đặt bút ký trước đó và cho biết ông sẽ đàm phán lại Nafta đồng thời cảnh báo nếu không thể làm thế, ông sẽ hủy bỏ nó và triển khai những thỏa thuận mới.
"Thuế tăng quá cao với kế hoạch của Hillary Clinton", Trump chỉ trích kế hoạch kinh tế của đối thủ.
Vị tỷ phú Mỹ tuyên bố ông có kế hoạch cắt giảm thuế ở quy mô lớn, đặc biệt là thuế doanh nghiệp. Tỷ phú Mỹ cũng cáo buộc bà Clinton bí mật ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Truyền thông chăm chú lắng nghe 2 ứng viên tranh luận
Bà Clinton phản pháo: "Khi tôi nhìn thấy bản thỏa thuận cuối cùng cho TPP, tôi đã phản đối. Nó không đáp ứng các tiêu chuẩn của tôi".
Bà cáo buộc ông Trump "nước mắt cá sấu" khi than phiền về vấn đề mất việc làm trong khi vẫn chấp nhận để thép Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ.
"Trump nhập khẩu thép Trung Quốc, thực tế khách sạn của ông Trump ở Las Vegas này cũng xây dựng bằng thép Trung Quốc", bà Clinton nói.
Bà cũng cáo buộc Trump có thể khiến Mỹ mất ba triệu việc làm vì kế hoạch giảm thuế đối với giới nhà giàu của Trump.
Câu hỏi đầu tiên
Nhà báo Chris Wallace đặt ra câu hỏi đầu tiên vềTòa án Tối cao Mỹ: Ông/bà trông đợi tòa án đưa đất nước chúng ta đến đâu và quan điểm của ông/bà về cách diễn giải Hiến pháp?
Bà Hillary Clinton và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump đứng trước mặt nhà báo Chris Wallace trong màn song đấu cuối cùng. Ảnh Reuters.
Bà Clinton trả lời trước, nhấn mạnh: "Khi chúng ta nói về Tòa án Tối cao, đây thực sự là vấn đề trung tâm của cuộc bầu cử này. Tôi tin tưởng cho rằng, Tòa án Tối cao phải đứng về về phía người dân Mỹ, không phải đứng về phía các tập đoàn và giới nhà giàu. Đối với tôi, điều này cũng có nghĩa là chúng ta cần một Tòa án Tối cao bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, cộng đồng LGBT, bình đẳng trong hôn nhân..."
Đến lượt Trump trả lời, vị tỷ phú bất ngờ công kích Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg, người từng gọi ông là một "tên lừa đảo" dù bà sau đó đã xin lỗi vì phát ngôn về chính trị của mình.
Tiếp đó, ông Trump và bà Hillary tranh luận về vấn đề kiểm soát súng.
Ông Trump nói về Luật sửa đổi Thứ hai, tấn công bà Clinton về chính sách kiểm soát súng đạn.
Bà Clinton đáp trả rằng, việc cải cách sẽ tạo ra sự khác biệt, không xung đột với Luật sửa đổi Thứ hai sau đó quyết liệt tấn công lại Trump, người nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA): "Những gì tôi muốn thấy là mọi người đồng lòng và nóí: "Dĩ nhiên, chúng ta sẽ bảo vệ Luật sửa đổi thứ 2, nhưng chúng ta muốn làm việc này theo cách có thể cứu được nhiều người trong số 30.000 nạn nhân chết vì súng đạn mỗi năm".
Ứng viên Đảng dân chủ Clinton đã mời tỷ phú Mark Cuban - người chỉ trích gay gắt Donald Trump đến dự cuộc tranh luận trực tiếp lần cuối. Trong khi đó, tỷ phú Trump đã mời ông Malik Obama, anh trai cùng cha khác mẹ của Tổng thống Obama tới dự.
Cuộc tranh luận xoay quanh 6 chủ đề chính bao gồm nợ công và các quyền lợi; người di cư; kinh tế; tòa án tối cao; các điểm nóng ngoại giao và tiêu chuẩn để trở thành tổng thống Mỹ. Mỗi phần được phép kéo dài 15 phút.
Cuối cùng, cuộc tranh luận kết thúc sau 96 phút và cả 2 ứng viên tiếp tục bỏ qua màn bắt tay nhau tương tự lúc bước vào màn đấu khẩu. Người điều phối cảm ơn Trump và Clinton đã tham gia cuộc tranh luận cuối cùng và tuyên bố kết thúc sự kiện.
Theo Danviet
Lí do Trump mời anh trai Obama tới cuộc tranh luận lần 3 Cũng giống như lần thứ hai, việc Trump mời những khách mời có chủ đích tới phiên tranh luận cuối cùng nhằm vào một ý đồ sâu xa. Malik Obama có mặt trong khán đài buổi tranh luận lần 3. Malik Obama thuộc lớp người mà Trump muốn loại bỏ khỏi nước Mỹ: người Hồi giáo. Anh trai Obama đến từ Kenya nơi...