Vì sao Triều Tiên bỏ ảnh nhà Kim Jong Un khỏi sách giáo khoa?
Triều Tiên đã xóa tất cả ảnh về gia đình nhà lãnh đạo Triều Tiên khỏi sách giáo khoa.
Thông tin trên được báo Korea Times đăng tải, dẫn thông tin từ mạng truyền thông Nhật Bản Asiapress. Theo đó, Asiapress đã gom được 75 quyển sách giáo khoa cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Triều Tiên.
Vợ chồng ông Kim Jong Un (Ảnh: GlobalSecurity)
Ishimaru Jiro – chuyên gia về Triều Tiên làm việc tại Asiapress – nhận định Triều Tiên quyết định không để bức ảnh nào của gia đình lãnh tụ đất nước, để ngăn trẻ nhỏ vẽ đè lên.
Sách giáo khoa ở Triều tiên được cho là có nhiều đoạn ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng ông nội và cha ruột của ông, Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.
Đoạn văn khuyến khích học sinh “trở thành những người con trai và người con gái trung thành của vị tướng kính yêu Kim Jong Un” và mô tả ông Kim là một nhà lãnh đạo cách mạng đặc biệt nhiều tài năng.
Video đang HOT
Việc làm xấu hình ảnh của gia đình họ Kim dưới bất kỳ hình thức nào đều bị coi là tội lỗi ở Triều Tiên.
Theo Danviet
Ailen xóa bỏ "đóng góp tự nguyện" trong GD
Bộ trưởng Giáo dục Ailen, Richard Bruton, cảnh cáo bất cứ trường nào còn buộc phụ huynh nộp khoản "đóng góp tự nguyện" sẽ bị điều tra.
Cảnh cáo được đưa ra trong bối cảnh nhiều trường bằng cách này hay cách khác ép buộc phụ huynh "đóng góp tự nguyện" - qua đó làm tăng gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình vốn đã phải chi một khoản lớn cho chuyện học hành của con cái dù học trường công miễn phí...
Gánh nặng "tự nguyện"
Một yêu cầu quan trọng của chương trình giáo dục miễn phí - lần đầu tiên được thực hiện vào những năm 1960 - là sự đóng góp phải dựa hoàn toàn vào tự nguyện. Quy định này chỉ áp dụng với trường công, không áp dụng với trường thu học phí.
"Đóng góp tự nguyện về bản chất phải là tự nguyện, nghĩa là học sinh không chịu áp lực dưới bất kì hình thức nào của việc cha mẹ có đóng góp hay không" - Bộ trưởng Bruton nhấn mạnh.
Bộ trưởng Giáo dục cũng cho biết, các trường học sẽ bị cấm thu khoản phí trong giai đoạn tuyển sinh - và quy định này sẽ có hiệu lực từ năm tới. Quy định này nằm trong kế hoạch tổng thể nhằm tạo lập thủ tục tuyển sinh công bằng hơn và minh bạch hơn.
"Đóng góp tự nguyện" đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Ailen. Theo một nghiên cứu cho thấy, 7/10 phụ huynh "buộc" phải đóng góp tự nguyện, trung bình là 112 euro/trẻ. Các trường THCS thu đóng góp phổ biến hơn, có tới 77% trường thực hiện chính sách gây phản ứng dư luận này so với 70% trường tiểu học. Phụ huynh học sinh THCS được yêu cầu đóng góp nhiều hơn (140 euro) so với tiểu học (82 euro).
Giáo dục "miễn phí" vẫn lo
Khoản "đóng góp tự nguyện" khiến những gia đình thu nhập thấp thêm khó khăn bởi lâu nay họ vẫn phải đóng góp một khoản không nhỏ cho chuyện học hành của con cái cho dù hệ thống giáo dục công lập miễn phí.
Mặc dù miễn học phí nhưng gia đình vẫn lo lắng khoản mua đồng phục đắt tiền, sách giáo khoa giá cao... Mùa hè năm 2013, Ủy ban Giáo dục và Bảo vệ Xã hội đã kêu gọi các trường cấp học sinh mặc đồng phục may cầu kì đắt tiền; đồng thời đề xuất chương trình cho thuê sách giáo khoa; và đặc biệt là bãi bỏ các khoản thu tự nguyện.
Một nghiên cứu cho thấy, chi phí đồng phục, sách giáo khoa, bữa trưa, các hoạt động ngoại khoá, các chuyến dã ngoại, đóng góp tự nguyện, vận tải và dụng cụ thể thao - đã ngốn của phụ huynh có con học tiểu học trung bình 816 euro; với HS THCS chi phí trung bình là 1.313 euro/trẻ.
81% phụ huynh được hỏi cảm thấy khoản chi trên là một gánh nặng tài chính lớn, trong khi 32% cho biết rơi vào nợ nần vì khoản chi tiêu này.
Theo nghiên cứu, đồng phục là khoản mục chi tốn kém nhất: Phụ huynh trẻ tiểu học chi trung bình 166 euro/trẻ năm 2015 và phụ huynh HS THCS chi trung bình 258 euro/trẻ cho đồng phục.
Sách giáo khoa là khoản chi tốn kém thứ hai: Phụ huynh trẻ tiểu học chi 106 euro cho sách, còn HS THCS chi 213 euro cho sách năm 2015.
Chi cho bữa trưa đứng thứ ba danh sách khoản mục chi. Chi tro trẻ tiểu học trung bình 116 euro/trẻ năm 2015, với trẻ THCS là 147 euro.
Nói các trường ép buộc "đóng góp tự nguyện" là bởi có một sức ép lớn buộc phụ huynh phải nộp, nhắc nhở đóng góp được "nhắn nhủ" thường xuyên qua học sinh. Thậm chí ở nhiều nơi, học sinh có bố mẹ không đóng góp bị "bêu" tên trước lớp.
Thanh Anh (Theo irishtimes)
Theo_Giáo dục thời đại
70.000 người biểu tình đòi tổng thống Hàn Quốc từ chức Ngày 14-11, 70.000 người đã đổ xuống đường tại TP Seoul (Hàn Quốc) chống chính sách thân doanh nghiệp của chính phủ Tổng thống Park Geun-hye và việc bắt buộc sử dụng sách giáo khoa do nhà nước ban hành. Theo Financial Times, đây được xem là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ tháng 5-2008, khi 100.000 người xuống...