Vì sao Triều Tiên bị “ám ảnh” phát triển tên lửa?
Không phải ngẫu nhiên mà hơn 30 năm qua, Triều Tiên âm thầm phát triển tên lửa và hạt nhân, bất chấp bị lệnh cấm vận bủa vây tứ phía.
Tên lửa đang được xem là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nền quốc phòng Triều Tiên.
Tuần trước, Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, một loại mà Mỹ khẳng định “chưa từng được ghi nhận trong lịch sử”. Cũng trong năm 2017, Triều Tiên đã phóng 12 lần tên lửa các loại vào biển Nhật Bản, nhiều nhất trong lịch sử kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền.
Hành động thử tên lửa và liên tục bắn về biển Nhật Bản khiến thế giới đặt ra câu hỏi lớn: Vì sao Triều Tiên quyết tâm thử tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo tới vậy? Tại sao Bình Nhưỡng lại “ám ảnh” trong việc phát triển tên lửa tới mức không thể dừng lại, bất chấp lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế?
Hành trình dài của tên lửa Triều Tiên
Lịch sử vũ khí hạt nhân Triều Tiên bắt đầu từ năm 1985 khi nước này kí Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Năm 2003, một năm sau khi cựu Tổng thống Mỹ George Bush gọi Bình Nhưỡng là “trục ma quỷ” cùng với Iran và Iraq, Triều Tiên rút lui khỏi hiệp ước. Nhiều nguồn tin thời điểm đó nói rằng Triều Tiên đang âm thầm phát triển vũ khí hạt nhân.
Năm 2005, Triều Tiên tuyên bố sẽ dừng chương trình hạt nhân nhưng bất ngờ thay đổi quyết định sau đó một năm khi bắn thử vài quả tên lửa tầm xa. Tháng 10.2006, Bình Nhưỡng tuyên bố thử hạt nhân lần đầu tiên, buộc Liên Hiệp Quốc lên án và có biện pháp trừng phạt.
Chuyện này xảy ra một lần nữa năm 2007 khi Triều Tiên tuyên bố ngừng phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy cứu trợ nhân đạo. Tới tháng 5.2009, Triều Tiên thử hạt nhân lần hai và nhận thêm nhiều lệnh trừng phạt nữa từ Liên Hiệp Quốc.
Video đang HOT
Và kịch bản này vẫn chưa chấm dứt khi tháng 2.2012, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Bình Nhưỡng chấp thuận dừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi để đổi lấy lương thực. Tuy nhiên tháng 1.2013, Triều Tiên thử hạt nhân lần 3.
Mọi thứ tồi tệ hơn rất nhiều khi tháng 1.2016, Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch, sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom hạt nhân. Dù Mỹ nói Triều Tiên không thành công nhưng Bình Nhưỡng tuyên bố đã phát triển thành công đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn lên tên lửa đạn đạo.
Tới năm 2017, quốc gia Đông Á này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại khi đầu năm, ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trong lịch sử. Sau đó 5 tháng, Bình Nhưỡng chứng minh tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên là có cơ sở.
Tiền đâu làm tên lửa?
Nỗ lực trở thành cường quốc hạt nhân là điều không đơn giản. Hồi tháng 3, Liên Hiệp Quốc nói rằng lệnh cấm vận đã khiến tình hình tại Triều Tiên thêm khó khăn khi các nguồn viện trợ bị cắt đứt. Liên Hiệp Quốc nói rằng ít nhất 4 triệu người Triều Tiên đang bị suy dinh dưỡng nặng.
Dù rất khó khăn về mặt tài chính nhưng kì lạ thay, Triều Tiên vẫn tìm được nguồn tiền để hỗ trợ chương trình tên lửa của mình. “Triều Tiên rất giỏi né lệnh cấm vận, dù mức độ khắt khe tới thế nào”, Cristina Varriale, nhà phân tích ở Viện Quân sự Hoàng gia Anh, nói.
Nhiều quốc gia không đồng ý làm ăn với Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn có cách xuất khẩu quặng sắt, nicken, đất hiếm sang Trung Quốc. Ngoài ra, lượng lao động Triều Tiên làm việc ở nước ngoài cũng đều đặn gửi tiền về đất nước. Số tiền này ước tính là 1,2 tới 2,3 tỉ USD/năm.
Cân bằng quyền lực
Cán cân xuất khẩu của Triều Tiên có thể không giúp nước này giàu có nhưng đủ để ông Kim theo đuổi tham vọng tên lửa đạn đạo của mình. Ngoài ước muốn quyền lực mạnh mẽ, chuyên gia Varriale nói có nhiều lí do vì sao Triều Tiên tự biến mình thành “mối đe dọa tên lửa và hạt nhân”.
