Vì sao Triều Tiên liên tiếp từ chối nhận viện trợ vắc xin?
Triều Tiên, quốc gia cho đến nay vẫn tuyên bố “sạch bóng” Covid-19, đã nhiều lần từ chối đề nghị hỗ trợ vắc xin từ bên ngoài.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 2/9, trong đó kêu gọi các biện pháp chống dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Tuần này, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cơ quan đại diện phân phối vắc xin theo chương trình COVAX, cho biết Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên đã từ chối gần 3 triệu liều vắc xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất với lý do nguồn cung vắc xin toàn cầu hạn chế và ca nhiễm đang tăng nhanh ở những nơi khác. Triều Tiên cho rằng số vắc xin này nên được chuyển đến các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Theo UNICEF, Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với COVAX để cung cấp vắc xin Covid-19 trong “những tháng tới”.
Một tổ chức tư vấn Hàn Quốc có liên kết với cơ quan tình báo nước này hồi tháng 7 cho biết, Bình Nhưỡng cũng từ chối đề nghị cung cấp lô vắc xin AstraZeneca vì lo ngại các tác dụng phụ hiếm gặp.
Video đang HOT
Cũng trong tháng 7, Bộ Ngoại giao Nga xác nhận Moscow đã nhiều lần đề nghị cung cấp vắc xin sản xuất nội địa cho Triều Tiên. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ nhận sự giúp đỡ từ Nga.
Triều Tiên đã đóng cửa biên giới từ tháng 1/2020 và cho đến nay không ghi nhận bất kỳ ca mắc Covid-19 nào – một kỷ lục khiến giới quan sát nghi ngờ do nước này có chung đường biên giới rộng lớn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Triều Tiên đã triển khai các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt và hạn chế đi lại trong nước.
Theo Kee Park, giảng viên tại Trường Y Harvard từng thực hiện nhiều chuyến đi viện trợ nhân đạo tới Triều Tiên, Bình Nhưỡng muốn gửi thông điệp rằng biện pháp tự cô lập do nước này đặt ra đã giúp họ an toàn trước đại dịch Covid-19.
“Việc Triều Tiên tin tưởng vào các biện pháp y tế cộng đồng cho phép họ tiếp cận vắc xin một cách kiên nhẫn hơn để xem liệu có vấn đề gì phát sinh với những loại vắc xin mới khi chúng được tung ra thị trường hay không”, chuyên gia Park nhận định.
“Triều Tiên cũng đã lên tiếng phản đối sự bất bình đẳng về vắc xin tại Đại hội đồng Y tế Thế giới vài tháng trước và động thái này phù hợp với mối quan tâm của họ rằng, các nước nghèo có dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng cần được cung cấp vắc xin”, chuyên gia Park nói thêm.
Nagi Shafik, cựu quản lý dự án của văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bình Nhưỡng, cho rằng Triều Tiên có thể do dự trong việc tiếp nhận và triển khai vắc xin Covid-19 do các thông tin về các biến chứng hiếm gặp và lo ngại về hiệu quả của vắc xin từng được ghi nhận ở những nơi khác.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra một lý do khác khiến Triều Tiên không sẵn sàng nhận vắc xin từ bên ngoài, liên quan tới hệ tư tưởng tự lực cánh sinh của nước này. Ngày 2/9, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã yêu cầu quan chức nước này tăng cường nỗ lực trong việc kiểm soát đại dịch.
Dan Chung, giám đốc điều hành của Crossing Borders – một nhóm viện trợ có trụ sở tại Mỹ làm việc với những người tị nạn Triều Tiên, cho rằng “giữ hình ảnh” là một đặc tính văn hóa của Triều Tiên. “Mặc dù có lúc, Triều Tiên dường như muốn nhờ giúp đỡ, nhưng chỉ ngay sau đó, họ có thể sẽ đổi ý. Do vậy, việc giúp đỡ Triều Tiên thường phức tạp hơn”.
Triều Tiên từ chối gần ba triệu liều vaccine Covid-19
Triều Tiên đã từ chối gần ba triệu liều vaccine Sinovac, nói rằng số vaccine này nên được chuyển đến các nước bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cơ quan đại diện phân phối vaccine theo chương trình COVAX, hôm 1/9 cho biết Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên đã từ chối lô 2,97 triệu liều vaccine Sinovac với lý do nguồn cung vaccine toàn cầu hạn chế và ca nhiễm đang tăng nhanh ở những nơi khác.
"Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với COVAX để nhận vaccine Covid-19 trong những tháng tới", phát ngôn viên UNICEF nói.
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cầm lọ vaccine Sinovac tại thủ đô Cairo, Ai Cập hôm 1/9. Ảnh: AFP .
Triều Tiên hồi tháng 7 cũng từ chối khoảng hai triệu liều vaccine của AstraZeneca do lo ngại tác dụng phụ, một tổ chức tư vấn của Hàn Quốc liên kết với cơ quan tình báo nước này cho hay. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với các phóng viên hồi tháng 7 rằng họ đã nhiều lần đề nghị cung cấp vaccine Sputnik cho Triều Tiên.
"Chúng tôi tiếp tục làm việc với giới chức Triều Tiên để giúp ứng phó đại dịch Covid-19", phát ngôn viên Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), đồng lãnh đạo chương trình COVAX, cho biết qua email.
Triều Tiên không báo cáo bất kỳ ca Covid-19 nào và đã áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới hồi tháng 1/2020.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận tính đến 19/8, Triều Tiên không ghi nhận ca nhiễm. Khoảng 37.291 người Triều Tiên, gồm cả nhân viên y tế và những người bị bệnh giống cúm, đã được xét nghiệm và đều âm tính, WHO cho biết trong báo cáo tình hình dịch bệnh hàng tuần.
Ấn Độ gieo hy vọng cho nguồn cung vắc xin COVID-19 toàn cầu Sản lượng vắc xin COVID-19 tăng vọt trong bối cảnh Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều cho hơn một nửa dân số trưởng thành, mở ra hy vọng quốc gia Nam Á sẽ sớm xuất khẩu vắc xin COVID-19 trở lại trong vài tháng tới. Viện Huyết thanh Ấn Độ hiện sản xuất khoảng 150 triệu liều AstraZeneca mỗi tháng -...