Vì sao trĩ hay tái phát
Hệ tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng bị giãn, suy yếu, ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học khiến bệnh trĩ hay tái phát.
Theo tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn – Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, nguyên Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Xanh Pôn, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của trĩ. Trong đó, phổ biến là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học như: ăn nhiều thịt, ít rau, uống ít nước, ngồi nhiều, lười vận động… gây ra táo bón, lâu dài dẫn tới trĩ.
Ngoài ra bệnh có thể liên quan tới nhiều bệnh lý khác. Cụ thể hiện tượng đại tràng co thắt gây tiêu chảy, táo bón kéo dài dẫn tới biến chứng là trĩ. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, trong u bướu hậu môn – trực tràng hay trong các u bướu của chậu hông khiến đường về của máu khiến tĩnh mạch bị cản trở làm căng phồng các đám rối trĩ. Bên cạnh đó, u tiểu khung gồm u tử cung, u đại trực tràng làm cản trở hồi lưu máu đến tim, gây giãn tĩnh mạch hậu môn, là điều kiện thuận lợi để hình thành trĩ.
Trĩ tái phát khiến người bệnh lo lắng, mệt mỏi, kéo theo rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Ảnh: clevelandclinic.
Nhiều năm công tác, bác sĩ Sơn từng tiếp xúc với nhiều trường hợp tái phát sau một thời gian chữa trị, ngày càng nặng hơn. Sau khi kiểm tra cho thấy những bệnh nhân này bị trĩ thực chất là do mắc phải các bệnh lý gây táo bón kéo dài như hội chứng ruột kích thích… Do đó người bệnh sau khi điều trị trĩ thành công cần tiếp tục thăm khám và có phác đồ điều trị các bệnh lý căn nguyên nêu trên để chấm dứt táo bón thì mới có thể ngăn được nguy cơ bệnh tái lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phần lớn người bệnh mới chỉ xử lý đến phần triệu chứng như loại bỏ búi trĩ, chấm dứt tình trạng đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu… mà chưa đi sâu đến phần “gốc” là nguyên nhân gây ra trĩ. Đây là lý do khiến nhiều người điều trị hiệu quả bằng thuốc, thậm chí đã cắt bỏ búi trĩ nhưng một thời gian lại tái phát. Như vậy, để loại bỏ trĩ, người bệnh cần xác định nguyên nhân mắc bệnh, sau đó có biện pháp điều trị cụ thể. Bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như ăn nhiều chất xơ hơn, giảm bớt thực phẩm giàu đạm, chất béo không tốt, dành thời gian tập thể dục. Với những người có công việc đặc thù phải ngồi lâu một chỗ thì nên đứng dậy vận động nửa giờ một lần.
Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây ra trĩ và điều trị triệt để. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc .
Nhằm tạo điều kiện để người bị trĩ có cơ hội gặp gỡ với bác sĩ, thăm khám chuyên sâu Hệ thống Y tế Thu Cúc tổ chức Hội đàm chuyên gia “Chấm dứt nỗi đau kéo dài”. Khách tham gia hội đàm sẽ được miễn phí khám, tư vấn điều trị trĩ với Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn, giảm 20% mổ trĩ , tặng gói khám tổng quát. Hội đàm quy tụ nhiều chuyên gia tại các chuyên khoa khác nhau như tim mạch, gan mật, tiêu hóa, tiết niệu… giúp người dân tìm hiểu về ý nghĩa của những tín hiệu đau cơ thể cảnh báo, từ đó giảm thiểu hệ lụy của tình trạng tự đoán bệnh, nâng cao dân trí về việc chủ động phát hiện bệnh sớm.
Bên cạnh đó đây cũng là cơ hội mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn như hàng trăm voucher khám chữa bệnh, đo loãng xương, đo thính lực đơn âm miễn phí… Đồng thời chương trình tổ chức tham gia bốc thăm may mắn với giải thưởng lớn nhất là gói khám tổng quát trị giá hơn 16 triệu đồng.
Quá yêu món thịt nướng, người đàn ông mắc ung thư đại trực tràng
Chính vì thói quen ăn uống không lành mạnh của mình, người đàn ông bàng hoàng khi biết được đã mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 2.
