Vì sao trẻ nhỏ cần được theo dõi kỹ 3 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19?
Sau tiêm vắc xin Covid-19, tỷ lệ phản ứng nặng ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khá thấp nhưng cha mẹ vẫn cần theo dõi sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong 3 ngày đầu sau tiêm.
Bộ Y tế cho biết, từ tháng tư này, chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ triển khai trên cả nước.
Theo phê duyệt của Bộ Y tế, 2 vắc xin Covid-19 được phê duyệt tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna.
Trẻ em 5 – 11 tuổi có thể gặp phản ứng nào khi tiêm vắc xin Covid-19?
Các phản ứng thường gặp
Theo PGS – TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế), đối với vắc xin Pfizer, các phản ứng thường gặp khi tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là: đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (trên 80%), mệt mỏi (trên 50%), đau đầu (trên 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (trên 20%), đau cơ và ớn lạnh (trên 10%).
Các trẻ cần được theo dõi sức khỏe sát sao trong 72 giờ đầu sau tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
“Phản ứng trên cũng gây ra với đối tượng trẻ từ 12 – 17 tuổi khi tiêm vắc xin Covid-19″, bà Hồng cho biết.
Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm.
Ngoài ra, một số ít trẻ có phản ứng: nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ hoặc ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi; mệt mỏi khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm…
Theo báo cáo của một số quốc gia đã triển khai, phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (tỷ lệ dưới 1/10.000). Tuy nhiên, trong hệ thống tiêm chủng tại Việt Nam hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12 – 17 tuổi đã tiêm vắc xin Covid-19.
Đối với vắc xin Moderna: các phản ứng thường gặp là: sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.
Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi sau các mũi tiêm cơ bản là: đau tại vị trí tiêm (98,4%); mệt mỏi (73,1%); đau đầu (62,1%); đau cơ (35,3%); ớn lạnh (34,6%); buồn nôn, nôn mửa (29,3%); sưng, đau ở nách (27.0%); sốt (25,7%); ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%); sưng tại vị trí tiêm và đau khớp.
Phản ứng thường gặp là: tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm; phản ứng ít gặp là: chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm; phản ứng rất hiếm gặp là: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
3 ngày đầu là thời điểm xuất hiện sớm phản ứng nặng
Liên quan các phản ứng sau tiêm, TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết thông qua kết quả thực nghiệm và triển khai trên thế giới, tình trạng này ở nhóm trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi không khác biệt nhiều với trẻ lớn và người trưởng thành.
Cụ thể, trẻ có thể gặp một số phản ứng tại chỗ như sưng, đau tại điểm tiêm nhưng biểu hiện thoáng qua và rất nhanh. Một số phản ứng toàn thân cũng được ghi nhận như mệt mỏi tương tự cúm hay sốt nhẹ trong vài ngày. Ngoài ra, tỷ lệ phản vệ sau tiêm vắc xin ở nhóm trẻ 5 đến 12 tuổi khá thấp.
Theo TS Hải, việc theo dõi sau tiêm vắc xin cần được chú trọng và thực hiện sát sao hơn với trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, phụ huynh không để trẻ một mình sau khi tiêm.
“Cha mẹ, người thân phải thường xuyên bên cạnh trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm để nhận ra các phản ứng, đặc biệt liên quan tim mạch, phản ứng phản vệ hay tình trạng tương tự viêm đa cơ quan như: phát ban, tổn thương niêm mạc. Đây là các dấu hiệu sớm để cảnh giác khi trẻ tổn thương những cơ quan khác” TS Đỗ Thiện Hải lưu ý.
Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi tại TP.HCM được tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 như thế nào?
Theo các chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng của Bộ Y tế: nếu trẻ nhiễm Covid-19 thì ít triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, mắc Covid-19 dù ở lứa tuổi nào thì cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng, có triệu chứng nhẹ, nặng và tử vong.
Hơn nữa, khi mắc Covid-19, một số em có các triệu chứng kéo dài, có tình trạng sau Covid-19, một số em có di chứng cấp tính của Covid-19, có trường hợp viêm đa hệ nghiêm trọng.
Dù rằng các ca nặng hiếm khi xảy ra ở trẻ em hơn so với người lớn nhưng nó vẫn là mối đe dọa với sức khỏe của trẻ. Khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, không chỉ bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn giảm sự lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng.
Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy có những trẻ vài tháng sau khi khỏi bệnh mới gặp hội chứng hậu Covid-19 vì vi rút gây tổn thương đa cơ quan, vật liệu di truyền vi rút để lại trong cơ thể gây phản ứng ở đa tạng. Do đó, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì vẫn nên tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Những phản ứng trẻ có thể gặp sau tiêm vắc xin Covid-19
Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và liệt mặt ngoại biên cấp tính là những phản ứng nguy hiểm nhất trẻ em có thể gặp sau tiêm vắc xin Covid-19, tuy nhiên rất hiếm xảy ra.
