Vì sao trùm giang hồ Cương “cầu xéo” khoái dùng “chó lửa” nẩy số?
Khi Tuấn “Hải Phòng” bị bắt sau khi Cương sa lưới thì dư luận mới biết được rằng thực chất đại ca đất Long Thành chỉ là một kẻ bị người khác điều phối.
Với những người dân ở Đồng Nai, Bình Dương, nhất là khu Long Thành thì cái tên Cương “cầu xéo” đã trở thành một nỗi khiếp đảm từ rất lâu nay. Là một tay côn đồ từ trong trứng, lớn lên lại bậm vào ma tuý nên chuyện Cương “cầu xéo” gây chuyện, chém giết rồi trở thành giang hồ cộm cán cũng là một điều dễ hiểu. Nổi danh ở khu vực Long Thành (Đồng Nai) từ lâu nhưng để được ngồi lên chiếu trên ở hàng đại ca chỉ từ khoảng năm 2010, nghĩa là sau khi những Hưng “vườn điều”, Long Thanh lần lượt xộ khám, chớp lấy thời cơ này Cương đã độc chiếm cả một rộng lớn để làm khu cát cứ của mình.
Trùm cờ bạc “bẩn” đất Biên Hoà
Dù mang tiếng là kẻ cầm đầu một băng nhóm giang hồ, đứng ra tổ chức không biết bao nhiêu sới bạc lớn nhỏ rồi điều hành cả một đường dây cá độ lớn nhưng giới ăn chơi ở Biên Hoà khi nhận xét về Huy thì đều có chung một quan điểm là “cờ bạc bẩn”. Vào sới bạc của Huy chơi, biết rõ là sẽ có trò bip bợm nhưng các con bạc vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận. Bình thường thì các con bạc sẽ trắng túi trước khi đứng dậy, nhưng ai gặp vận thắng được tiền từ đám của Huy thì ngay lập tức bị dính vào một vụ phiền toái nào đó.
Ngay cả trong việc tổ chức cá độ, Huy nhận tất cả các mức đánh, khi con bạc thu thì ngay lập tức gã cho đàn em đến tận nhà xiết nợ, thu đủ từng nghìn. Tuy nhiên, khi các con bạc thắng thì Huy bắt đầu dở mặt, cấu kết với một số đối tượng trong hệ thống của mình để quỵt tiền. Nếu ở sới bạc thì các con bạc kiểu gì cũng bị đám bảo kê gây sự đánh đập cướp lại tiền. Còn với khách chơi cá độ, dù thắng cả trăm triệu đồng thì cũng chỉ được thanh toán vài triệu, còn Huy sẽ “khất” hoặc coi đó như “quỹ” chơi, bao giờ thua thì trừ dần. Nói chung, cách làm của Huy là chỉ đi thu tiền của người khác chứ không bao giờ chịu móc hầu bao của mình ra để thanh toán sòng phẳng.
Giới chơi cờ bạc ở Đồng Nai biết rõ việc này nên kháo nhau không đến sới của Huy chơi. Tuy nhiên, hễ phát hiện ra được ai tẩy chay mình là ngay lập tức Huy cho đàn em đến “nện” cho một trận nhừ tử. Dân Biên Hoà còn ví von “Vào sới của Huy “pro” có đỏ cũng thành đen, tiền núi cũng phải hết”. Đã có không biết bao nhiêu người lâm vào cảnh tán gia, bại sản bởi tham gia sát phạt dưới hệ thống của Huy dù trước đó đều là những con bạc được mệnh danh là không bao giờ biết thua.
Long Thanh và Huy “pro” bị bắt đã tạo điều cho Cương “cầu xéo” ngoi lên cầm đầu.
