Vì sao Triều Tiên muốn nối lại đàm phán 6 bên?
Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán 6 bên mà không cần điều kiện tiên quyết. Điều gì khiến Triều Tiên thay đổi như vậy? Việc nối lại đàm phán 6 bên lần này liệu sẽ có kết quả?
Triều Tiên rút khỏi đàm phán 6 bên từ tháng 4/2009 sau khi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng vệ tinh của nước này. Bình Nhưỡng công khai tuyên bố ý định làm giàu các thanh nhiên liệu đã được phân hạch và hạn chế việc thanh sát các cơ sở hạt nhân. Kể từ đó, tất cả các nỗ lực để nối lại đàm phán 6 bên đều thất bại.
Gần đây Triều Tiên phát đi các tín hiệu thể hiện mong muốn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán trong chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kae-gwan tới Mỹ và chuyến công du Nga của Chủ tịch Kim Jong-il nhưng từ chối đáp ứng điều kiện tiên quyết do Mỹ và Hàn Quốc về việc từ bỏ chương trình hạt nhân. Triều Tiên tuyên bố mong muốn “nối lại đàm phán 6 bên vào một ngày gần đây mà không cần bất cứ điều kiện nào”.
Tuy vậy, việc nối lại đàm phán và tiến trình đàm phán 6 bên không dễ dàng.
Trước tiên, đó là sự đe dọa, phổ biến vũ khí trái phép của Triều Tiên. Loại bỏ vấn đề hạt nhân ra khỏi nội dung đề cập trước các cuộc đàm phán, các kỳ họp song phương và trù bị đã dẫn tới sự ngờ vực sâu sắc về Triều Tiên cũng như các đồng minh của nước này.
Bình Nhưỡng luôn mập mờ về thực trạng hạt nhân nhằm tối đa hóa khả năng thương lượng với đối tác đàm phán. Phương cách ngoại giao này dù đem lại một số kết quả nhất định cho Triều Tiên nhưng về lâu dài, nó sẽ gây trở ngại cho các cuộc đàm phán.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên gia tăng sau vụ tàu chiến Cheonan, cuộc pháo kích vào đảo Yeonpyeong. Những hành động này khiến khả năng nối lại các cuộc đàm phán càng trở nên khó khăn.
Nhân tố nào khiến Triều Tiên muốn nối lại đàm phán về vấn đề hạt nhân?
Việc Triều Tiên đột nhiên thể hiện thiện chí nối lại đàm phán không báo trước một tương lai lạc quan. Thay vào đó, sự thay đổi này dường như bị thúc ép bởi sự cô lập trên bình diện quốc tế và cuộc khủng hoảng lương thực, nạn lũ lụt nghiêm trọng mà nước này đang phải hứng chịu.
Từ những năm 1990, theo phương Tây, Triều Tiên luôn phải đối mặt với nạn đói và chỉ được khắc phục tạm thời nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ. Tuy nhiên, từ khi rút khỏi đàm phán 6 bên, Bình Nhưỡng không nhận được bất kỳ khoản viện trợ nào. Hơn nữa, những thiệt hại do nạn lũ lụt gây ra khiến Triều Tiên miễn cưỡng nối lại đàm phán để tìm kiếm sự trợ giúp quốc tế hòng vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực.
Nền kinh tế bị coi là kiệt quệ đứng bên bờ vực thẳm từ năm 2006 khi Bình Nhưỡng rút khỏi các cuộc đàm phán đa phương để bảo tồn kho vũ khí hạt nhân. Dựa vào hình ảnh vệ tinh, tờ New York Times cho rằng, ba trong bốn nhà máy hạt nhân ở Triều Tiên bị đóng cửa.
Sự kiện tàu Cheonan khiến tình hình càng xấu thêm. Triều Tiên bị thất thu 333 triệu USD xuất khẩu hải sản hàng năm sang Hàn Quốc. Mặt khác, sự giảm giá của đồng Won và sự gia tăng nhu cầu về thương mại và năng lượng buộc Bình Nhưỡng điều chỉnh lập trường và muốn nối lại đàm phán 6 bên.
Theo Eurasia Review, các cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự bất ổn định về chính trị. Và với bệnh tật của Chủ tịch Kim Jong-il và sự chưa chắc chắn trong vấn đề kế vị, tình hình có thể càng trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Từ đó dẫn tới nhu cầu cơ bản của phía Triều Tiên là nối lại đàm phán để tăng cường quan hệ với các nền kinh tế khác trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy, Triều Tiên coi Nga và Trung Quốc là những đối tác chủ chốt, đồng thời đưa ra những đảm bảo về việc nối lại đàm phán.
Vì vậy, Triều Tiên tỏ ý muốn nối lại đàm phán chẳng qua chỉ là sự thúc ép trên các lĩnh vực xã hội, chính trị và kinh tế. Các cuộc đàm phán dù có được nối lại, nhiều khả năng sẽ không đạt được kết quả nào về việc hạn chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Nếu Bình Nhưỡng có bất cứ ý định phi hạt nhân hóa nào thì cũng có một vài cách để thể hiện ý định như vậy, hoặc bằng cách thông báo tuân theo các quy tắc không phổ biến vũ khí, đặc biệt là nghị quyết 1540 của Liên Hiệp Quốc, hoặc là “đóng băng” chương trình hạt nhân cho đến khi xác định được độ an toàn, ông Daniel Pinkston, thành viên Nhóm khủng hoảng quốc tế lập luận.
Các nhà phân tích cũng hoài nghi về khả năng chế độ Kim Jong-il từ bỏ chương trình hạt nhân. Nếu có ý định phi hạt nhân hóa thì Triều Tiên sẽ tự khởi xướng, chứ không phải do sức ép của cộng đồng quốc tế. Trong tình hình như vậy, việc nối lại đàm phán cũng vô ích.
Theo Báo Đất Việt
Hội đàm phi hạt nhân hóa Hàn - Triều lại thất bại
Hội đàm phi hạt nhân hóa giữa hai miền Triều Tiên đã thất bại do giữa hai bên còn tồn tại bất đồng sâu sắc.
Hôm nay, trưởng đoàn đàm phán sáu bên của Hàn Quốc Wi Sung-lac và trưởng đoàn của phía Triều Tiên Ri Yong-ho đã tổ chức hội đàm phi hạt nhân hóa giữa hai miền Triều Tiên lần thứ hai tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại buổi họp, hai bên đã thảo luận điều kiện khởi động lại vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Yonhap, buổi đàm phán kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ đã kết thúc mà không đạt được kết quả nào do hai bên bất đồng ý kiến sâu sắc.
Tại hội nghị, phía Hàn Quốc yêu cầu phía Triều Tiên chấm dứt kế hoạch làm giàu uranium trước khi khởi động lại vòng đàm phán sáu bên, cho phép thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế trở lại Triều Tiên, tuyên bố đẩy lùi thử nghiệm các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm xa... Tuy nhiên, Triều Tiên yêu cầu khởi động lại vòng đàm phán 6 bên vô điều kiện.
Tiến trình đàm phán giữa sáu bên gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga được bắt đầu từ năm 2003. Năm 2009, đàm phán tạm dừng sau các cuộc thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Theo VTC
Hàn Quốc tìm kiếm tên lửa tầm xa đối phó Triều Tiên Mỹ và Hàn Quốc đang đàm phán về việc cho phép Seoul phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa hơn, có khả năng bao trùm toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc đang tìm kiếm tên lửa tầm xa hơn. Ảnh minh họa. Liên minh Mỹ-Hàn đã bắt đầu các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về việc sửa đổi hiệp...