“Đó là cách để củng cố năng lực quân sự và có được vị thế ngăn chặn chiến lược trước Mỹ”, Varriale nói. “Sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ thay đổi bàn cờ chiến lược không chỉ trong khu vực mà cả Mỹ”.
Với tên lửa tầm ngắn Triều Tiên bắn thử, Varriale nhận định rằng đây sẽ là vũ khí Bình Nhưỡng dùng nếu xung đột với Seoul diễn ra. “Nếu bạn bắn được tên lửa tầm ngắn thì bạn không cần điều quân qua biên giới nữa”, Varriale nói.
“Trung Quốc không hài lòng với tiến bộ tên lửa của Triều Tiên và các hành động được cho là khiêu khích của quốc gia này. Do đó, họ kéo Mỹ vào khu vực”, Varriale nói. “Dù vậy, mọi chuyện không phải một sớm một chiều là có thể thức dậy và nói “Bình Nhưỡng này, anh nên chấm dứt chuyện này ngay”".
Theo Danviet
Tên lửa Triều Tiên mới bắn là loại "chưa từng thấy"
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết dữ liệu phân tích khẳng định tên lửa mới của Triều Tiên có tầm bắn khoảng 5.500 km.
Quan chức Mỹ nói tên lửa Triều Tiên bắn hôm 4.7 là loại mới hoàn toàn (Ảnh minh họa).
Một quan chức Mỹ khẳng định với đài CNN, loại tên lửa hai tầng mà Triều Tiên phóng đi hôm 4.7 được tình báo Mỹ xác định là loại hoàn toàn mới, "chưa từng được nhìn thấy trước đây".
Loại tên lửa này sử dụng tầng đầu tiên giống tên lửa nhiên liệu lỏng KN-17 đã quá quen thuộc với nước Mỹ và từng được Bình Nhưỡng phóng nhiều lần trong quá khứ. Trước vụ thử ngày 4.7, Triều Tiên được cho là chuẩn bị tên lửa KN-17 ở bãi thử.
Đài CNN nói rằng trước vụ thử, Triều Tiên đã gắn tầng thứ hai lên đỉnh của tên lửa cũ. Nhiều chuyên gia nghi ngờ chính tầng thứ hai của tên lửa giúp Bình Nhưỡng thành công trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa lần đầu tiên trong lịch sử.
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết dữ liệu phân tích khẳng định tên lửa mới của Triều Tiên có tầm bắn khoảng 5.500 km. Điều này đồng nghĩa Triều Tiên đang sở hữu tên lửa đạn đạo nằm giữa tầm trung và liên lục địa.
Tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.
Với tầm bắn 5.500 km, Triều Tiên đủ sức tấn công tới bang Alaska của Mỹ. Nhiều nghi ngại xoay quanh khả năng Triều Tiên đã gắn được đầu đạn hạt nhân lên tên lửa này hay chưa. CNN cho biết tầng thứ 2 của tên lửa mới đốt nhiên liệu trong 30 giây, giúp nó bay xa hơn so với thiết kế của tên lửa KN-17.
Một quan chức khác cho biết họ đang xem xét khả năng quay trở lại Trái đất của tên lửa mới. Để một tên lửa đạn đạo thực sự là "đạn đạo", nó phải có khả năng quay trở lại khí quyển mà không bị vỡ thành nhiều mảnh.
Trong phiên họp của Hội đồng Bảo an ngày 5.7, đại sứ Mỹ ở LHQ Nikky Haley nói rằng hành động thử tên lửa của Bình Nhưỡng là "sự leo thang quân sự rõ ràng và nghiêm trọng". Bà cho biết Washington vẫn cân nhắc sử dụng các biện pháp quân sự nếu tình hình diễn biến xấu.
"Mỹ sẵn sàng sử dụng mọi năng lực có thể để bảo vệ đất nước và đồng minh. Trong số này có năng lực quân sự mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ sử dụng nếu bắt buộc. Dù vậy, Mỹ không muốn đi theo con đường này".
Theo Danviet
Kim Jong-un tuyên bố sản xuất tên lửa hàng loạt mặc Mỹ đe dọa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách sản xuất tên lửa hàng loạt sau khi phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới hôm (21.5). Nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn sản xuất hàng loạt tên lửa Pukguksong-2 để tăng cường sức mạnh quân sự nước này. Theo hãng...