Vì sao trận bóng ở sân vận động Pháp vẫn tiếp tục khi vụ khủng bố diễn ra
Tổng thống Pháp quyết định không để khán giả ra khỏi sân vận động và cho tiếp tục trận bóng vì ông cho rằng bên trong an toàn hơn bên ngoài và có thể tránh được bẫy kích động của khủng bố.
Tổng thống Pháp Franois Hollande trong phòng kiểm soát an ninh tại sân vận động Stade de France hôm 13/11. Ảnh: AP
Theo WSJ, khi tiếng một kẻ đánh bom tự sát kích hoạt thuốc nổ vang lên khắp sân vận động Stade de France, Tổng thống Francois Hollande đang ở trong sân xem một trận bóng giao hữu giữa Pháp với Đức.
Trong vài phút, nhà lãnh đạo Pháp đã được báo động. Paris đang bị các chiến binh Hồi giáo tấn công, và ông Hollande phải quyết định xem phương án sơ tán sân vận động hay giữ hàng nghìn người bên trong an toàn hơn.
Ngồi cùng với Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp Nol le Grat và Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve, ông Hollande đã quyết định cho tiếp tục trận đấu, theo các quan chức Pháp.
Điều đó có nghĩa là tiền vệ người Pháp Lassana Diarra và Antoine Griezmann sẽ tiếp tục chơi trên sân, trong khi ở phía bên kia thành phố, thành viên gia đình của chính các cầu thủ có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công. Nhưng ông Hollande đánh giá rằng việc để đám đông khán giả ra ngoài đường phố quá nguy hiểm, khi những tên khủng bố khác có thể đang chờ đợi.
Trong khoảng 33 phút, ba nhóm chiến binh đã phối hợp chặt chẽ để tấn công một buổi biểu diễn nhạc rock và 5 địa điểm khác, khiến ít nhất 129 người thiệt mạng.
Ông Hollande đã đặt lực lượng an ninh của đất nước trong tình trạng báo động cao kể từ sau cuộc thảm sát hồi tháng một vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Ông cũng thông qua đạo luật gián điệp mới nghiêm ngặt hơn.
Video đang HOT
Nhưng khi các cuộc tấn công xảy ra, Pháp hoàn toàn bị bất ngờ. Tổng thống Hollande đang xem trận bóng cùng với thân nhân của những người chết trong một bi kịch không liên quan: vụ máy bay Germanwings rơi ở dãy núi Alps hồi tháng ba. Ông là một trong số ít những người rời khỏi sân vận động giữa trận đấu.
Lúc 21h30, đám đông tại sân vận động nghe thấy tiếng nổ thứ hai. Một kẻ tấn công tự sát đã kích hoạt thuốc nổ hắn mang theo tại cổng H của sân. Trận đấu vẫn diễn ra khi cảnh sát cập nhật cho ông Hollande và bộ trưởng nội vụ về cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Họp khẩn trong đài quan sát được bảo mật của sân vận động, ông Hollande và các trợ lý của ông cảm thấy rằng “sân vận động là nơi an toàn nhất cho người hâm mộ”, Laura Goutry, một phát ngôn viên của Liên đoàn bóng đá Pháp cho biết.
Một kẻ đánh bom tự sát, trước khi kích nổ, đã cố gắng vào sân vận động bằng vé như cách thông thường, theo các quan chức an ninh. Giới chức nghi ngờ những kẻ tấn công có âm mưu khiến khán giả hoảng hốt, kích động một vụ giẫm đạp, buộc đám đông phải chạy ra đường, nơi hai kẻ đồng lõa đang phục sẵn để tấn công.
“Khu vực xung quanh chưa được bảo đảm an ninh”, bà Goutry nói.
Khi sắp đến thời gian nghỉ giữa trận, giới chức lặng lẽ phong tỏa sân vận động. Họ đóng các lối thoát hiểm và ngăn khán giả rời sân, bà Goutry nói. Kẻ đánh bom tự sát thứ ba kích nổ bên cạnh cửa hàng McDonald gần sân vận động nhưng không có thương vong.
Ông Hollande lúc đó còn phải ra một quyết định khác, đó là có nên tiếp tục trận đấu hay không. Các cầu thủ sẽ không được biết về cuộc khủng hoảng đang diễn ra, khán giả cũng sẽ không tự hỏi có vấn đề gì đang xảy ra ngoài kia hay không. Thông thường trong các trận bóng, vì có quá nhiều người, tín hiệu điện thoại di động sẽ khá chập chờn, khiến người bên ngoài khó liên lạc được với bên trong để thông báo.
Khi đội tuyển quốc gia Pháp vào phòng thay đồ để nghỉ giữa trận, huấn luyện viên Didier Deschamps và đội ngũ cán bộ đã quyết định không để cho các cầu thủ biết bất cứ điều gì về “các sự cố ở Paris”, theo Philippe Tournon, phát ngôn viên của đội tuyển quốc gia Pháp. Các quan chức tin rằng bên trong sân vận động vẫn an toàn.
