Vì sao Triều Tiên dịu giọng đề nghị Hàn Quốc hòa giải?
Hôm 24/1, Bình Nhưỡng đã kêu gọi chấm dứt thù địch và muốn Seoul “chặn đứng vòng luẩn quẩn của vu khống và thù hận”. Các chuyên gia về Triều Tiên hiện đang cố tìm hiểu xem ý đồ của Bình Nhưỡng là gì.
Chuyện hiếm có xảy ra khi đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc đã mở một cuộc họp báo tại New York (Mỹ), tuyên bố rằng Bình Nhưỡng muốn tránh xảy ra một &’lò thiêu hạt nhân’, kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực để chấm dứt các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.
Trong một bức thư được gửi đi ngày 24/1, nhưng đề ngày 16/1, Ủy ban quốc phòng Triều Tiên, theo lệnh của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, cũng đã đưa ra lời kêu gọi hòa giải với Hàn Quốc.
Vào tuần trước, Bình Nhưỡng đã đưa ra nhiều đề nghị kêu gọi Seoul hủy bỏ các cuộc tập trận chung thường niên với Hoa Kỳ vào tháng 2 tới, đồng thời gợi ý là hai bên tạm ngưng chỉ trích nhau. Nhưng chính phủ Hàn Quốc đã bác bỏ những đề nghị đó.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc, những căng thẳng hiện nay chính là do “những khiêu khích quân sự của Triều Tiên” và tình hình hiện nay chỉ có thể được giải quyết nếu Bình Nhưỡng chấm dứt đe dọa và thù địch.
Các chuyên gia về Triều Tiên hiện đang cố tìm hiểu xem ý đồ của Bình Nhưỡng là gì.
Trước hết, họ nhận thấy là bức thư của Uỷ ban quốc phòng Triều Tiên không còn gọi chính quyền Seoul là “bù nhìn của Mỹ”, “kẻ phản bội”… Bức thư này được gửi ngay trước khi diễn ra cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn thường niên.
Cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn hồi tháng 3 năm ngoái đã gây phản ứng dữ dội từ phía Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã dọa tấn công bằng tên lửa vào các căn cứ của Mỹ ở đảo Guam và Hawai.
Video đang HOT
Hãng tin AsiaNews dẫn nguồn tin từ những người Triều Tiên lưu vong, cho biết một trong số những lý do khiến Bình Nhưỡng xuống giọng kêu gọi hòa giải với Seoul đó là vì Triều Tiên đang cạn tiền. Lãnh đạo Kim Jong-un rất cần trợ giúp kinh tế và chỉ có hòa dịu với Hàn Quốc mới là cách tốt nhất.
Thông qua các tổ chức phi chính phủ, Hàn Quốc đã gửi lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm cho người dân Triều Tiên. Người Hàn Quốc cũng gửi tiền cho thân nhân ở Triều Tiên và đây là một nguồn ngoại tệ cũng rất quan trọng.
Nếu có những hành động khiêu khích quân sự, Triều Tiên coi như sẽ chặn đứng những nguồn viện trợ và ngoại tệ cần thiết đó.
Một lý do khác, theo AsiaNews đó là Kim Jong-un không muốn lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Kể từ khi Triều Tiên xử tử Jang Song-theak, chú dượng của Kim Jong-un, người từng phụ trách quan hệ với Trung Quốc và cũng là người quản lý các đặc khu kinh tế ở vùng biên giới Triều Tiên-Trung Quốc. Động thái này có thể coi như Kim Jong-un &’cắt đứt’ liên hệ với Bắc Kinh.
Theo Nguoiduatin
Vì sao Kim Jong-un quan tâm đặc biệt tới không quân?
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 23/1 đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-Un đã có chuyến thị sát một buổi tập luyện của đơn vị không quân 323, được cho là một lực lượng không quân đặc biệt.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đang tiến hành cuộc tập trận mùa Đông để kiểm tra năng lực quân sự mới nhất của họ.
Đơn vị không quân 323 từng thu hút sự chú ý của công luận do ông Kim đã tới đây ngay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hồi tháng 2/2013.
Chuyến thị sát mới nhất của ông Kim nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu của đơn vị này được thực hiện trước ngày bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Hàn-Mỹ kéo dài từ cuối tháng 2-4, song KCNA không cung cấp thêm chi tiết về động thái này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) thị sát cuộc diễn tập tấn công hỏa lực của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên.