Vì nhận thấy những hoạt động tổ chức sới bạc theo kiểu truyền thống rất dễ phát hiện, rút ra bài học từ đám đàn anh đi trước sẽ rất dễ xộ khám nên càng về sau, Huy càng tập trung nhiều vào các hoạt động cá độ bóng đá. Huy được coi là kẻ ra mặt tổ chức khi phía sau là một tay trùm khét tiếng, nổi tiếng về độ giàu có ở Đồng Nai. Huy cho đàn em toả đi khắp nơi, gom lệnh cá cược từ các con bạc sau đó báo về. Số tiền thắng thua sẽ ngay lập tức được nhà cái quyết toán theo từng trận. Tuy nhiên, Huy chỉ nhận về và rất ít khi chi lại cho người chơi.
Video đang HOT
Chính cách làm ăn theo kiểu không sòng phẳng như vậy mà Huy bị giới đỏ đen Biên Hoà đặt cho biệt danh Huy “bẩn” cùng với các biệt danh “pro” từ trước đến nay. Cũng chẳng hiểu sao dù biết rõ Huy thiếu sòng phẳng như vậy mà các con bạc vẫn lao tới chơi khiến cho gã giang hồ này giàu lên một cách nhanh chóng. Tiền bạc nhiều Huy sắm xe, sắp đất chỉ sau gần 2 năm xưng vương làm đại ca. Nhưng rồi cũng chính trong lúc đối tượng này cảm giác thế và lực của mình mạnh nhất thì là khi lực lượng điều tra của Công an tỉnh Đồng Nai vào cuộc.
Nắm bắt rõ được những hành vi phạm pháp của Huy “pro” và đồng bọn, Công an tỉnh Đồng Nai đã thành lập chuyên án để điều tra. Ngày 13/8/2013, lực lượng điều tra đã đột kích vào một sới bạc do anh em Huy điều hành ở Biên Hoà. Cuộc đột kích đã bắt giữ tới hơn 20 đối tượng trong đó có cả anh em. Điều đặc biệt là trong lúc nháo nhác trốn chạy, Huy đã lao ra phía lan can lầu 2 để nhảy xuống dưới, do va vào mái tôn nên đã ngả gãy tay. Chính vì lý do này, việc Huy bị bắt được ví von như là giang hồ gãy cánh đúng cả nghĩa đen đến nghĩa bóng.
Cũng chẳng hiểu Huy có danh trượng nghĩa ở đâu, chỉ biết đến khi bị bắt, tại cơ quan điều tra thì đối tượng này đổ hết tội cho đám đàn em, kể cả cho cả Hiệu và khẳng định là chỉ ở sới bạc “ngồi xem”. Tuy nhiên, vì tài liệu điều tra đã quá rõ ràng nên dù có viện ra lý do này, lý do kia thì Huy cũng vẫn bị luận tội. Cùng với hành vi tổ chức sới bạc, việc tổ chức cá độ bóng đá của Huy cũng dần được điều tra làm rõ và Công an tỉnh Đồng Nai cũng có chủ trương phải làm rõ tất cả những tội danh liên quan đến đối tượng này.
Huy “pro” bị bắt cũng có nghĩa băng Long Thanh đã bị xoá sổ hoàn toàn, không còn lấy một đối tượng này sót lại. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, Huy chưa thể vươn tầm lên được đại ca mâm trên khi so sánh với Long, Hưng. Suy cho cùng Huy chỉ là một kẻ làm ăn chộp giật, không có tầm bao quát hay nói đúng hơn là cái uy của một ông trùm nên việc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ngủi hơn 2 năm cũng là một điều dễ hiểu. Huy bị bắt không có nghĩa là ở Biên Hoà đã hết dân anh chị nhưng sau hàng loạt những cái tên bị hạ bệ thì giới giang hồ cũng không còn dám hung bạo, công khai như trước.