“Không cần phải báo động cho các cầu thủ, họ sẽ hỏi chúng tôi những điều chúng tôi cũng không có câu trả lời”, ông Tournon nói.
Trong khi đó, ở bên kia thành phố, em gái của tiền vệ Griezmann đang ở trong phòng hòa nhạc Bataclan để xem màn trình diễn của nhóm nhạc rock Eagles of Death Metal. 21h40, ba tên khủng bố xông vào xả súng, khiến 89 người tại đây thiệt mạng. Sau nửa đêm, cảnh sát đột kích phòng hòa nhạc và ba tay súng chết vì tự kích hoạt đai bom hoặc bị cảnh sát bắn.
Còn tại Stade de France, trận đấu đã kết thúc được hơn một giờ, Pháp thắng 2-0 và khán giả được phép rời khỏi sân vận động, nhưng các cầu thủ buộc phải ở lại. Hầu hết cầu thủ đã biết về các cuộc tấn công.
Đội bóng Đức, vốn sợ hãi bởi một vụ đe dọa đánh bom tại khách sạn vào sáng hôm đó, rất mong muốn rời khỏi Paris nhưng không thể tìm ra cách. Họ cần một chuyến bay hoặc khách sạn mới, nhưng cả hai đều không có sẵn.
“Bạn có thể tưởng tượng các cầu thủ sốc như thế nào”, người quản lý đội bóng Đức Oliver Bierhoff nói.
Các quan chức Pháp đã mời các cầu thủ và huấn luyện viên Đức đến Clairefontaine, trung tâm đào tạo quốc gia Pháp. Nhưng đoàn 100 người của Đức đã quyết tâm ở lại bên nhau. Đội bóng quyết định qua đêm ngay tại sân vận động, họ trải nệm ra sàn nhà nằm. Đội bóng Pháp cũng ở lại.
Sau đo người Đức có được một chuyến bay sớm đến Frankfurt. Xe buýt của họ lăn bánh ra khỏi Stade de France lúc 02h55, khi các cầu thủ dán mắt vào điện thoại.
Đó cũng là lúc Griezmann nhận được tin vui: em gái anh còn sống. “Cảm ơn Chúa, em tôi đã an toàn ra khỏi Bataclan”, cầu thủ này tweet.
Phương Vũ
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ hai lần cảnh báo Pháp về kẻ khủng bố Paris
Thổ Nhĩ Kỳ cách đây một năm đã cảnh báo Pháp về khả năng kẻ khủng bố kích nổ bom quanh thân trong cuộc tấn công đẫm máu ở Paris, nhưng giới chức Pháp không hồi đáp.
Cảnh sát Pháp tới hiện trường vụ xả súng nhà hát Bataclan. Ảnh: AP
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ "đã thông báo với những người đồng nhiệm Pháp hai lần, tháng 12/2014 và tháng 6/2015" về Omar Ismail Mostefai, AFP dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay nói. "Tuy nhiên, chúng tôi không được Pháp hồi đáp về vấn đề".
Dựa trên ngón tay đứt lìa được tìm thấy trong đống đổ nát ở nhà hát Bataclan, giới chức xác định Mostefai, 29 tuổi là một trong ba kẻ tấn công. Tất cả đều đeo đai bom, xả súng làm 89 người thiệt mạng tại hiện trường thảm sát đẫm máu nhất trong số các địa điểm bị tấn công ở Paris.
Tên này sinh ngày 21/11/1985 ở khu ngoại ô nghèo Courcouronnes của Paris. Lý lịch tư pháp của Mostefai cho thấy y bị kết án 8 lần với các tội danh nhẹ từ 2004 tới 2010, nhưng không phải đi tù.
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận Mostefai đã vào nước này từ tỉnh Edirne, tây bắc, giáp với các nước thành viên EU là Hy Lạp và Bulgaria năm 2013. "Không có văn bản ghi nhận y rời đất nước", quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói. Ông cho biết giới chức Pháp chỉ quan tâm tới Mostefai sau vụ tấn công.
"Chỉ sau khi các vụ tấn công Paris xảy ra, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ mới nhận được đề nghị cung cấp thông tin về Omar Ismail Mostefai từ phía Pháp", ông này nói. Quan chức cho hay ngày 10/10/2014, Thổ Nhĩ Kỳ được Pháp đề nghị cung cấp thông tin về 4 nghi phạm khủng bố, nhưng trong đó không có Mostefai dù hắn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là nghi phạm khủng bố tiềm năng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nước Bỉ, nơi xuất phát của bọn khủng bố tấn công Paris Không chỉ vụ khủng bố ở Paris đêm 13.11 mà nhiều vụ tấn công ở Pháp từ đầu năm tới nay đều có dính líu đến các phần tử Hồi giáo tại Bỉ. Nước Bỉ có phải là đầu mối của các vụ khủng bố tại Pháp? Ít nhất một tay súng đã chết và 5 nghi phạm đang bị bắt giữ đều...