Theo PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng ban điều hành chương trình Tiêm chủng mở rộng, từ đầu tháng 11/2021, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi chính thức triển khai trên toàn quốc.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã phê duyệt 2 loại vắc xin để tiêm cho trẻ, gồm Pfizer và Moderna. Tuy nhiên, do vấn đề về nguồn cung, các tỉnh thành được cấp 1 loại vắc xin để tiêm trong đợt này là Pfizer.
PGS Hồng thông tin, vắc xin Pfizer sử dụng cho trẻ em có liều lượng giống của người lớn, cũng tiêm theo đường bắp tay.
Tham khảo tài liệu từ Tổ chức thế giới (WHO) cũng như ghi nhận từ nhà sản xuất và một số nước đã, đang triển khai tiêm chủng cho thấy, các phản ứng có thể gặp ở trẻ tương tự người lớn. Cụ thể:
Phản ứng rất phổ biến là đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm. Lưu ý, ở mũi thứ hai sau khi tiêm, trẻ thường có phản ứng nhiều hơn mũi thứ nhất.
Một số phản ứng thường gặp khác (tỷ lệ từ 1/100 đến dưới 1/10 trường hợp) là buồn nôn, mẩn đỏ tại chỗ tiêm.
Các phản ứng không phổ biến (từ 1/1.000 đến dưới 1/100 trường hợp): mất ngủ, đau tứ chi, ngứa chỗ tiêm, nổi hạch.
Tỷ lệ rất hiếm gặp (tỷ lệ 1/10.000 đến dưới 1/1.000 trường hợp) là liệt mặt ngoại biên cấp tính.
Một biến chứng khác cũng rất hiếm gặp, đã được ghi nhận tại 1 số quốc gia là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.
PGS Hồng nhấn mạnh, sau tiêm, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày tại gia đình (đặc biệt là 7 ngày đầu sau tiêm). Trong 3 ngày đầu, trẻ phải có gia đình, bố mẹ và người giám hộ luôn bên cạnh để hỗ trợ, theo dõi tình hình sức khỏe.
Phụ huynh cần yêu cầu con tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao quá mức ít nhất 3 ngày sau tiêm. "Sau tiêm, các cháu hoạt động mạnh sẽ tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không may gặp phản ứng phụ này. Theo các số liệu thống kê tới nay, viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở mũi thứ 2 và xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái", PGS Hồng đưa ra lưu ý.
Được biết, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế đã đề nghị các chuyên gia về Nhi khoa đưa ra hướng dẫn nhận biết triệu chứng ban đầu, phác đồ điều trị viêm cơ tim. "Tới đây, chúng tôi sẽ tập huấn cho cán bộ y tế các bệnh viện để có thể xử trí kịp thời. Dù phản ứng nghiêm trọng này rất hiếm xảy ra, nhưng chúng ta cũng cần có sự chuẩn bị kỹ", PGS Hồng nói.
Thông tin thêm về chiến dịch tiêm chủng, PGS.TS. Dương Thị Hồng cho hay, mục tiêu của chiến dịch là trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi trên toàn quốc được tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19 với tỷ lệ cao (trên 90%), đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Khi triển khai tại trường học, đối tượng tiêm bao gồm toàn bộ học sinh THPT và học sinh lớp 7, 8, 9 của trường THCS (trường hợp đang học các khối lớp này nhưng quá lứa tuổi nêu trên thì vẫn được tiêm).
Ngành y tế sẽ thực hiện chiến dịch theo phương thức cuốn chiếu mở rộng, lộ trình theo lứa tuổi từ cao xuống thấp, tiêm trước cho trẻ từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi. Tại trường học, tiêm trước cho nhóm tuổi THPT, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10, sau đó mới tiêm đến học sinh THCS từ khối 9, 8, 7.
Về thời gian, triển khai mũi 1 từ tháng 11/2021, dự kiến lần lượt mở rộng dần cho các tỉnh theo tiến độ cung ứng vắc xin, tiến độ tiêm chủng cho người lớn và tình hình dịch tại từng địa phương.
Cụ thể, địa phương đạt độ bao phủ cho người từ 18 tuổi trở lên còn thấp thì vẫn phải tiếp tục ưu tiên tiêm cho nhóm đối tượng này. Sau khi đạt tiêu chí bao phủ với người lớn (gần như toàn bộ người dân trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi và trên 80% người từ 50 tuổi trở lên đạt 2 mũi vắc xin) thì mới tiếp tục triển khai cho trẻ em.
"Trong chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em đợt này, chúng ta ưu tiên những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, các tỉnh có mật độ tập trung dân cư đông, nguy cơ lây nhiễm cao; sau đó sẽ mở rộng dần ra những địa phương còn lại", PGS Hồng nói.
Những việc cần tránh cho trẻ trong 3 ngày đầu tiêm vắc xin Covid-19 Khuyến cáo này để tránh cho trẻ em diễn tiến trầm trọng nếu không may gặp phải phản ứng phụ viêm cơ tim sau tiêm vắc xin Covid-19. Từ đầu tháng 11/2021, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi chính thức triển khai trên toàn quốc, bắt đầu với các tỉnh thành đang có dịch, đang thực...