Vì sao TPHCM chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người trên 65 tuổi?
“Lý do chưa tiêm cho các bệnh nhân có bệnh nền hay các cô chú trên 65 tuổi là do vắc xin của TPHCM có đợt này chưa khuyến khích tiêm cho những nhóm đối tượng trên” – Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết.
Tại buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn chiều 28/6, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chia sẻ tuần vừa qua là khoảng thời gian đặc biệt của thành phố khi vừa tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lớn nhất lịch sử, vừa căng sức chống lại sự hoành hành của virus SARS-CoV-2 biến chủng mới.
Lãnh đạo TPHCM cho biết thành phố sẽ sớm đạt mục tiêu tiêm cho 2/3 dân số (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Chia sẻ về việc lựa chọn đối tượng tiêm vắc xin Covid-19 đợt này, ông Dương Anh Đức, cho biết thành phố phải tuân thủ theo quy định, quyết định của Chính phủ, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài ra, thành phố cũng lựa chọn đối tượng ưu tiên tiêm theo đặc tính vắc xin.
Video đang HOT
“Lý do chưa tiêm cho các bệnh nhân có bệnh nền hay các cô chú trên 65 tuổi, do vắc xin của TPHCM có đợt này chưa khuyến khích tiêm cho những nhóm đối tượng trên. Bên cạnh đó, loại vắc xin này cũng chưa cho phép tiêm cho người dưới 18 tuổi. Nếu sắp tới thành phố có loại vắc xin khác, sẽ dựa trên đặc tính và tiếp tục cân nhắc kỹ đối tượng ưu tiên để triển khai hiệu quả”, ông Dương Anh Đức nhấn mạnh.
Theo ông Đức, thời gian tới, theo tiến độ nhập khẩu vắc xin của Bộ Y tế, TPHCM sẽ sớm đạt mục tiêu tiêm cho 2/3 người dân trên địa bàn. Lúc đó, vấn đề ai là người được ưu tiên không còn quá quan trọng.
“Trong thời gian tới số lượng lớn vắc xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được chuyển về TPHCM. Chúng ta không loại trừ khả năng sẽ có chiến dịch tiêm chủng khác lớn hơn lần này”, ông Dương Anh Đức thông tin.
Chia sẻ việc ưu tiên tiêm cho người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất trong đợt này, ông Dương Anh Đức cho biết thành phố cùng các đơn vị Trung ương đánh giá những nơi đó có nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 ở mức cao.
Ngoài ra, khi thành phố tập trung phòng, chống dịch bệnh, họ là lực lượng nòng cốt để duy trì mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đến nay, khoảng 730.000 người đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn. Thành phố ghi nhận 2 trường hợp sốc phản vệ cấp độ 4, đã được lực lượng y, bác sĩ cứu chữa thành công. TPHCM đã cơ bản hoàn tất chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn nhất lịch sử.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, toàn TPHCM ghi nhận 3.374 bệnh nhân đã được công bố.
Vì sao TP.HCM triển khai nhiều biện pháp phòng dịch nhưng ca nhiễm vẫn tăng cao?
Ông Phan Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nêu lý do các ca COVID-19 tăng cao dù thành phố thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch.
Chiều 28/6, tại buổi họp báo cung cấp thông tin dịch COVID-19, ông Phan Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, khi xuất hiện chủng virus Delta với tốc độ lây lan nhanh chóng, dù có những biện pháp phòng ngừa tích cực, chủ động nhưng chưa thể ngăn chặn được chuỗi lây nhiễm, từ đó lây lan nhiều hơn.
Cụ thể, biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra sự lây nhiễm thành từng chuỗi, khó cắt đứt trong thời gian ngắn.
" Gần như toàn bộ người trong gia đình có ca nhiễm đều mắc bệnh. Mức độ lây lan của biến chủng này rất kinh khủng" , ông Phan Thanh Tâm nói.
Ông Phan Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
Các biến chủng Anh trước đây cũng có tốc độ lây lan nhanh, nhưng dễ cắt đứt và hầu hết chỉ lây nhiễm khi tiếp xúc rất gần. Còn với khả năng lây lan mạnh của biến chủng Delta, ngành Y tế cùng chính quyền thành phố dù có biện pháp quyết liệt, chủ động nhưng chưa ngăn chặn, cắt đứt được các chuỗi lây nhiễm.
Đại diện HCDC hy vọng với những giải pháp quyết liệt mới như Chỉ thị 10 và một số biện pháp tăng cường, thành phố sẽ sớm giảm được tỷ lệ lây nhiễm thời gian tới.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố sáng 28/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố triển khai rất nhiều các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, thậm chí áp dụng một số biện pháp cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Tuy nhiên, số ca nhiễm hàng ngày vẫn còn cao và chưa có dấu hiệu giảm.
Do đó, cả thành phố cần tăng cường kiểm tra giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống dịch hết sức nghiêm túc. Đây là ngày thứ 12 liên tiếp, TP.HCM ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 lên đến 3 con số mỗi ngày.
Sở Y tế TP.HCM: Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly F1 Đó là chia sẻ của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại thành phố chiều 28/6. Ngày 27/6, Bộ Y tế đã ra công văn đề nghị TP.HCM thực hiện việc cách ly các F1 tại nhà. Đây là vấn đề được nhiều người dân tại thành phố...