Vì sao TQ mời Triều Tiên dự hội nghị Con đường tơ lụa mới?
Các chuyên gia Nga đã đưa ra những nhận định về việc Trung Quốc mời Triều Tiên tham dự hội nghị Con đường tơ lụa mới ở Bắc Kinh.
Một phái đoàn Triều Tiên được Trung Quốc tham dự diễn đàn hợp tác trong khuôn khổ hội nghị Con đường tơ lụa mới ở Bắc Kinh (ảnh minh họa).
Theo hãng tin Sputnik, các chuyên gia Nga đặc biệt quan tâm tới việc Trung Quốc quyết định mời phái đoàn Triều Tiên tham dự diễn đàn về hợp tác quốc tế, trong khuôn khổ hội nghị thượng Con đường tơ lụa mới diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 14.5.
Các chuyên gia Nga nhận định Bắc Kinh dường như muốn gửi thông điệp tới thế giới rằng họ không chấp nhận cô lập quốc tế đối với Bình Nhưỡng như một cách để xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Diễn đàn ở Bắc Kinh là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên có sự tham dự của Bình Nhưỡng từ sau khi tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên và Liên Hợp Quốc áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên liên quan tới các vụ thử tên lửa và hạt nhân của nước này.
Chuyên gia Alexander Larin, thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông có trụ sở ở Moscow, cho biết việc Trung Quốc mời phái đoàn Triều Tiên tới tham dự hội nghị Con đường tơ lụa mới phản ánh ý định của Bắc Kinh muốn giúp Bình Nhưỡng vượt qua sự cô lập quốc tế.
“Dù bất đồng quan điểm về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn coi Trung Quốc là nước láng giềng quan trọng nhất. Chính quyền Bắc Kinh có thể muốn sử dụng hội nghị lần này để bày tỏ sự tôn trọng của họ đối với Bình Nhưỡng ngay cả khi Triều Tiên bị cô lập chính trị”, ông Larin nói.
Ông Larin cho rằng trong cuộc gặp bên lề hội nghị ở Bắc Kinh, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ kêu gọi Triều Tiên “chấp thuận phương án giải trừ hạt nhân và ngồi vào bàn đàm phán với các cường quốc quan tâm”.
Video đang HOT
“Triều Tiên sẽ sử dụng hội nghị để khẳng định lại rằng họ muốn một thỏa thuận với Mỹ và Hàn Quốc nhưng theo các điều kiện mà Bình Nhưỡng đưa ra. Các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh có thể giúp giải pháp cho vấn đề Triều Tiên tiến triển đôi chút”, ông Larin nói.
Trong khi đó, chuyên gia Alexander Vorontsov đến từ Viện nghiên cứu phương Đông ở Moscow cho rằng Bình Nhưỡng chắc chắn đánh giá cao thiện ý của Bắc Kinh muốn giúp Triều Tiên vượt qua cô lập quốc tế.
“Đây là một sự kiện quan trong bởi vì sự tham gia của Triều Tiên tại diễn đàn ở Bắc Kinh cho thấy Triều Tiên muốn thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc”, ông Vorontsov nhận định. “Họ sẵn sàng đối thoại và thảo luận các vấn đề song phương và quốc tế. Nên phái đoàn Triều Tiên tới Bắc Kinh chắc chắn là một tín hiệu tích cực và quan trọng”.
Konstantin Asmolov, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Viễn Đông có trụ sở ở Moscow, miêu tả sự có mặt của phái đoàn Triều Tiên tại Bắc Kinh như là một cơ hội mới để xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và các cuộc đàm phán song phương, đa phương về vấn đề này.
Theo Danviet
NATO ngọt ngào, con tim Nga sắp vui trở lại
Sau một thời gian gián đoạn quan hệ vì sự kiện Crimea, Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp hợp tác trở lại.
Ông Andre Keline, Giám đốc Vụ Hợp tác châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Nga hôm 7/4 cho biết Moscow không loại trừ khả năng Hội đồng Nga -NATO sẽ nhóm họp trong tương lai gần. Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh những tiến triển trong đối thoại với NATO thời gian qua.
Ông Andre Keline nói: "Hiện chúng tôi đang làm việc để lên kế hoạch về thời gian, địa điểm và chương trình nghị sự của cuộc họp". Theo ông Andre Keline, những cuộc gặp gỡ của Hội đồng Nga - NATO là "rất quan trọng nhằm tái lập đối thoại giữa hai nhân tố chính về an ninh tại châu Âu".
Tuy nhiên, ông Keline từ chối cho biết thời gian cụ thể của cuộc đàm phán giữa đại diện Nga và NATO.
NATO muốn phục hồi quan hệ hợp tác với Nga. Ảnh: AP
Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố Liên minh đang nghiên cứu các phương thức sử dụng Hội đồng Nga - NATO để phục hồi quan hệ hợp tác với Moscow.
Tiếp đó đến tháng 2/2016, tại Hội nghị an ninh Munich (Đức), ông Stoltenberg tiếp tục khẳng định Nga là láng giềng lớn nhất của liên minh quân sự này và là một cường quốc thế giới. NATO không tìm kiếm sự đối đầu với Mocow và không muốn Chiến tranh Lạnh giữa hai bên.
Tổng Thư ký NATO cho rằng quan hệ với Nga cần được xây dựng trên cơ sở "phòng thủ và đối thoại".
Theo ông, NATO sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác hơn và xây dựng hơn với Nga, đồng thời thiết lập đối thoại xây dựng nhằm bảo đảm sự ổn định lâu dài ở châu Âu, tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu nguy cơ của các vụ tai nạn đụng độ giữa lực lượng hai bên.
Với những tuyên bố trên, rõ ràng NATO vẫn rất cần Nga, bản thân NATO cũng phải kiêng dè sức mạnh của Nga. Xét về sức mạnh quân sự, thậm chí từng có thừa nhận rằng NATO đang "hít khói" Nga.
Còn nhớ, hồi đầu năm nay, vị tướng Đức trong NATO Hans-Lothar Domreze thừa nhận NATO e ngại rằng cán cân lực lượng trên thế giới sẽ bị phá vỡ, nghiêng về lợi thế của Nga. Ông Domreze nói rằng NATO đã bị xuống cấp trầm trọng trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa của lực lượng vũ trang Nga.
Ông đánh giá, trong khi lực lượng vũ trang Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin cực kỳ hiện đại, linh hoạt và thiện chiến thì NATO giảm cơ số mạnh trong 25 năm trở lại đây, lực lượng vũ trang của khối này trong khoảng thời gian đó đã giảm 25%.
Trong khi đó, trong một bài bình luận đăng trên Financial Times hôm 6/4, ông Eugene Rumer, giám đốc Chương trình Nga và Âu-Á của Quỹ Carnegie đồng thời là cựu nhân viên Ủy ban Tình báo Quốc gia Mỹ nhận định rằng, Tổng thống Nga Putin đã làm thay đổi trật tự thế giới.
Quan chức này cho rằng, với sự kiện ở Syria, Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện "tính không nhận nhượng, ý chí quyết tâm, tài phán đoán và tính nhanh nhạy." Sự tham gia của không quân Nga trong các hoạt động quân sự ở Syria đã làm thay đổi tiến trình cuộc xung đột, mở đường cho thỏa thuận ngừng bắn cùng các cuộc đàm phán nghiêm túc đầu tiên giữa các bên tham chiến.
"Sự kiện Syria cho thấy Nga có tiềm lực quân sự, và khi có cơ hội sẽ sẵn sàng sử dụng", ông Rumer nói.
Rumer nhận định, sau Syria, Nga có thể sẽ thách thức NATO ở khu vực Baltic, nhưng không phải bằng quân sự mà bằng những vũ khí hoàn toàn khác mà không hề tốn kém.
Cùng chung nhận định với ông Rumer, tướng Philip Breedlove, chỉ huy quân đội Mỹ tại NATO, cho rằng Nga đang thay đổi trật tự thế giới. Thực tế, mọi chiến lược quân sự của Mỹ đều theo hướng xác định Nga là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ. Lầu Năm Góc mới đây đã phải tăng quân, triển khai thêm một lữ đoàn thiết giáp tới Đông Âu để đề phòng Nga và tuyên bố sẽ rót 3,4 tỷ USD cho cái gọi là "Sáng kiến trấn an châu Âu".
Như vậy, trước một nước Nga hùng mạnh dưới thời Tổng thống Putin, NATO đã quyết định hợp tác thay vì đối đầu.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc nhắc Nga phải nhớ tình thân? Trung Quốc nhắc Nga phải nhớ tình thân trong bối cảnh Moskva đang làm hòa với Mỹ cũng như châu Âu Trung Quốc hối thúc Nga tiếp tục hợp tác Ngày 25/3, phát biểu trong cuộc gặp Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng Bắc Kinh và Moskva cần tăng cường liên lạc và phối...