Trong chương trình "Doctor Is Hot" của Đài Loan, bác sĩ Kha Thế Hữu khoa Cấp cứu chia sẻ một trường hợp mình tiếp nhận. Theo đó, một người đàn ông 30 tuổi nhập viện cấp cứu lúc nửa đêm vì tình trạng táo bón. Anh phàn nàn rằng, mình "luôn cảm giác có gì đó ở hậu môn".
Bác sĩ cũng phát hiện ra vào đêm hôm trước người này cũng đến bệnh viện trong tình trạng tương tự. Lúc đó, bác sĩ đã kê thuốc làm mềm phân nhưng nó vẫn không được đào thải ra ngoài. Quá lo lắng nên anh đã đến bệnh viện lúc nửa đêm và đề nghị được kiểm tra cụ thể.
Bác sĩ Kha cho tiến hành chụp X-quang, kết quả cho thấy ruột non của bệnh nhân bị tắc nghẽn. Sau khi chụp cắt lớp vi tính, có một vật lạ ở trong ruột già.
"Tôi không biết đó là thứ gì đang bị mắc kẹt trong ruột bệnh nhân. Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng, tôi ngạc nhiên khi biết được rằng đó là nấm", bác sĩ Kha kể lại.
Bác sĩ Kha giải thích rằng, thức ăn có thể đi qua ruột già bình thường, nhưng có một khối u phát triển ngay tại vị trí miếng nấm bị mắc kẹt. Sau đó, bác sĩ tiến hành xét nghiệm sinh thiết một lần nữa và được chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn 2.
Trên thực tế, trường hợp bệnh nhân 30 tuổi mắc ung thư đại trực tràng rất hiếm. Vì thế, bác sĩ Kha đã hỏi thêm về lối sống sinh hoạt của bệnh nhân thì được biết rằng, anh rất thích ăn thịt nướng và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ ngay từ nhỏ. Đây có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư anh đang mắc phải.
Bác sĩ Kha Thế Hữu.
Bác sĩ Kha cho biết, ung thư đại trực tràng được xếp hàng đầu trong số 10 bệnh ung thư hiện nay. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, nếu có những biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa và nhu động ruột, đừng chủ quan vì cơ thể trẻ trung của mình mà dẫn tới việc chậm trễ điều trị.
Bác sĩ Khưu Chiêm Hiền, trưởng khoa Tiêu hóa tại phòng khám Shutian Đài Loan cho biết: "Nhìn chung, đại tràng sigma và trực tràng là những vị trí phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng. Hơn 50% bệnh nhân mắc ung thư thuộc nhóm này, tiếp theo là manh tràng, chiếm khoảng 1 đến 20%".
Ung thư đại trực tràng không có biểu hiện rõ ràng ở các tổn thương tiền ung thư hay các triệu chứng ban đầu. Hầu như bệnh chỉ được phát hiện thông qua tầm soát, do đó khi xuất hiện các triệu chứng thường đã ở giai đoạn 2 hoặc nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau bụng nhiều hơn 1 lần không rõ nguyên nhân, thói quen đại tiện thay đổi, tiêu chảy và táo bón xen kẽ, cảm giác không thể đại tiện được, phân có máu, thiếu máu, sụt cân...
Tống Mạnh Đạt, bác sĩ chuyên khoa Ung thư huyết học tại Bệnh viện Mennonite nói rằng: "Ung thư đại trực tràng thường xuất hiện nhiều ở người trên 50 tuổi, hay hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, thích ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn... Việc tầm soát thường xuyên là cách tốt nhất để phòng tránh được ung thư".
Có thuốc nào trị nứt kẽ hậu môn? Tôi 28 tuổi, thường bị táo bón, mỗi lần đại tiện thường rất đau và rớm máu... Tôi đọc trên mạng thấy các triệu chứng này giống như bị nứt kẽ hậu môn. Vậy tôi có thể mua thuốc nào để điều trị tình trạng của mình? Nguyễn Thu Trang (Hà Nội) Ảnh minh họa Nứt kẽ hậu môn là vấn đề thường...