Vì sao trẻ em được ghi nhận ít nhiễm Covid-19 hơn người lớn?
Theo ghi nhận của các cơ quan y tế, mặc dù nhiễm virus Corona chủng mới ( SARS-CoV-2) nhưng trẻ em có biểu hiện nhẹ hơn và hiện tỷ lệ trẻ em bị Covid-19 được ghi nhận khá thấp.
Ảnh: Nguyên Mi
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cho đến hiện nay, qua ghi nhận bệnh Covid-19 trên toàn cầu, không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em dễ mắc bệnh hơn người lớn. Thậm chí, tỷ lệ trẻ em bị Covid-19 còn rất thấp.
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp Covid-19 được báo cáo từ Trung Quốc đã xảy ra ở người lớn. Theo một nghiên cứu với 44.000 trường hợp bệnh Covid-19, được các nhà khoa học Trung Quốc công bố, chỉ có khoảng 1% số ca ở độ tuổi trẻ em (từ 9 tuổi trở xuống) và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo trong nhóm tuổi này, trang Science Alert dẫn nghiên cứu.
Những báo cáo của Trung Quốc cũng cho thấy trẻ em bị Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ và mặc dù có trường hợp biến chứng (hội chứng suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng) nhưng không phổ biến.
Cũng theo báo cáo này của các nhà khoa học Trung Quốc, trẻ bị nhiễm bệnh thường bị ho, nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu chảy và đau đầu. Chưa đến một nửa số trẻ bị sốt. Nhiều trường hợp không có triệu chứng. Phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên mắc Covid-19 ở Trung Quốc bị nhiễm trùng nhẹ và hồi phục trong vòng 1-2 tuần. Ngay cả trẻ sơ sinh, đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, cũng bị tương đối nhẹ.
Cho đến nay, hầu hết trẻ em được xác nhận bị Covid-19 đều có thành viên trong gia đình nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh, Science Alert thông tin.
CDC cũng nhận định qua các báo cáo y tế hiện nay về các trường hợp nhiễm Covid-19 tại các quốc gia, khu vực trên thế giới, tỷ lệ trẻ em bị Covid-19 và tử vong là rất ít. CDC khuyến cáo các trường hợp bệnh Covid-19 nặng hầu như rơi vào người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu, có các bệnh nền mạn tính từ trước về tim và phổi. Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến người lớn tuổi và nguy cơ đối với trẻ em là tương đối thấp.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, đã có 20 trường hợp được xác định bị Covid-19 tại Việt Nam (tính đến chiều 7.3). Trong đó, chỉ có 1 trường hợp là trẻ em (3 tháng tuổi) và đã khỏi bệnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết trong số các ca nghi nhiễm Covid-19 được theo dõi tại các bệnh viện, tỷ lệ trẻ em cũng rất ít và thường có triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi.
Video đang HOT
Tỷ lệ trẻ nhiễm SARS-CoV-2 thấp cũng khá tương đồng với hai đợt dịch trước đó cũng do hai chủng virus Corona gây ra. Trong các đợt dịch do hai chủng virus Corona “họ hàng” với SARS-CoV-2 là SARS và MERS gây ra, thì tỷ lệ nhiễm ở trẻ em cũng được ghi nhận rất ít.
Chỉ 3-4% các trường hợp mắc MERS ở Ả Rập Saudi là ở trẻ em và khoảng 15% dưới 19 tuổi, theo Science Alert. Với SARS cũng tương tự, tỷ lệ nhiễm bệnh được báo cáo ở trẻ em dưới 14 tuổi thấp hơn nhiều so với các nhóm tuổi lớn hơn.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân chính xác của sự “may mắn” này. Đồng thời, khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan mà vẫn phải tích cực phòng bệnh Covid-19 cho trẻ.
Theo Thanh niên
Chuyên gia y tế Australia: Trẻ em ít có khả năng nhiễm Covid-19
Giám đốc y tế Australia cho biết, tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid-19 rất thấp và nếu có bị thì triệu chứng cũng rất nhẹ hoặc không rõ rệt.
Lây lan nhanh tại hơn 60 quốc gia, Covid-19 khiến nhiều cha mẹ lo ngại về khả năng trẻ em, đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ nhiễm bệnh.
Các nhà khoa học trên thế giới đã phân tích các trường hợp bị Covid-19 thời gian qua và kết luận rằng, trẻ em ít bị mắc Covid-19 và nếu có bị nhiễm bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Giám đốc y tế Australia Brendan Murphy.
