Vì sao trẻ bị tiêu chảy cấp?
BS. Phạm Doãn Bạch Mai cho biết, tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường và đi trên 3 lần/24 giờ (quan trọng là tính chất lỏng của phân, nếu đi ngoài nhiều lần phân bình thường hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn đi ngoài nhiều lần phân lỏng sệt cũng không phải là tiêu chảy).
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.
Tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Trong đó 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính gây tử vong là mất nước, điện giải, sau đó là suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
- Virus: Rota virus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng trẻ dưới 2 tuổi. Các virus khác: Adeno virus, Norwalk virus
- Vi khuẩn: Escherichia Coli (E.Coli), lỵ trực trùng (Shigella), Campylobacter Jejuni, Salmonella không gây thương hàn, vi khuẩn tả. Trong đó lỵ trực trùng và tả có thể gây dịch lớn.
- Ký sinh trùng: Amip, đơn bào
Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng gây tiêu chảy cấp đó là dị ứng thức ăn, dùng kháng sinh…
Ảnh minh họa.
Hậu quả của tiêu chảy cấp
- Mất nước, mất natri.
- Thở mạnh, sâu, môi đỏ.
- Thiếu Kali: Trướng bụng, liệt ruột cơ năng, rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng khi bị tiêu chảy cấp
Video đang HOT
- Tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân lỏng đi nhiều lần, mùi chua, phân có thể có nhầy.Trường hợp lỵ thì phân nước có lẫn máu và nhầy mũi.
- Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong tiêu chảy do rota virus, tụ cầu.
Chẩn đoán mức độ mất nước: Rất quan trọng để quyết định xử trí
Cách điều trị tại nhà
Cho trẻ uống thêm dịch ( càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn)
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì cho uống ORS sau bú. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn cho uống thêm 1 hay nhiều loại dịch như ORS, súp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch. Uống từng ngụm nhỏ bằng thìa, nếu trẻ nôn thì ngừng 10 phút rồi cho uống lại nhưng chậm hơn.
- Cho trẻ uống tuỳ theo trẻ muốn cho tới khi ngừng tiêu chảy.
- Cách pha ORS: Pha đúng tỷ lệ và sử dụng trong vòng 24h.
Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng
- Khẩu phần hàng ngày nên tiếp tục và tăng dần lên, đảm bảo ăn chín, hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng. Tiếp tục cho bú tích cực nếu trẻ còn bú mẹ.
- Thực phẩm nên nghiền nhỏ, ăn thành nhiều bữa để dễ hấp thu. Nên ăn thịt, cá, trứng, các thực phẩm giàu kali như chuối, nước dừa, nước hoa quả tươi. Hạn chế chất xơ, thức ăn có nhiều đường. Không dùng nước uống có gas
- Sau khi hết tiêu chảy tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và thêm 1 bữa phụ/ ngày ít nhất trong 2 tuần. Nếu trẻ SDD, bữa ăn phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều cao.
Bổ xung kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày:
Trẻ = 6 tháng tuổi 20mg/ngày, uống khi đói.
Đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
- Đi ngoài phân lỏng liên tục, nôn tái diễn, sốt cao hơn, phân có máu
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú hoặc không đỡ sau 2 ngày điều trị.
Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy
- Nuôi con bằng sữa mẹ.Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghĩa là không phải ăn hoặc uống thêm thứ gì khác kể cả nước lọc. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy cũng như các bệnh nhiễm trùng khác và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn. Bú mẹ giảm nguy cơ dị ứng, tăng sức đề kháng. Bú mẹ giúptrẻ tối ưu hệ tiêu hoá, phát triển não bộ tốt nhất. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất trong 1h đầu, bú theo nhu cầu, trẻ cần được bú mẹ tới 2 tuổi hoặc hơn.
- Cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ em: Cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Thức ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất. Nguồn thực phẩm, nguồn nước an toàn, nấu chín và dùng ngay sau khi chế biến. Nếu không dung luôn thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 2h.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh, ăn uống.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi làm thức ăn,cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy
- Sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo ăn chín, uống nước đã đun sôi.
- Phòng bệnh bằng vắc xin
- Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Vì sau khi bị sởi miễn dịch của trẻ giảm rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng trong đó có tiêu chảy cấp. Tất cả trẻ em cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi kiến nghị.
- Vắc xin Rotavirus: Đã triển khai ở các nước phát triển cho thấy hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus rất tốt.
- Vắc xin lỵ, E. Coli đang được nghiên cứu sản xuất.
