Vì sao Triều Tiên lạnh lùng khước từ đối thoại với Hàn Quốc?
Triều Tiên không có lý do gì để đối thoại với Hàn Quốc vì Bình Nhưỡng không cần những gì Seoul mời mọc lúc này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thị sát tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-12
Theo Asia Time, có thông tin cho rằng, Triều Tiên đã đòi 6 triệu USD để đối thoại với Hàn Quốc. Nhưng đó là thông tin không đúng. Chính Hàn Quốc chủ động tìm kiếm các cuộc đối thoại với Triều Tiên bao gồm các cuộc đàm phán quân sự cũng như đàm phán để giúp các gia đình bị chia cắt vì chiến tranh được đoàn tụ.
Triều Tiên rõ ràng đã lạnh lùng từ chối yêu cầu của Hàn Quốc sau khi cân nhắc những lợi ích họ thu được từ các cuộc đối thoại như vậy.
Điểm khởi đầu để Triều Tiên cân nhắc đối thoại với Hàn Quốc là nhu cầu viện trợ lương thực bởi nước này đang phải đối mặt với “tình trạng hạn hán tồi tệ chưa từng có”. Nhưng kể từ khi viện trợ lương thực từ Nga và nhiều tổ chức phi chính phủ đổ vào Triều Tiên, Bình Nhưỡng không cần cân nhắc vấn đề này nữa.
Điểm cân nhắc thứ 2 là nhu cầu về các sản phẩm dầu mỏ của Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã giúp Triều Tiên đảm bảo điều này vì Bắc Kinh không có ý định để Bình Nhưỡng sụp đổ.
Video đang HOT
Cũng có thể cân nhắc khả năng các cuộc đối thoại có thể dẫn đến việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt cho Triều Tiên. Tuy nhiên, khó có khả năng kết quả này sẽ xảy ra sớm và trên thực tế, các lệnh trừng phạt cũng không hiệu quả đối với Triều Tiên khi các báo cáo gần đây chỉ ra rằng, nền kinh tế Triều Tiên vẫn tăng trưởng trong năm ngoái bất chấp các lệnh trừng phạt nhắm vào nước này bị siết chặt hơn.
Từ quan điểm của Bình Nhưỡng, họ vẫn đang ở thế tương đối ổn và không có nhu cầu tìm kiếm bất cứ điều gì từ Seoul.
Việc Hàn Quốc tài trợ tiền cho một cuộc điều tra dân số ở Triều Tiên được cho là một món hời dễ kiếm. Trên quan điểm của Bình Nhưỡng, nếu Hàn Quốc muốn những thông tin như vậy cho kế hoạch thống nhất, thì Seoul phải trả tiền và không thể đòi hỏi bất cứ điều kiện gì kèm theo.
Ngoài ra, Triều Tiên sẽ không đàm phán với Hàn Quốc ở thời điểm này vì việc Bình Nhưỡng kiên quyết giữ vững lập trừng sẽ buộc Hàn Quốc sẽ phải tiếp tục đưa ra các yêu cầu.
Vì thế, cho đến khi Triều Tiên cuối cùng cũng đáp ứng đề nghị từ Hàn Quốc, họ sẽ đòi hỏi nhiều nhượng bộ hơn để đổi lấy những gì Seoul mong muốn: toàn tụ các gia đình, kết thúc các sự cố ở khu phi quân sự (DMZ) hoặc hợp tác thương mại liên Triều.
Những gì Bình Nhưỡng nhất quyết không mang ra bàn đàm phán là chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. (Đây lại là vấn đề duy nhất Mỹ muốn đàm phán với Triều Tiên).
Những sự kiện gần đây đều khiến Bình Nhưỡng chắc chắn rằng, vũ khí hạt nhân “hòn đá tảng” để đảm bảo an ninh cho nước này. Nhiều chuyên gia phương Tây tin rằng, Triều Tiên sắp sở hữu tên lửa có khả năng đánh vào toàn bộ lục địa MỸ. Bình Nhưỡng cũng đang nghiên cứu vũ khí nhiệt hạch, có khả năng phá hoại mạnh hơn cả những quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima/Nagasaki của Nhật Bản.
