Vì sao Triều Tiên, Venezuela “xấu xí” đến vậy?
Lâu nay, báo chí phương Tây &’vẽ’ ra những hình ảnh không mấy tốt đẹp về Triều Tiên và Venezuela. Đây là hai quốc gia đối chọi mạnh mẽ với các lợi ích của Mỹ nhưng Washington khó lòng can thiệp sâu.
Vùng khoanh đỏ trên ảnh chính là lãnh thổ Triều Tiên được chụp vào ban đêm, cũng được ví như sự bí ẩn của quốc gia này đối với thế giới.
Triều Tiên và Venezuela là hai quốc gia đi theo đường lối chủ nghĩa xã hội, có chính sách thù địch với Mỹ ở hai phía bán cầu. Nếu như ở châu Á, Triều Tiên hiện có chính sách phát triển hạt nhân mà không tuân theo các quy định do Mỹ đặt ra. Trong khi đó, Venezuela và Cuba đang là những lãnh đạo tinh thần cho phong trào chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ ở châu Mỹ Latinh.
Sự đối đầu “ngang bướng” này khiến cho Mỹ rất đau đầu trong các biện pháp đối phó và kìm hãm sự trỗi dậy và phát triển của các quốc gia nói trên. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các bài báo phương Tây, đặc biệt là báo Mỹ, thường xuyên “nói xấu” Venezuela và Triều Tiên trên các ấn phẩm của mình.
Thậm chí, họ còn sử dụng các phương tiện truyền thông như là một cách thức hiệu quả để tạo ra “lớp mây mù” che phủ lên những gì đang thực sự diễn ra ở các quốc gia này.
Cách mà phương Tây viết về hai quốc gia này chủ yếu khai thác mạnh các yếu tố tiêu cực từ các sự kiện hoặc biến cố diễn ra trong nước. Rất ít những bài viết khách quan về Venezuela cũng như Triều Tiên.
Ở Venezuela, báo chí phương Tây tập trung lên án chế độ của Tổng thống Nicolas Maduro, gọi đó là độc tài. Các chuyên gia bình luận nước ngoài cho rằng chính việc quốc hữu hóa nguồn tài nguyên dầu mỏ đã “làm hại cả nền kinh tế” của quốc gia này. Chính sách này liệu có thực sự làm hại Venezuela và còn cần rất nhiều các phân tích ở tầm vĩ mô khác nhau và thời gian dài về sau. Tuy nhiên, các kết luận này chỉ mới “manh nha” thôi, truyền thông phương Tây đã vội vàng quy chụp mọi biến chuyển ở Venezuela là “do độc tài nhà nước” của chính quyền Maduro gây ra.
Cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh ở Venezuela từng biến thành câu chuyện để truyền thông phương Tây chỉ trích chính phủ nước này một cách thậm tệ.
Cụ thể, một số biến cố mang tính tạm thời tại quốc gia châu Mỹ La-tinh này đã bị truyền thông phương Tây thổi lên thành một sự kiện lớn và “quy kết” nó là sai lầm của chính phủ.
Vụ việc thiếu giấy vệ sinh ở Venezuela là một ví dụ. Giới chuyên gia ngoại thì nhận định rằng “Venezuela rơi vào tình cảnh cạn kiệt nguồn hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống người dân bắt nguồn từ tình trạng kiểm soát giá cả nhằm tạo nguồn hàng cung cấp cho đại đa số dân nghèo và hoạt động kiểm soát ngoại tệ của chính phủ”. Trong khi đó, phía chính quyền Caracas phủ nhận điều này và cáo buộc các lực lượng chống chính phủ bao gồm giới chủ tư nhân là thủ phạm gây ra tình cảnh khan hiếm hàng nhằm gây bất ổn trong nước.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thương mại Venezuela – Alejandro Fleming cho rằng cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh là kết quả của “một chiến dịch truyền thông với mục đích chia rẽ nội bộ đất nước”. Ông khẳng định, chính phủ đã công bố về tình trạng khan hiếm ngoại tệ – hậu quả từ việc đình chỉ nguồn cung các nguyên vật liệu thô, trang thiết bị và phụ tùng từ nước ngoài cho các công ty Venezuela, khiến hoạt động của nhiều nhà máy bị gián đoạn.