Theo Vnmedia
Phát hiện vi khuẩn tả trong ốc bươu
Chiều 6.8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Nhận định về diễn biến dịch bệnh trong nước, ông Long lo ngại, dịch tiêu chảy cấp có thể gia tăng tại TP.HCM do diễn biến phức tạp bởi phát hiện các yếu tố ô nhiễm trong thực phẩm, dù số mắc hiện nay giảm.
Tăng cường kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế - Ảnh: Thúy Anh
Đặc biệt tả có nguy cơ xảy ra bởi đã phát hiện vi khuẩn tả trong ốc bươu là vi khuẩn từng gây dịch tả năm 2007. Thực tế đó cho thấy môi trường, tình trạng ô nhiễm, mầm bệnh từ nước, thực phẩm ăn uống là các nguy cơ phát tán mầm bệnh và gây dịch đã rất gần. Nếu mầm bệnh tả có trong nước thì khả năng dịch xảy ra là rất lớn.
Ông Long thông báo, kiểm tra tại TP.HCM cho thấy, môi trường sống khu vực ngoại ô thành phố đang ở mức báo động cao, vẫn còn cầu tiêu ao cá là thói quen sinh hoạt rất mất vệ sinh, nguy cơ rất lớn cho nhiễm bệnh dịch trên người. Nguồn thực phẩm xét nghiệm tại chợ đã phát hiện có vi khuẩn E.coli, đặc biệt là tìm thấy vi khuẩn tả trong ốc. Kiểm tra nguồn nước tại các trạm cấp nước trên 1.000 m3 phát hiện hàm lượng clo dư rất thấp và còn tồn tại các vi khuẩn gây bệnh dịch đường tiêu hóa như: E.coli, coliform. Các yếu tố trên cho thấy rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Bộ Y tế có văn bản đề nghị TP.HCM khắc phục tình trạng này.
Giám sát bệnh Ebola đối với hành khách
Trong khi đó, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng rất lo lắng về khả năng dịch Ebola có thể xâm nhập vào VN qua các công dân VN đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch. Dịch nguy hiểm này cũng có thể xâm nhập qua công dân của các quốc gia khác có dịch nhập cảnh; người thân, nhân viên y tế chăm sóc, điều trị, tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm vi rút Ebola; người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm vi rút Ebola. Ông Phu cũng bày tỏ khó khăn cho việc xác định người về từ vùng có dịch do không có chuyến bay thẳng về VN, vì vậy Bộ Y tế đã đề nghị cơ quan an ninh cửa khẩu sẽ phối hợp, sàng lọc, chuyển các trường hợp về từ vùng có dịch Ebola qua bộ phận khai báo y tế. Ngoài ra, trong nước cũng đang chờ hỗ trợ từ Tổ chức Y tế thế giới, từ các tổ chức quốc tế giúp cho xét nghiệm phát hiện vi rút Ebola.
Ngay trong chiều 6.8 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do vi rút Ebola. Theo đó, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh: sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ; đau họng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy cấp; một số có phát ban, nôn, đi ngoài ra máu; tiền sử đi đến từ vùng, quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người mắc Ebola hoặc động vật nhiễm vi rút Ebola trong vòng 21 ngày.
Về dịch Ebola, Cục Y tế dự phòng thông báo, từ đầu vụ dịch năm 2014 đến nay đã ghi nhận hằng ngày trường hợp mắc bao gồm gần 1.000 trường hợp tử vong tại 4 nước Guinea; Liberia, Nigeria và Sierra Leone. Dịch Ebola tại châu Phi vẫn tăng nhanh chóng.
WHO họp khẩn về dịch Ebola
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triệu tập khẩn cấp ủy ban về Quy định tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) trong hai ngày 6 và 7.8 để thảo luận về dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi, theo AFP. Qua phiên họp, các chuyên gia sẽ xem xét có công bố dịch Ebola là "đe dọa khẩn cấp đến sức khỏe cộng động toàn cầu" hay không. Trong trường hợp mức độ rất nghiêm trọng này được xác nhận, WHO sẽ gấp rút lập kế hoạch chống dịch ở quy mô toàn cầu với những biện pháp được áp dụng tức thời, chẳng hạn như khuyến cáo hạn chế du lịch, giao thương với những nước đang bị dịch.
Lan Chi
Liên Châu
Theo TNO
Hà Nội: Tăng cường phòng chống tiêu chảy cấp Trước diễn biến có chiều hướng phức tạp của dịch tiêu chảy cấp, Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường chủ động phòng chống và điều trị bệnh để hạn chế tử vong do bệnh dịch. Ảnh minh họa Với các đơn vị y tế dự phòng, Sở Y tế yêu cầu chủ động giám...