Gần đây, ông Kim Jong-un thường xuyên có các chuyến thị sát quân sự, đặc biệt thị sát các đơn vị không quân. Cách đây hai ngày, ông Kim đã chỉ đạo một cuộc diễn tập vào ban đêm của lính nhảy dù.
Các lính nhảy dù đã chứng tỏ với nhà lãnh đạo Kim Jong-un "các hành động đáng khâm phục của họ về việc tiếp đất chính xác xuống các địa điểm đã định", hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên đưa tin vào sáng sớm ngày 20/1.
Ông Kim Jong-un đánh giá cao các binh sĩ và phi công về việc thực hiện thành công các nhiệm vụ của họ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nhấn mạnh rằng quân đội cần phải "tăng cường hoàn thiện sự sẵn sàng chiến đấu".
Vì sao?
Sự quan tâm đặc biệt tới không quân của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un liệu nhằm mục đích đối phó với cuộc tập trận sắp tới của Hàn Quốc và Mỹ theo kế hoạch từ cuối tháng 2 đến tháng 4 tới?
Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn có thể là cuộc diễn tập cho chiến tranh hạt nhân chống lại Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã nhiều lần kêu gọi Hàn Quốc hủy bỏ các cuộc tập trận chung với Mỹ cũng như thể hiện một loạt cử chỉ hòa giải với Seoul.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 16/1 khẳng định cuộc tập trận chung giữa nước này và Mỹ sẽ vẫn được tiến hành theo lịch trình.
Xe tấn công đổ bộ của Hàn Quốc tham gia một cuộc tập trận Mỹ-Hàn ở Pohang
Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Seoul, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok nhấn mạnh các cuộc tập trận mang tên "Giải pháp then chốt" và "Đại bàng non" sẽ vẫn được tiến hành theo dự kiến.
Cùng với đó, Hàn Quốc sẽ sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động khiêu khích quân sự nào từ bên ngoài liên quan đến cuộc tập trận này.
Ông Kim Min-seok cũng cho rằng, Triều Tiên nên thể hiện thái độ chân thành và thực hiện các biện pháp tin cậy đối với chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời ngừng chỉ trích các cuộc tập trận mang tính chất phòng thủ.
Theo ông Kim Min-seok, các tiến bộ trong quan hệ liên Triều chỉ có thể đạt được khi vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết.
Không chỉ vậy, Không quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc ngày 11/1 cho biết có kế hoạch triển khai 12 máy bay chiến đấu F-16 tới Hàn Quốc trong tháng này, phù hợp với các nỗ lực của Washington nhằm duy trì khả năng quân sự tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Không lực số 7 của Mỹ cho hay số máy bay trên hiện đang có mặt tại Căn cứ không quân Hill, bang Utah, và dự kiến được gửi tới Hàn Quốc vào khoảng giữa tháng 1 cùng với 300 nhân sự.
Cách đó mấy ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 7/1 cho hay quân đội Mỹ sẽ cử một tiểu đoàn bộ binh có trang bị thiết giáp đến Hàn Quốc để tăng cường đề phòng Triều Tiên.
Trong thông báo trên, tuyên bố của Lầu Năm Góc cho hay: "Bắt đầu từ tháng sau, 800 binh sĩ và 40 xe bọc thép từ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn kỵ binh số 12 sẽ đồn trú ở hai doanh trại Hovey và Stanley gần giới tuyến với Triều Tiên".
Về phần mình, Triều Tiên cũng đã hơn một lần đe dọa "dìm phủ Tổng thống Hàn trong biển lửa" hay không kích những đơn vị quân đội của Mỹ.
Theo Báo Đất Việt
Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có vết rạn? Sau vụ thanh trừng ông chú Kim Jong-un, Trung Quốc tích cực điều quân và khí tài tập trận gần biên giới Triều Tiên, ngược lại Bình Nhưỡng xây các ụ súng bê tông giáp giới Trung Quốc. Tờ Chosun Ilbo ngày 20/1 đưa tin cho biết, Triều Tiên đã xây loạt ụ súng bê tông dọc biên giới với Trung Quốc từ...