Đã quá muộn để đảo ngược những gì Bình Nhưỡng đã đạt được và một khi mục tiêu sản xuất vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hoàn thành, mối quan hệ của nước này và các đối thủ của họ sẽ thay đổi. Theo đó, chừng nào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm soát cục diện, khi đó Bình Nhưỡng sẽ quan tâm đến việc ngồi xuống bàn đối thoại.
Theo Danviet
Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa chết chóc tuần này?
Mỹ tin Triều Tiên sắp bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng hủy diệt lục địa Mỹ khi hoạt động đầy đủ, theo Daily Star.
Triều Tiên được cho là có thể bắn thử ICBM tiếp theo vào thứ Tư tuần này 27.7
Bất chấp Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ sử dụng biện pháp quân sự nếu Triều Tiên không từ bỏ chương trình hạt nhân, Bình Nhưỡng vẫn phớt lờ để chuẩn bị cho một vụ phóng thử ICBM mới. Các xe vận chuyển thiết bị tên lửa đã bị phát hiện đang di chuyển ở Triều Tiên tuần trước.
Daily Star dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, thông thường vụ phóng sẽ diễn ra trong vòng 6 ngày kể từ khi thiết bị được di chuyển. Theo đó, vụ phóng tiềm năng có thể rơi trúng một dịp kỷ niệm thường niên vào ngày 27.7 ở Triều Tiên. Triều Tiên lấy ngày 27.7 để kỷ niệm "Ngày Chiến thắng" trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Tình báo Mỹ cho biết, hình ảnh vệ tinh cho thấy, các thành phần tên lửa mới đang được thử nghiệm tại bãi phóng Kusong.
Trong khi đó, tạp chí The Diplomat cũng dẫn các nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết, Triều Tiên sẽ sớm tiến hành một vụ thử thứ 2 liên quan đến ICBM Hwasong-14 bất chấp phản ứng từ cộng đồng quốc tế. ICBM Hwasong-14 (KN20) được thử nghiệm lần đầu vào ngày 4.7 là tên lửa 2 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu lỏng được cho là có khả năng tấn công mục tiêu cách ít nhất 7.500 km.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ cho rằng, tên lửa này có thể bắn xa tới 9.500 km. Ngoài ra, một số chuyên gia độc lập thậm chí còn cho rằng tầm bắn của Hwasong-14 còn xa hơn nữa và đủ để tấn công lục địa Mỹ bao gồm các trung tâm đô thị sầm uất của nước này ở Bờ Đông.
ICBM Triều Tiên hoàn toàn có thể tiêu diệt căn cứ quân sự Guam của Mỹ.
Cuộc thử nghiệm lần 2 có thể diễn ra gần sân bay Panghyon hoặc ở nơi khác gần Kusong, thuộc tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên. Vụ thử Hwasong-14 lần đầu diễn ra tại một bãi phóng gần sân bay Panghyon. The Diplomat cũng đưa tin tình báo Mỹ đã phát hiện việc vận chuyển các thành phần tên lửa Hwasong-14 ở Kusong tuần trước. Xe vận chuyển có thể là xe tải WS51200 có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Vụ thử Hwasong-14 lần 2 diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vẫn đang chia rẽ về phản ứng đối với vụ thử ICBM lần đầu của Triều Tiên hôm 4.7. Theo dữ liệu tình báo Nga, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn đang bế tắc, chưa thống nhất về biện pháp xử phạt Triều Tiên sau vụ thử hôm 4.7.
Theo Danviet
Thách thức an ninh số 1 của Mỹ hiện nay là ai? Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford cho rằng, Nga không còn là mối đe dọa an ninh lớn "duy nhất" với Mỹ. Trong danh sách những thách thức an ninh hàng đầu hiện còn có Triều Tiên, Iran và Trung Quốc. Trong phiên điều trần khi đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng tham mưu...