Vì sao Triều Tiên nổi giận với chương trình phát thanh của Hàn Quốc?
Tờ Chosun Ilbo ngày 24/8 đã công bố những nội dung trong các chương trình phát thành mà Hàn Quốc sử dụng ở khu vực biên giới đã làm Triều Tiên cảm thấy tức giận, dẫn tới tình trạng căng thẳng trong những ngày qua giữa hai miền.
Hệ thống loa phát thanh của Hàn Quốc (Ảnh ABCNews)
Theo tờ Chosun Ilbo, chương trình phát thanh của Hàn Quốc thường kéo dài từ 5-10 phút ở khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên.
Chương trình này đã được nối lại hồi đầu tháng sau khi hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương trong một vụ mà Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đã cho cài bom ở khu vực phi quân sự.
Trong chương trình phát thanh, Hàn Quốc luôn khẳng định muốn chia sẻ và hỗ trợ cho người dân ở Triều Tiên.
Ngoài ra, chương trình này còn nhấn mạnh tới những lần Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tới thăm Trung Quốc sau khi bà nhậm chức rồi đem ra so sánh với việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un chưa một lần sang thăm quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Dự báo thời tiết cũng là một nội dung luôn được các chương trình phát thành của Hàn Quốc đặt ở khu vực biên giới hướng đến. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội khác của Hàn Quốc cũng được nêu ra.
Cuối cùng, những ca khúc ăn khách nhất của âm nhạc Hàn Quốc đều được giới thiệu trong các chương trình phát thanh.
Với hệ thống loa có công suất lớn đặt tại 11 địa điểm ở dọc khu vực biên giới giữa hai miền, chương trình phát thanh hoạt động với tần suất 3 lần/ngày. Tuy nhiên, thời điểm phát không được ấn định cụ thể nhằm ngăn chặn Triều Tiên “đáp trả” bằng cách chương trình phát thanh của nước này.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc cấp cao cho biết: “Binh sĩ và người dân Triều Tiên sống gần khu vực biên giới thường bị cô lập so với phần còn lại của Triều Tiên. Họ thường phải nhận một lượng thông tin chỉ đạo lớn từ Bình Nhưỡng. Do đó, các biện pháp đề phòng luôn được triển khai phòng khi những người này bị tác động bởi các chương trình phát thanh của Hàn Quốc và bỏ chạy sang phía chúng tôi”.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Chosun Ilbo
Thỏa thuận vừa đạt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên gồm những gì?
Sau 3 ngày đàm phán, rạng sáng 25.8 Hàn Quốc và Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận 6 điểm mang tính đột phá nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai miền, theo Yonhap ngày 25.8.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hong Yong-pyo (trái) bắt tay với Trưởng ban Mặt trận thống nhất trung ương Triều Tiên Kim Yang-gon sau khi đạt được thỏa thuận - Ảnh: Reuters
Rạng sáng 25.8 (giờ địa phương), các nhà đàm phán cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận gồm 6 điểm nhằm tránh nguy cơ xung đột quân sự giữa hai miền. Đây được coi là một bước đột phá lớn sau 3 ngày đàm phán căng thẳng tại Bàn Môn Điếm.
Thỏa thuận 6 điểm đạt được giữa hai miền Triều Tiên bao gồm:
Thứ nhất, Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc đối thoại liên chính phủ tại Seoul hoặc Bình Nhưỡng trong thời gian sớm nhất nhằm cải thiện quan hệ liên Triều, cũng như tiếp tục đối thoại và đàm phán về các vấn đề khác trong tương lai.
Thứ hai, Triều Tiên tuyên bố lấy làm tiếc về việc các binh sĩ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở Khu phi quân sự (DMZ) dọc giới tuyến quân sự thời gian vừa qua.
Thứ ba, Hàn Quốc sẽ ngừng chiến dịch tuyên truyền bằng loa phóng thanh chống Bình Nhưỡng dọc theo giới tuyến quân sự giữa hai nước bắt đầu từ 12 giờ ngày 25.8 trong trường hợp không phát sinh tình trạng bất thường.
Thứ tư, Triều Tiên đồng ý bãi bỏ tình trạng chuyển quân đội sang trạng thái sắp có chiến tranh.
Thứ năm, hai miền đồng ý tiến hành cuộc đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán trong chiến tranh vào dịp Trung thu sắp tới và tiếp tục tổ chức các cuộc đoàn tụ trong tương lai. Đồng thời phiên họp giữa Hội Chữ thập Đỏ hai miền sẽ được tổ chức vào đầu tháng 9 tới để chuẩn bị cho các cuộc đoàn tụ này.
Thứ sáu, hai miền đồng ý thúc đẩy giao lưu phi chính phủ giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực.
Binh sĩ Hàn Quốc tại đường dẫn vào làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc Khu phi quân sự ngày 24.8 - Ảnh: Reuters
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hoan nghênh thỏa thuận này và cho biết: "Tôi đánh giá cao thỏa thuận về việc đối thoại liên Triều thường xuyên và mong rằng điều đó sẽ tạo ra cơ chế để quản lý hiệu quả mọi vấn đề phát sinh trên bán đảo Triều Tiên".
Mỹ cũng nhanh chóng hoan nghênh thỏa thuận đột phá mà hai miền Triều Tiên vừa đạt được. Chính phủ Mỹ đồng thời đánh giá cao vai trò của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, cho rằng bà Park đã nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện quan hệ liên Triều, thúc đẩy hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thất vọng tăng cao sau ngày thứ 3 của đàm phán cấp cao liên Triều Dù đã bước sang ngày thứ 3 liên tiếp song cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn không mang lại kết quả rõ rệt. Sau gần 10 giờ đàm phán trong vòng đàm phán đầu tiên và hơn 24 giờ đàm phán trong 2 ngày tiếp theo, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho...