Vì sao TQ bất ngờ tập trận quy mô lớn gần Triều Tiên?
Không quân Trung Quốc tuyên bố tập trận quy mô lớn gần bán đảo Triều Tiên, động thái được cho là nhằm răn đe Mỹ và Hàn Quốc.
Các máy bay Trung Quốc sẽ tập trận ở khu vực “chưa từng bay đến” gần bán đảo Triều Tiên.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đây sẽ là cuộc tập trận có sự tham gia của nhiều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom trong “khu vực các máy bay này chưa từng xuất hiện” gần bán đảo Triều Tiên.
Phát ngôn viên không quân Trung Quốc Shen Jinke đưa ra thông điệp này tại một sân bay ở phía bắc Trung Quốc vào ngày 4.12. Đây cũng là ngày Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15.
Ông Shen không tiết lộ cuộc tập trận sẽ diễn ra ở đâu, nhưng nhấn mạnh cuộc diễn tập như vậy sẽ giúp không quân tăng cường năng lực, sẵn sàng bảo vệ lợi ích chiến lược của Trung Quốc.
Cuộc tập trận bao gồm nhiều máy bay khác nhau, như máy bay trinh sát, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm kết hợp cùng các khẩu đội tên lửa phòng không.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 của Triều Tiên.
Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh nhận định, cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh năng lực hiệp đồng tác chiến, yếu tố rất quan trọng trong môi trường chiến tranh hiện đại.
Bên cạnh đó, cuộc tập trận của Trung Quốc cũng nhằm gửi thông điệp răn đe đến Mỹ và Hàn Quốc.
Video đang HOT
“Thời điểm Trung Quốc công bố cuộc tập trận quy mô lớn đã được tính toán kỹ lưỡng. Đây là lời cảnh báo Washington và Seoul không nên kích động Bình Nhưỡng thêm một lần nào nữa”, ông Li nhận định.
Theo chuyên gia Song Zhongping, địa điểm cuộc tập trận của không quân Trung Quốc có thể diễn ra trong vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, nơi chồng lấn với không phận Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chiến đấu cơ F-22 Mỹ tham gia cuộc trận ngày 4.12 cùng đồng minh Hàn Quốc.
Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ ở khu vực này vào năm 2011.
Một chuyên gia khác nói trên SCMP, rằng cuộc tập trận giúp máy bay trinh sát Trung Quốc thu thập tình báo về những hoạt động quân sự mới nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Cuộc tập trận cũng là cơ hội để Trung Quốc đưa các máy bay từ đất liền cất cánh ra khu vực xa bờ trong khu vực, chuyên gia Zhou Chenming nói.
Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc hiện đang tập trận quân sự rầm rộ kéo dài 5 ngày. Cuộc tập trận có sự tham gia của 230 máy bay, bao gồm chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor và 10.000 binh sĩ.
Triều Tiên hồi tuần trước chỉ trích cuộc tập trận, cáo buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump “đang kích động chiến tranh hạt nhân”.
Theo Danviet
TQ phóng cấp tập 20 tên lửa chiến lược "dằn mặt" Mỹ-Hàn
Đợt diễn tập quy mô lớn của lực lượng tên lửa chiến lược diễn ra chỉ một ngày sau dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Trung Quốc.
Tên lửa DF-26 được đánh giá là "sát thủ diệt Guam".
Theo The Diplomat, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc (PLARF) đã tổ chức diễn tập phóng tên lửa với các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, tên lửa hành trình, và tên lửa phòng không.
Đợt phóng tên lửa diễn ra tại Nội Mông, gần căn cứ quân sự Zhurihe lớn nhất châu Á. Căn cứ này là nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt quân trong lễ diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc hồi tuần trước.
Nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho biết, PLARF đã phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C, 10 tên lửa đạn đạo DF-16A và 6 tên lửa hành trình tối tân CJ-10.
Đáng chú ý nhất trong số này là tên lửa DF-26C, tầm bắn 3.000-4.000km và có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này được cư dân mạng Trung Quốc gọi là "sát thủ diệt Guam", ám chỉ căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc.
Tên lửa mới được Trung Quốc đưa vào biên chế quân đội năm 2015 và có khả năng khai hỏa ở bất cứ nơi nào từ xe phóng di động.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng phóng nhiều tên lửa đối không, bao gồm loại HQ-6, HQ-16 và HQ-22. Đáng chú ý nhất là tên lửa HQ-22, vốn lần đầu tiên xuất hiện trong lễ diễu binh hồi tuần trước.
HQ-22 có tầm bắn xa 150-170km và tầm cao từ 50-27.000 mét. Tên lửa được coi là vũ khí hữu hiệu nhất để diệt máy bay tàng hình F-22 Mỹ vì khả năng nhận dạng mục tiêu vượt trội và có thể chống lại biện pháp gây nhiễu.
Mục tiêu giả định của các tên lửa này là Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ hoặc các chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ.
Đây là một trong những vụ phóng tên lửa quy mô nhất cửa PLARF, đánh dấu lần đầu tiên DF-26C được thử sức. Tên lửa DF-16 cũng nằm trong dự án bí mật của Trung Quốc. Tên lửa này mới xuất hiện trong cuộc duyệt binh nhân kịp năm 70 năm Ngày Chiến thắng năm 2015.
Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-22 của Trung Quốc.
Giới chuyên gia đánh giá DF-16 với tầm bắn 1.000km, là mẫu tên lửa đạn đạo chính xác nhất từ trước đến nay của Trung Quốc.
Cuối cùng, CJ-10 là tên lửa hành trình phiên bản Trung Quốc của Tomahawk Mỹ. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 1.500km.
Theo The Diplomat, PLARF thử nhiều loại tên lửa khác nhau, chứng minh khả năng phối hợp tác chiến và khả năng xuyên phá hệ thống phòng thủ đối phương, đặc biệt là tổ hợp THAAD.
20 quả tên lửa như vậy đủ sức thể "vùi dập" THAAD dù hệ thống này có cố gắng đánh chặn đến mức nào đi chăng nữa.
Giới phân tích nhận định, PLARF đã gửi thông điệp răn đê đến Mỹ khi lựa chọn THAAD là mục tiêu giả định.
Bắc Kinh phản đối sự hiện diện của các tổ hợp THAAD ở Hàn Quốc, nói radar gắn trên hệ thống này đe dọa đến lợi ích quốc gia.
Theo Danviet
Lý do Kim Jong-un lọt vào danh sách "Nhân vật của năm" Tạp chí Time mới đây công bố danh sách 10 ứng viên cho danh hiệu "Nhân vật của năm", trong đó đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể trở thành "Nhân vật của năm" trên tạp chí Time. Theo Newsweek, một số người tỏ ra ngạc nhiên...