Vì sao Trump dẫn người bị hiếp năm 12 tuổi đến tranh luận
Cuộc tranh luận lần hai giữa Trump và Clinton xuất hiện một nhân vật rất đặc biệt: một phụ nữ từng bị hãm hiếp năm 12 tuổi.
Kathy ngồi cạnh Trump vài giờ trước cuộc tranh luận trực tiếp lần 2.
Vài giờ trước cuộc tranh luận trực tiếp lần hai vào sáng 10.10 (giờ Việt Nam), Donald Trump đã mời 4 phụ nữ cùng có mặt ở hội trường đại học Washington, bang Missouri để công kích chồng bà Clinton về bê bối tình dục trong quá khứ.
Trong số 4 người phụ nữ thì 3 cô tố cựu Tổng thống Bill Clinton với những bê bối tình dục. Riêng Kathy Shelton là người duy nhất có liên hệ với bà Clinton đang tranh cử chức tổng thống Mỹ.
Trump nói trong cuộc tranh luận: “Cô gái tuyệt vời ấy cũng có mặt trong hội trường ngày hôm nay. Lúc bị hãm hiếp, cô ấy mới 12 tuổi. Và bà Clinton đã biện hộ cho kẻ hãm hiếp cô ấy”.
Năm 1975, bà Clinton được thẩm phán ở bang Arkansas chỉ định làm luật sư cho Thomas Alfred Taylor, người đã cưỡng hiếp bé gái Shelton khi đó mới 12 tuổi. Taylor không đủ tiền để thuê một luật sư nam nên đã yêu cầu thẩm phán chỉ định một nữ luật sư biện hộ cho ông trước tòa. Hillary Clinton là người được chọn.
Công tố viên của vụ án là Mahlon Gibson trong nhiều lần phỏng vấn cho biết bà Clinton không muốn đại diện cho một kẻ hiếp dâm. “Bà Clinton nói rất rõ ràng với tôi rằng bà không muốn nhận vụ đó”, Gibson nói trên tờ Newsday năm 2008.
Khi được chỉ định bảo vệ thân chủ, bà Clinton có nhiệm vụ duy nhất là làm tốt phần việc của mình. Bà phải nghe một số lời khai từ các nhân chứng cũng như sự xác thực thông tin mà nạn nhân Shelton đưa ra.
Tờ Newsday viết: “Những gì bà làm cho thân chủ của mình là biện hộ một cách tốt nhất có thể. Điều bà Clinton làm hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn của một luật sư”, Andrew Schepard, giám đốc trung tâm trẻ em trường luật Hofstra, nói.
Video đang HOT
Bà Clinton trong vai trò luật sư bào chữa cho thủ phạm Taylor.
Andrew nói: “Kẻ phạm tội may mắn vì có Clinton là luật sư bào chữa. Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của bà ấy khi làm tốt nhiệm vụ của mình”.
Nhiều người, trong đó có tỉ phú Donald Trump, chỉ trích việc bà Clinton giúp đỡ một kẻ hiếp dâm khỏi bị truy tố. Dù vậy nếu xét về lí, điều này là không phù hợp. Taylor sau đó cũng thừa nhận tội trạng của mình khi bà Clinton đệ đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
Trump lựa chọn đưa 4 người phụ nữ tới đại học Washington được cho là để giảm bớt dư luận chỉ trích ông sau video kể chuyện tục tĩu về phụ nữ cách đây 11 năm. Trump nói: “Tôi dùng lời nói, còn Bill Clinton dùng hành động. Ông ta còn tệ hơn tôi rất nhiều. Bill Clinton là chính trị gia lạm dụng phụ nữ nhiều nhất lịch sử Mỹ”.
Theo Quang Minh – Tổng hợp (Dân Việt)
Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối
4 gợi ý sau đây của chuyên gia thẩm vấn hàng đầu FBI sẽ là chỉ dấu quan trọng nếu muốn nhận biết ứng viên tổng thống Mỹ có đang nói dối hay không.
Rất nhiều tuyên bố nửa đúng nửa sai đã được Trump và Clinton đưa ra trong cuộc tranh luận trực tiếp tuần trước. Trong cuộc đối đầu giữa hai ứng viên phó tổng thống Kaine-Pence, hai bên thi nhau công kích và phủ nhận những cáo buộc của đối thủ.
Phóng viên Martha Raddatz của đài ABC và Anderson Cooper của CNN sẽ đứng trước thử thách không nhỏ khi chủ trì phiên tranh luận lần hai. Liệu họ có thể xử lý tốt tình huống khi những sự thật mơ hồ được ứng viên tổng thống đưa ra?
Joe Navarro đã thực hiện 13.000 cuộc thẩm vấn khi còn làm việc cho FBI. Nhiều người từng tìm cách đánh lừa Joe trong cuộc hỏi cung nhưng bất thành.
Trước khi nghỉ hưu vào năm 2003, Joe đã truyền thụ lại các kĩ thuật phỏng vấn chống khủng bố cấp cao cho đồng nghiệp trong FBI. Với Joe, một số nhân tố sau đây có thể xác định đối phương đang nói thật hay nói dối.
1.Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng
"Khi nói dối, chúng ta không biết rằng đấy là thói quen khi còn bé", Joe nói. "Là một sinh vật bậc cao, chúng ta có xu hướng thích lừa dối. Nếu muốn gây chú ý với mẹ mình, bạn sẽ giả vờ bị đau chẳng hạn".
Cách thức một câu nói được đưa ra có thể gợi ý đó có phải là một lời nói dối hay không. "Khi bạn đặt câu hỏi, liệu nó có gây ra khó chịu tâm lý nào không và nếu có, nó có biểu hiện ra bên ngoài? Cơ thể con người thể hiện chính xác những khó chịu tâm lý bên trong. Họ có cắn chặt môi. Họ có sờ cổ. Họ có hút thuốc như điên?".
2. Chặn đứng lời nói dối
"Điều chúng tôi thường làm là đặt một câu hỏi mở", Joe chia sẻ. "Kinh nghiệm của anh với vấn đề này là gì? Anh nghĩ gì về điều này?".
Joe để người được hỏi trình bày bất cứ thứ gì họ muốn. Khi họ đang nói, ngắt họ giữa chừng bằng câu: "Không, điều đó không chính xác. Nó không khớp sự thật. Đây là lí do".
Bằng việc chặn đứng lời nói của đối phương, bạn đẩy họ vào một bất lợi về tinh thần và dễ dàng kiểm chứng các dấu hiệu nói dối thể hiện ra bên ngoài.
3. Biết rõ sự thật
"Nhà báo sẽ theo sát các ứng viên nên đừng tạo ra những điều ngớ ngẩn. Hãy cảnh giác, thận trọng trong các phiên tranh luận", Joe khuyên ứng viên tổng thống.
Một gợi ý của Joe là nếu ứng viên đưa ra một điều không đúng sự thật, nhà báo này có thể tiếp tục hỏi dồn cho tới khi sự thật được công bố. Làm điều này khiến ứng cử viên tổng thống hoang mang và nói nhiều hơn khi thời gian tranh luận không còn nhiều. Nói dài thường đi kèm với nói dại, Joe nhận định.
4. Phản ứng giận dữ
"Cần nhớ rằng, khi đối đầu với những người có lòng tự tôn cực cao và quen với việc bị dồn vào chân tường, đừng miệt thị họ", Joe khuyên các ứng viên tổng thống. "Hãy đưa ra sự thật để họ đối đầu với nó. Với những người quá yêu bản thân, nếu họ không giải quyết được mâu thuẫn, họ sẽ nổi khùng. Tốt nhất nên đưa ra một cách tiếp cận khác".
Kinh nghiệm của Joe dành cho những ứng viên tổng thống là cố gắng không để mất kiểm soát cảm xúc. Nóng giận mất khôn và khiến những lời nói thiếu kiềm chế và độ chính xác phát sinh. Người bình tĩnh nhất sẽ luôn giành chiến thắng.
Theo Quang Minh - BBC (Dân Việt)
Nga đệ đơn lên Liên Hợp Quốc yêu cầu ngừng chỉ trích Donald Trump Nga đã đệ một đơn liên Liên Hợp Quốc yêu cầu một quan chức cấp cao của cơ quan này ngừng chỉ trích ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump, hãng tin AP dẫn nguồn ngoại giao thạo tin cho biết. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin. (Ảnh: AFP) Phản đối quan chức Liên Hợp Quốc chỉ...