Không nhiều trẻ em bị nhiễm Covid-19
Hiện tại, số ca bị Covid-19 trên toàn thế giới đã lên đến hơn 90 nghìn trường hợp, trong đó Trung Quốc là quốc gia có nhiều ca bệnh nhất. Theo số liệu thống kê vào cuối tháng 2, trong tổng số gần 44 nghìn ca bị Covid-19, chỉ có 416 trường hợp là trẻ em từ 9 tuổi trở xuống mắc bệnh (chiếm chưa đầy 1%). Riêng tại Australia, chỉ có 1 trẻ em nhiễm Covid-19.
Cho đến thời điểm này, tất cả các ca bệnh trẻ em bị Covid-19 là do có thành viên trong gia đình bị bệnh hoặc có tiếp xúc rất gần với người bệnh.
Qua phân tích những dữ liệu về các ca bệnh Covid-19, Giám đốc y tế Australia Brendan Murphy nhận định, tỷ lệ trẻ em bị Covid-19 là rất thấp. Bên cạnh đó, nếu có bị thì triệu chứng cũng rất nhẹ hoặc không rõ rệt.
Tuy vậy, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ lý do khiến ít trẻ em bị Covid-19. Các nhà khoa học đang tính đến ba khả năng: thứ nhất có thể là do ít trẻ em tiếp xúc với virus, thứ hai là trẻ em ít bị mắc bệnh này và thứ ba là triệu chứng bị bệnh ở trẻ em không rõ ràng nên không được phát hiện.
Covid-19 lan mạnh ở Hàn Quốc.
Các triệu chứng điển hình ở trẻ em bị Covid-19
Dựa vào các bệnh nhi ở trong nước, các bác sỹ Trung Quốc cho rằng, khi nhiễm Covid-19, trẻ em thường bị ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy hoặc đau đầu. Chưa đến một nửa số trẻ bị Covid-19 bị sốt và nhiều em không xuất hiện triệu chứng.
Ngay cả đối với trẻ sơ sinh, nhóm tuổi dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng thì khi bị Covid-19 dấu hiệu nhiễm trùng lại tương đối nhẹ.
Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé gái 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 ở Vĩnh Phúc khỏi bệnh.
Đối với trường hợp trẻ em duy nhất bị Covid-19 tại Australia cũng không có triệu chứng nặng và đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Vì các triệu chứng của Covid-19 ở trẻ em là nhẹ, do đó cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp trẻ em thiệt mạng vì Covid-19. Các trường hợp thiệt mạng do Covid-19 thường là những người lớn tuổi và có sẵn bệnh trong người.
Cách phòng tránh Covid-19 đối với trẻ em
Covid-19 lây lan qua các giọt nước được tạo ra khi người nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh sẽ bị lây nhiễm, khi một người chạm vào các bề mặt mà người bị bệnh đã ho hoặc hắt hơi và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
Theo cơ chế lây bệnh như trên, cách phòng Covid-19 hữu hiệu nhất đối với trẻ em, cũng như những lứa tuổi khác đó là thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay khô. Khi ho hoặc hắt xì hơi phải lấy khăn giấy hoặc lấy khuỷu tay che kín miệng. Đồng thời tránh tiếp xúc với những người không khỏe.
Trẻ em dường như ít bị nhiễm Covid-19.
Tại Australia, khẩu trang chỉ được khuyên dùng với những người đã bị Covid-19, nhằm ngăn người này lây lan bệnh sang cho người khác. Các nhà khoa học Australia cũng cho biết, có ít bằng chứng cho thấy những người khỏe mạnh đeo khẩu trang y tế, có thể giúp họ không bị lây bệnh.
Trong lúc các nhà khoa học vẫn đang đẩy nhanh việc nghiên cứu tìm ra vaccine Covid-19, thì vào thời điểm này, các gia đình cũng có thể cho các em nhỏ đi tiêm phòng ngừa cúm.
Tuy vaccine hiện tại vẫn chưa thể giúp phòng ngừa Covid-19, song lại góp phần tăng sức đề kháng của bản thân trước các bệnh cúm khác cũng không kém phần nguy hiểm.
VIỆT NGA
Theo VOV Australia
'Không nên hoang mang với số lượng người cách ly quá nhiều' Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng việc cách ly là để khoanh vùng đối tượng có nguy cơ. Nếu số lượng cách ly quá nhiều, người dân cũng không nên quá hoang mang. Tính đến 2/3, theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang...