Vì sao trạm quan trắc “im lặng” khi động đất?
Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu lý giải, vì mới có một trạm quan trắc động đất ở Sông Tranh 2 nên các chuyên gia phải kết nối với trạm tại Bình Định, Huế, sau đó phải tổng hợp số liệu nên 2 tiếng sau mới có kết quả.
Trạm quan trắc động đất đầu tiên được đặt dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 vừa khánh thành ngày 20/10 vừa qua
Sáng nay 23/10, trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My – ông Trần Anh Tuấn – cho biết, gần hai giờ sau khi xảy ra động đất, ông mới nhận báo cáo của trạm quan trắc đặt dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2.
Theo đó, vào hồi 13 giờ 41 phút 28 giây (giờ GMT) tức 20 giờ 41 phút 28 giây (giờ Hà Nội) ngày 22/10/2012, một trận động đất có độ lớn 4,6 độ richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.329 độ vĩ Bắc, 108.153 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km. Động đất xảy ra trong khu vực địa phận huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Video đang HOT
Theo đánh giá động đất gây nên rung động cấp VI (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2.
Trong khi đó, theo số liệu báo cáo từ BQL dự án thủy điện 3 cho biết, trận động đất tối 22/10 máy đo gia tốc đặt tại vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 đo được là 98cm/s2.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My – ông Trần Anh Tuấn – nói: “Đến khoảng 22h37′ tôi mới nhận được báo cáo về tình hình động đất và cường độ của trận động đất này. Còn số liệu từ máy đo gia tốc đặt tại thân đập thủy điện Sông Tranh 2 thì có hỏi họ mới báo”.
Cũng trong sáng nay 23/10, trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng – chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu – cho biết: Vì mới có một trạm quan trắc đặt tại thủy điện Sông Tranh 2 nên chúng tôi phải nối với các trạm khác nữa nên kết quả hơi lâu. Khi có 5 trạm thì sẽ có kết quả ngay.
PGS.TS. Giảng cũng cho biết, trạm quan trắc động đất đặt tại Sông Tranh 2 phải kết nối với trạm đặt tại Bình Định và TT-Huế nên sau 30 phút mới có kết quả sơ bộ, sau đó tổng hợp số liệu từ các trạm mới có kết chính xác nên hơi lâu.
“Tôi hy vọng trong thời gian tới, nếu đặt thêm 4 trạm thì kết quả quan trắc động đất sẽ có sau 5 phút”, PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng cho biết.
Theo Dantri
Trạm quan trắc động đất đầu tiên ở Sông Tranh 2
Sáng nay, sau hơn nửa tháng xây dựng, Trạm quan trắc động đất đầu tiên ở thủy điện Sông Tranh 2 được đưa vào hoạt động. Đây là mạng trạm đầu tiên ở Quảng Nam lập cạnh mạng trạm địa chấn quốc gia.
Mặc dù Chính phủ chưa cho phép thủy điện Sông Tranh 2 tích nước nhưng do đập thiết kế không có cửa xả đáy nên mưa lũ tràn tự nhiên về hồ cũng là mối lo ngại lớn của chính quyền địa phương lẫn người dân Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín.
TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam cho biết, trạm quan trắc này có khả năng ghi nhận chính xác những trận động đất dưới 2 độ richter. Trước đây, do các mạng trạm quan trắc ở Bình Định, Huế ở cách xa thủy điện Sông Tranh 2 hàng trăm cây số nên không thể ghi nhận được. Nhờ đó, các chuyên gia có thể phân tích diễn biến động đất để cảnh báo cho người dân.
Theo TS Anh, cuối tháng 10, sẽ tiếp tục xây dựng 5 trạm quan trắc về động đất quanh thủy điện Sông Tranh 2 tại các xã Trà Bui, Trà Đốc (huyện Bắc Trà My), Trà Mai (huyện Nam Trà My), Tiên Hiệp và Tiên Ngọc (huyện Tiên Phước).
Ban quản lý dự án thủy điện 3 cũng vừa hoàn tất việc lắp đặt gói thiết bị vào thân đập để phục vụ công tác quan trắc động đất. Việc quan trắc bên trong thân đập được chuyển từ thủ công sang tự động. Toàn bộ gói thầu bao gồm 680 thiết bị điện tử này có giá gần 390.000 USD.
Trước đó, ngày 18 - 19/10, Viện Vật lý Địa cầu đã phổ biến kiến thức về động đất và cách phòng, tránh, ứng phó khi có động đất xảy ra cho hàng trăm lượt cán bộ chủ chốt cùng người dân Quảng Nam.
Theo VNE
Chậm trễ là vô cảm Viện Vật lý Địa cầu (VLĐC) bỏ lọt hàng loạt trận động đất ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, thời gian qua do mạng lưới quan trắc quốc gia vốn dĩ đã quá mỏng. Nhưng nguyên nhân chính là phản ứng chậm đến mức khó hiểu của các cấp có trách nhiệm. Một dự án nâng cấp 36 trạm quan trắc...