Khi mà vùng Trảng Bom, Biên Hoà, giang hồ cộm cán liên tục xộ khám thì ở khu vực Long Thành của tỉnh Đồng Nai nổi lên một thế lực. Băng nhóm này đã tồn tại từ lâu nhưng khi Long và Hưng sa cơ thì chúng mới trỗi dậy trở thành một thế lực mạnh nhất ở Biên Hoà. Ở những số báo sau, chúng tôi sẽ phác hoạ chi tiết về quá trình hoạt động và chân dung kẻ cầm đầu của băng nhóm này, một kẻ được ví sánh ngang cùng LOng Thanh và Hưng “vườn điều”.
Va chạm nhẹ, rút súng đe dọa
Đàn em dưới tay Cương lúc nào cũng có trên dưới cả trăm người, luôn sẵn sàng đâm thuê, chém mướn và đặc biệt là tham gia các công việc trong đường dây bán lẻ ma tuý ở Đồng Nai. Thế và lực ngày một mạnh giúp cho Cương “cầu xéo” duy trì được sức mạnh băng nhóm của mình trong thời gian khá dài, tuy nhiên, bản chất thật của con người này vẫn chỉ là một gã “côn đồ tay to”, ở một vài yếu tố gã giang hồ này khôn thể sánh được với Hưng và Long. Thậm chí, khi mà một nhân vật có tên là Tuấn “hải phòng” bị bắt sau khi Cương xa lưới thì dư luận mới biết được rằng thực chất đại ca đất Long Thành chỉ là một kẻ bị người khác điều phối.
Nguyễn Đức Cương, tức Cương “cầu xéo” tại cơ quan công an điều tra.
Khi Công an tỉnh Đồng Nai triển khai chuyên án 121M, Cương cùng gần 60 đối tượng ở Long Thanh, Biên Hoà và thị xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương bị bắt nó đã tạo ra một cuộc chấn động thật sự xảy ra vào năm 2012. Cương tên đầy đủ là Nguyễn Đức Cương, SN 1982, trú tại khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Xuất thân của Cương là một kẻ ăn chơi khét tiếng, hung hăng và máu lạnh. Nghiện ma tuý từ sớm, để có tiền hút chích Cương tham gia vào công việc đi đòi nợ thuê, đâm chém người để kiếm tiền và thậm chí là cả đi cướp đường.
Có tiếng ở Long Thành đã lâu, cũng đã biết đến chuyện tập hợp băng nhóm để đi gây tội nhưng kỳ thực, Cương chưa bao giờ được coi là xếp cùng chiếu với Long Thanh, Hưng “vườn điều”, vì theo nhận xét của giới giang hồ gã côn đồ đất Cầu Xéo chỉ là một kẻ khoẻ tay, yếu não, giỏi đâm chém nhưng mưu kế lại rất đơn giản, thậm chí vì quá ham tiền mà sẵn sàng làm những việc rất dễ bị chú ý như dạng mua bán ma tuý.
Khi mà nhận thấy những hoạt động của các băng nhóm đạt được hiệu quả lớn, Cương đã bắt đầu tập hợp đám đàn em là những con nghiện ma tuý đến để sai việc. Gã không trả công cho đám đàn em bằng tiền như Long, Hưng mà thay vào đó là ma tuý. Trước đây, do nghiện nặng, ngày nào Cương cũng phóng xe từ Long Thành lên Sài Gòn để mua ma tuý. Gã cũng rất ma cô khi thương mang thêm tiền mua từ 2-3 liều về rồi mang trộn lại, mình sử dụng một liều còn mang bán lại. Vừa có ma tuý để hút, gã lại còn kiếm được chút tiền để hôm sau tiếp tục sử dụng.
Nhờ vào những năm tháng hút chích đó mà Cương đã làm quen được với rất nhiều đầu mối ma tuý trên Sài Gòn. Sau này, việc buôn bán ma tuý được Cương giao cho đám đàn em thực hiện. Ma tuý mua về chủ yếu phục vụ trong nhóm, phần còn lại mang bán kiếm lời.Tuy nhiên, vì vốn nhiều, đám đàn em cũng chỉ được hút một phần, còn lại là xé lẻ bán cho đám xì ke ở khắp khu Long Thành và Biên Hoà.