Truyền thông phương Tây thay vì phân tích đích xác lý do gây nên hậu quả thiếu các nhu yếu phẩm của Venezuela đã tập trung chỉ trích chính phủ và làm trầm trọng hóa thêm cách nhìn của thế giới đối với quốc gia này.
Với Triều Tiên, truyền thông phương Tây lại chủ yếu khai thác các sự kiện “hậu trường chính trị”, đặc biệt là về đời tư của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Trên thực tế, cách nhìn của truyền thông phương Tây đối với Triều Tiên cởi mở hơn, có phần ít chỉ trích về mặt chính trị hơn. Nhưng họ thường xuyên khai thác các tình huống bất lợi cho hình ảnh quốc gia, tô đậm bức tranh xấu xí về tầng lớp lãnh đạo nước này.
Nếu nhìn tổng thể, có thể nhận thấy rằng truyền thông thế giới rất quan tâm đến Triều Tiên. Lý do chủ yếu là bởi quốc gia này vẫn là phần bí ẩn nhất trên bản đồ địa cầu. Họ chỉ được biết các vấn đề mà các lãnh đạo nước này muốn để họ biết. Triều Tiên có chính sách khép cửa đối với thế giới, từ kinh tế cho đến truyền thông.
Vì vậy, mọi câu chuyện của đất nước này, dù là sự thật hay là thêu dệt, đều trở thành câu chuyện ăn khách cho những người tò mò ở bên ngoài biên giới quốc gia. Cũng theo lẽ đó, các câu chuyện thêu dệt thường dẫn đến những kết luận khá vội vàng và không đi qua một bước khá quan trọng trong việc đưa tin là kiểm chứng.
Một số nhận định từng được xem là kết luận hiển nhiên về đất nước Triều Tiên gần đây đang dần bị chứng minh là sai lệch. Đó là việc Triều Tiên đóng khung nền kinh tế vào hình thức bao cấp và nước này có nền kinh tế “thảm bại”, lạc hậu hơn thế giới rất nhiều năm. Nghiên cứu gần đây nhất của ông Andrei Lankov, giáo sư chuyên nghiên cứu Triều Tiên tại trường đại học Kookmin, Hàn Quốc đăng tải trên Al-Jazeera – một hãng tin không đến từ phương Tây – đã khẳng định điều này.
Nền kinh tế của Triều Tiên đang bị chi phối bởi các hoạt động kinh tế tư nhân.
Theo ông Lankov, qua những thử thách trong điều kiện khó khăn, Triều Tiên đã tự hướng mình tới một nền kinh tế thị trường. Tuy chưa hẳn mở cửa hoàn toàn, trong nội địa Triều Tiên đã có những bước biến chuyển rõ rệt. Đời sống của người dân không khắc khổ giống như truyền thông phương Tây đã vẽ ra. Tới đầu những năm 2000, Triều Tiên đã có một nền kinh tế thị trường không chính thức, nhưng bùng nổ mạnh mẽ. Cũng nhờ đó, nạn đói đã được xóa bỏ trong khoảng từ năm 1999 đến 2000. Theo ước tính, vào thời điểm đó, trung bình mỗi gia đình Triều Tiên đã kiếm được 80% thu nhập từ các hoạt động kinh tế thị trường.
Tương tự đối với đời sống của người dân Triều Tiên, càng ngày, truyền thông phương Tây càng “bẽ mặt” với cách đưa tin vội vàng, thiếu kiểm chứng. Điển hình gần đây nhất là một số tờ báo danh tiếng thế giới chế nhạo kiểu tóc của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un và đưa tin không đúng sự thật về việc nước này bắt công dân nam phải cắt theo kiểu tóc của ông.