Cương bắt đầu lấn sân vào lĩnh vực bảo kê, tổ sòng bạc từ những năm 2009-2010, bên cạnh đó gã bố trí một lực lượng để nhận các hợp đồng đâm thuê chém mướn. Nhờ nhiều vụ áp phe đẫm máu mà Cương “cầu xéo” cùng đàm em của mình đã nhanh chóng nổi danh. Bên cạnh việc tạo dựng sức mạnh cho băng nhóm của mình, Cương còn liên thủ với một số thế lực khác để hợp tác trong quá trình làm ăn như Phùng Thế Tài, Cao Xuân Thế… tất cả đều là những tay giang hồ cộm cán ở Đồng Nai.
Trong một số vụ thanh trừng, Cương thường cho đám đàn em của mình đi thực hiện, tuy nhiên, rất nhiều vụ xô xát đã từng xảy ra một cách bất chợt khi mà Cương gây gổ với người khác ngay giữa quán nhậu. Có lần đang ngồi nhậu tại Long Thành, một thanh niên đi qua chỉ nhỡ tay chạm vào đầu của Cương, gã giang hồ này đã ngay lập tức rút súng ra dí đầu đe doạ. Cậu thanh niên kia sợ đến mức ngất lịm, nằm xõng xoài ra đất phải gần nửa tiếng sau mới tỉnh dậy…
Chính những hành động như vậy đã khiến Cương ngày một nổi danh hơn. Tuy nhiên, vì các hoạt động của tên trùm ma tuý này đều được phân theo nhánh nhỏ, không mấy khi co cụm lại thành một chỗ nên việc theo dõi, điều tra cũng không hề đơn giản. Còn với Cương, khi mà gã còn tự do thì luôn cho mình cái quyền được đánh bất kỳ nếu như dám “trái ý”.
Còn tiếp….
Nhật Nguyệt
Theo_Người Đưa Tin
"Giám đốc mang quan tài phản đối ngân hàng": Kê biên nhưng cho kinh doanh
Năm 2012, khi cưỡng chế, cơ quan chức năng phát hiện khách sạn Long Thành chỉ được phép xây dựng 7 tầng nhưng thực tế có 10 tầng.
Sáng 7-1, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Khánh Hòa phối hợp cơ quan chức năng cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án là khách sạn Long Thành (đường Ngô Sĩ Liên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) của bà Đào Thị Long, Giám đốc DNTN Du lịch Long Thành (người đem quan tài đặt trước chi nhánh Nha Trang của Ngân hàng Nam Á vào ngày 5-1 mà Báo Người Lao Động phản ánh).
Lực lượng chức năng đọc quyết định cưỡng chế kê biên khách sạn Long Thành
Bà Long cho biết không có ý định chống đối cưỡng chế, kê biên, chỉ mong chậm cưỡng chế để bán khách sạn trả nợ. Theo ông Nguyễn Hữu Anh, Cục phó Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Khánh Hòa, dự định ban đầu là việc cưỡng chế, kê biên sẽ diễn ra giản đơn nhưng vì bà Long mang quan tài đến ngân hàng nên phải tăng cường lực lượng. Sau khi cưỡng chế, kê biên vẫn giao bà Long quản lý, khai thác, sử dụng khách sạn trên. Trong 5 ngày, ngân hàng và bà Long thỏa thuận về giá, không thỏa thuận được thì sau đó cơ quan thi hành án mới thuê trung tâm thẩm định giá, gửi kết quả đến bà Long. Bà Long được quyền khiếu nại về giá đó và yêu cầu thẩm định lại một lần nữa. Thẩm định xong mới đưa sang trung tâm bán đấu giá để tiến hành các thủ tục bán đấu giá. "Trước đấu giá một ngày, bà Long có quyền mang tiền đến chuộc. Trong thời gian này, bà Long có quyền tìm các khách hàng để bán tài sản, miễn ngân hàng chấp nhận, xác nhận đã thi hành án xong và đề nghị qua cơ quan thi hành án giải tỏa kê biên" - ông Anh nói.