Việc giới truyền thông phương Tây cố tình “tung hỏa mù”, che giấu và làm sai lệch sự thực tại các quốc gia nói trên được giới chuyên gia nhận định là “chiêu bài” để thực hiện các ý đồ chính trị. Đúng và sai hãy còn cần nhiều thời gian để nhận định. Tuy nhiên, với mọi vấn đề có tính bất lợi cho chính phủ phương Tây, việc tin hay không tin vào các câu chuyện truyền thông cần đến một cái nhìn tỉnh táo và định lượng vấn đề chuẩn xác để không trở thành “con rối” của các phương tiện truyền thông hiện đại.
Theo Infonet
Hốt hoảng trước nhan sắc chưa photoshop của Lady Gaga
Sự khác biệt giữa những hình ảnh chưa chỉnh sửa so với hình ảnh đã photoshop của Lady Gaga khiến nhiều người kinh ngạc.
Một số hình ảnh trước khi được chỉnh sửa bằng photoshop của nữ ca sĩ Lady Gaga vừa được phát tán rộng rãi trên mạng Internet. Sự khác biệt về nhan sắc của ngôi sao âm nhạc nổi tiếng giữa những bức ảnh chưa chỉnh sửa và đã chỉnh sửa đã khiến không ít người kinh ngạc.
Trong những bức ảnh, nữ ca sĩ ngả người trên một chiếc ghế, đặt trước cô là một chiếc túi màu tím. Làn da của cô trước khi được chỉnh sửa rõ ràng có sự khác biệt so với hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Hình ảnh đã "tút" lại cho thấy một Gaga tràn đầy sức sống và làn da trẻ trung hơn những bức ảnh trước. Điều này cho thấy nữ ca sĩ đã nhờ đến sự hỗ trợ của kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh khá nhiều để có thể trở nên long lanh trong các bức ảnh quảng cáo.
Hình ảnh trước khi photoshop của Lady Gaga
Trông cô lộng lẫy hơn hẳn sau khi được chỉnh sửa
Điều này cho thấy cô đã sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh khá nhiều để khiến mình trông hoàn hảo hơn
Theo trang DMail, Gaga hẳn sẽ không vui khi biết những bức ảnh không hoàn hảo bị phát tán
Sự khác biệt khá lớn về nhan sắc của Gaga khi chưa được photoshop hỗ trợ
Được biết, loạt ảnh được thực hiện để quảng bá cho một hãng thời trang. Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, những bức ảnh của Gaga hẳn sẽ thu hút sự chú ý cho nhãn hiệu này.
Tuy nhiên, chiến dịch mới này của Gaga đang gặp nhiều khó khăn vì tai tiếng của ngôi sao trên các mặt báo. Nữ ca sĩ bị tố cáo đã lãng phí 356.000 gallon nước để làm đầy bể bơi được sử dụng vào việc quay MV G.U.Y của cô, mặc dù thời điểm đó đang là mùa hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử của bang California.
Một nguồn tin khẳng định trong quá trình thực hiện MV, nữ ca sĩ đã khử trùng lượng nước này bằng clo rồi đổ đầy bể bơi Neptune Pool, vì vậy lượng nước sạch này sau đó không thể sử dụng được nữa. Tuy nhiên, đại diện của ngôi sao Poker Face đã phủ nhận cáo buộc này và khẳng định chuyện này chỉ là bịa đặt.
Trông cô khác hẳn so với hình ảnh đã được photoshop thường thấy
Hình ảnh Lady Gaga rạng rỡ hơn nhiều sau khi được chỉnh sửa bằng photoshop
Theo Trithuctre
Giấy vệ sinh có hoa văn bằng vàng 24 carat Những cuộn giấy vệ sinh với nhiều mẫu hoa văn tinh tế bằng vàng 24 carat được bán với giá 4.900.000 đồng/ cuộn. Giấy vệ sinh là vật dụng hàng ngày nên ít khi được chú ý. Tuy nhiên, công ty Thiết kế Giấy ở Đức đã khiến nhiều người ngạc nhiên với những mẫu giấy vệ sinh có hoa văn tinh tế...