Theo Ngân hàng Nam Á, bà Long vay ngân hàng này 6,9 tỉ đồng, thế chấp bằng khách sạn Long Thành. Tháng 9-2015, ngân hàng chấp thuận miễn 5,4 tỉ đồng lãi quá hạn và lãi phạt, chỉ thu 6,7 tỉ đồng gốc và 2,5 tỉ đồng lãi. Sau khi bà Long nợ quá hạn, ngân hàng khởi kiện. Ngày 29/10/2012, cơ quan thi hành án ký quyết định cưỡng chế, kê biên, xử lý tài sản đối với khách sạn Long Thành. Ông Nguyễn Hữu Anh cho biết năm 2012, khi cưỡng chế, kê biên, cơ quan thi hành án phát hiện trong giấy phép, khách sạn này chỉ được xây dựng 7 tầng nhưng thực tế là 10 tầng. "Lẽ ra năm 2008, TP Nha Trang phải tháo dỡ 3 tầng xây trái phép này nhưng không làm. Khách sạn đi vào kinh doanh rồi thì cơ quan thi hành án xuống kê biên mới phát hiện, báo UBND tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu kiểm điểm UBND TP Nha Trang" - ông Anh thông tin. Ngày 27-2-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản cho phép khách sạn Long Thành tồn tại 10 tầng, chủ đầu tư chỉ bị xử phạt số diện tích vượt giấy phép.
Theo bà Long, sự việc lẽ ra không kéo dài vì năm 2013, bà ký hợp đồng bán khách sạn này cho Công ty CP Du lịch quốc tế Hồng Ngọc (Công ty Hồng Ngọc, do ông Ngô Phi Hùng làm giám đốc) với giá 13,5 tỉ đồng, dư trả nợ ngân hàng. Hợp đồng có điều khoản bên mua sẽ chuyển vào tài khoản (Ngân hàng Nam Á đang phong tỏa) của bà Long tại Ngân hàng Nam Á 13,5 tỉ đồng bảo lãnh khoản nợ của bà với ngân hàng để làm thủ tục mua bán khách sạn và trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng không tạo điều kiện nên Công ty Hồng Ngọc rút lại tiền và không mua. Ngân hàng giới thiệu một khách mua khác nhưng mua giá rẻ hơn nên bà Long không bán.
Ông Hùng cũng cho biết đã gửi tiền vào ngân hàng, bảo lãnh khoản nợ của bà Long để thực hiện thủ tục mua bán khách sạn nhưng không được ngân hàng tạo điều kiện. "Ngân hàng bảo chỉ xiết nợ, không biết thủ tục mua bán của chúng tôi thế nào. Ngân hàng đã cầm sổ đỏ của khách sạn đó, muốn thu hồi nợ thì phải làm trọng tài chứng nhận cho tôi để mua khách sạn ấy nhưng họ không chịu. Nếu tạo điều kiện thì tôi mua khách sạn Long Thành từ lâu rồi" - ông Hùng nói.
Giải thích về điều này, ông Quang Nhựt Tiến, Giám đốc Chi nhánh Nha Trang của Ngân hàng Nam Á, nói: "Ngân hàng cho vay, thu hồi nợ khi khách hàng trả tiền cho chúng tôi chứ không phải thông qua một người nào để đi giao dịch trả nợ".
Theo NLĐ
Vụ mang quan tài đặt trước ngân hàng: Công an Khánh Hòa vào cuộc Sáng 7.1, ngay sau khi hoàn tất việc cưỡng chế kê biên khách sạn Long Thành (3 Ngô Sĩ Liên, phường Phương Sài, TP.Nha Trang, Khánh Hòa), bà Đào Thị Long - chủ khách sạn, người mặc áo tang, mang quan tài đặt trước Ngân hàng Nam Á - đã nhận được giấy mời làm việc của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh...