Vì sao TP.HCM cần giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16?
Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân, dịch ở TP.HCM đã xâm nhập các nơi và lây lan cộng đồng, nếu chạy theo điều tra dịch tễ rất vất vả. Và giãn cách diện rộng là giải pháp hữu hiệu lúc này.
Trao đổi với Zing ngay sau khi TP.HCM có quyết định giãn cách xã hội 15 ngày toàn thành phố theo Chỉ thị 16, đại biểu Quốc hội, PGS.TS kinh tế Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM) ủng hộ giải pháp này. Ông tin rằng TP.HCM sẽ sớm kiểm soát dịch bệnh khi đi đúng hướng.
“Một quyết định không dễ dàng, đầy trăn trở”
- TP.HCM quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19. Ông đánh giá thế nào về quyết định này?
- Tôi ủng hộ quyết định này, ủng hộ quan điểm rằng TP.HCM cần một giải pháp mạnh hơn, hiệu quả hơn, căn cơ hơn để sớm thoát được dịch bệnh Covid-19 với biến thể Delta phức tạp.
Một quyết định không dễ dàng gì, khiến lãnh đạo thành phố đầy trăn trở, nhưng nó cần thiết và rất có ý nghĩa thời điểm này. PGS.TS Trần Hoàng Ngân
Quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 là một quyết định không dễ dàng gì, khiến lãnh đạo thành phố cũng đầy trăn trở, nhưng nó cần thiết và rất có ý nghĩa thời điểm này. Vì sao tôi nói vậy?
Vì dịch bệnh hiện nay ở TP.HCM đang diễn biến rất phức tạp. Cả nước đã ghi nhận hơn 19.500 ca mắc Covid-19, trong đó riêng TP.HCM có hơn 8.000 ca, thậm chí có ngày ghi nhận kỷ lục hơn 1.000 ca mắc – điều chưa từng có trong các đợt dịch trước đây.
Và quan trọng, dịch đã lây lan rộng trong cộng đồng, lan rộng ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Vì số ca mắc trong cộng đồng ngày càng tăng cao nên cần phải có giải pháp chống dịch mạnh mẽ như Chỉ thị 16 để sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch.
Từ cuối tháng 5, TP.HCM đã áp dụng Chỉ thị 15 cho toàn thành phố và triển khai Chỉ thị 16 ở một số địa bàn có nguy cơ cao như quận Gò Vấp. Rồi TP.HCM tiếp tục ban hành Chỉ thị 10 với những giải pháp quyết liệt hơn, song theo dõi tình hình từ đó đến nay, dịch ở thành phố vẫn chưa được kiểm soát, nguy cơ dịch bệnh còn rất cao, trực tiếp đe dọa sức khỏe và tính mạng người dân.
ĐBQH Trần Hoàng Ngân ủng hộ TP.HCM cần một giải pháp mạnh hơn, hiệu quả hơn, căn cơ hơn để sớm thoát được dịch bệnh Covid-19 với biến thể Delta phức tạp. Ảnh: Hoàng Hà.
Dịch phát sinh trong khu dân cư, chợ truyền thống, chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu nhà trọ và cả cơ sở y tế… Tức là dịch đã xâm nhập hết các nơi rồi, lây nhiễm cộng đồng lớn mà phải chạy theo điều tra dịch tễ thì rất vất vả. Và giãn cách diện rộng là giải pháp hữu hiệu lúc này.
Vì thế TP.HCM phải chấp nhận chọn giải pháp mạnh, chấp nhận chịu thiệt hại trước mắt để tìm cách kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân.
Vừa qua, đã có những lúng túng nhất định khi để xảy ra tình trạng tập trung đông người tiêm vaccine hay lấy mẫu xét nghiệm, bởi vậy, khi giãn cách mạnh hơn, thành phố sẽ có điều kiện để chúng ta thực hiện các giải pháp một cách căn cơ, chuyên nghiệp và bài bản hơn.
- Để người dân tuân thủ giãn cách, điều cốt lõi là chính quyền phải đảm bảo cuộc sống cho họ. Trong khi đó, ở TP.HCM, số lượng người lao động “kiếm ăn từng ngày” rất lớn. Theo ông, cần có chính sách hỗ trợ thế nào để đảm bảo cho người dân yên tâm giãn cách?
- Hơn hai tháng qua, lực lượng y tế và các lực lượng tuyến đầu chống dịch của TP.HCM đã chiến đấu rất kiên cường, có những lúc gần như kiệt sức. Nhưng vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, họ vẫn tiếp tục đương đầu, làm nhiệm vụ trong bối cảnh rất khó khăn.
Chính phủ cần nghiên cứu tăng thêm gói hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, nhất là với người lao động từ nơi khác đến TP.HCM. PGS.TS Trần Hoàng Ngân
Video đang HOT
Họ phải đối mặt với áp lực công việc và nguy cơ nhiễm bệnh cao nhưng vẫn chiến đấu; vì thế, rất cần người dân có sự đồng cảm, chia sẻ, đồng lòng để sớm kiểm soát dịch bệnh.
Tôi đề nghị Chính phủ nghiên cứu để tăng thêm gói hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch, nhất là với những người lao động từ các địa phương khác và tạm trú ở TP.HCM, để họ có thể yên tâm chấp hành mệnh lệnh từ chính quyền.
Chính phủ cần nghiên cứu để tăng thêm gói hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều do đại dịch. Ảnh: Phạm Ngôn.
Ở TP.HCM, người dân khắp nơi đến đây làm việc, họ bỏ quê lên thành phố sinh sống mà giờ các hoạt động đều bị ngưng trệ, kể cả việc “buôn gánh bán bưng” cũng phải tạm dừng, nên họ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có những người vay nợ nhưng không thể đi làm để trả nợ.
Ngoài chính sách hỗ trợ của Chính phủ và thành phố, chúng ta còn có sự chung tay của mọi người bằng những bữa cơm miễn phí, những siêu thị 0 đồng, cây ATM gạo và các loại hàng hóa, thực phẩm.
Tôi tin rằng khi thực hiện nghiệm các giải pháp giãn cách sẽ đạt hiệu quả rất nhanh. PGS.TS Trần Hoàng Ngân
Bên cạnh gói hỗ trợ người dân, gói hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần đủ lớn cho duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, để sau này khi kiểm soát được dịch bệnh sẽ có tiền đề giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Còn nhớ ngày 31/3/2020, khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị 16, người dân đã rất đồng lòng ủng hộ với những biểu ngữ như “Ai ở đâu ở yên đó”, “Ngồi yên một chỗ là yêu nước”, “Ngồi nhà là yêu nước”…
Tôi muốn nhắc lại những điều này để thấy rằng trước đây chúng ta cũng đã từng thực hiện và thực thi một cách nghiêm túc giải pháp này, thì bây giờ, khi tình trạng nghiêm trọng hơn trước, không có lý do gì mà chúng ta không thực hiện được.
Tôi tin rằng khi thực hiện nghiệm các giải pháp giãn cách sẽ đạt hiệu quả rất nhanh.
Xây dựng kịch bản sống thích nghi với Covid-19
- Điều ông nói là những giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, chúng ta cần có tính toán thế nào để thích nghi với đại dịch, vì việc Covid-19 còn tồn tại trong thời gian dài là điều đã được xác định từ trước?
- Đúng là chúng ta phải có giải pháp dài hạn hơn, có chiều sâu hơn. Dịch Covid-19 sẽ chỉ được kiểm soát chứ không bị triệt tiêu hoàn toàn, nó sẽ tái đi tái lại và phát sinh thêm những biến thể mới.
Nên điều quan trọng là Chính phủ cần sớm trình gói đầu tư công dành cho ngành y tế.
Hiện nay Chính phủ đang trình Quốc hội gói đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 với trị giá khoảng 2,8 triệu tỷ đồng. Chúng ta có thể rà soát, cắt giảm các dự án đang chuẩn bị trình Quốc hội để dành một gói đầu tư công đủ lớn, đủ khỏe cho ngành y tế.
Chính phủ cần sớm trình gói đầu tư công dành cho ngành y tế. PGS.TS Trần Hoàng Ngân
Gói này sẽ giúp giải quyết các vấn đề chính như nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19; đầu tư thêm cơ sở điều trị thay vì trưng dụng một số địa điểm ký túc xã, trung tâm quốc phòng – an ninh như hiện nay. Nó cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu cơ sở vật chất ngành y, thiếu vật tư, máy móc, thiết bị y tế, sinh phẩm, đồ bảo hộ cho nhân viên y tế…
Chuyên gia cho rằng bên cạnh các giải pháp về giãn cách, cần thực hiện chiến lược vaccine một cách thần tốc. Ảnh: Quỳnh Danh.
Chúng ta cần sớm đầu tư để tiến tới thời điểm thích hợp sẽ xây dựng chương trình sống thích nghi, sống có khoảng cách với Covid-19 cùng những biến thể mới có thể phát sinh.
Vì xác định Covid-19 còn tồn tại lâu dài nên chúng ta cần có gói đầu tư công này, thậm chí cần Quốc hội thông qua vì gói này rất lớn, có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.
- Thế giới xác định vaccine là chìa khóa thoát khỏi đại dịch. Việt Nam cũng đi theo tư tưởng này, song với thực trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu, theo ông chúng ta cần giải pháp gì để thúc đẩy chiến lược vaccine?
- Bên cạnh những giải pháp tôi đã nêu, chúng ta cần chú trọng thực hiện chiến lược vaccine một cách thần tốc, bao gồm rất nhiều công việc quan trọng như tận dụng cơ hội, quan hệ ngoại giao, nhận viện trợ vaccine, mua vaccine và hoán đổi với những nước có nhưng chưa sử dụng.
Tức là chúng ta phải tận dụng tất cả cơ hội, nguồn lực và mối quan hệ để mua, hoán đổi vaccine với các nước nhằm triển khai tiêm vaccine cho người dân. Nhưng rút kinh nghiệm từ thực tế vừa qua, việc tiêm vaccine phải rất bài bản, vì nếu làm không bài bản còn nguy hiểm hơn không làm.
Chúng ta kiên định mục tiêu kép nhưng phải thực hiện linh hoạt, hài hòa. PGS.TS Trần Hoàng Ngân
Và quan trọng hơn cả, dù áp dụng tất cả biện pháp, người dân vẫn cần tuân thủ 5K, tuân thủ nghiêm quy định giãn cách, không tập trung đông người. Bên cạnh đó, phải lưu ý biến thể Delta lây truyền qua đường không khí và thích hợp với chỗ đông người, khu có không gian kín… Từ đó có giải pháp phòng tránh và sống thích nghi với nó.
Vừa chống dịch, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải kiên định nhiệm vụ sản xuất trong điều kiện an toàn vì phải làm mới sống được, phải sản xuất kinh doanh để phục vụ các đơn đặt hàng nhưng làm trong điều kiện an toàn.
Chúng ta kiên định mục tiêu kép nhưng phải thực hiện linh hoạt, hài hòa. TP.HCM với diễn biến dịch đang phức tạp thì cần ưu tiên chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân và tạm gác lại vấn đề kinh tế. Còn địa phương nào kiểm soát tốt dịch thì đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.
TP.HCM giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày từ 0h 9-7
TP.HCM sẽ áp dụng chỉ thị 16 trên toàn thành phố từ 0h ngày 9-7, thời gian áp dụng 15 ngày. Người dân vẫn có thể ra khỏi nhà trong trường hợp cần thiết: mua thực phẩm, thuốc men, thực hiện công vụ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong - Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ
Chiều tối 7-7, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố một số nội dung chỉ đạo quan trọng về công tác chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Theo đó, khi một người mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người; chủng biến thể Alpha có thể lây cho 7 người khác, thì chủng biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%.
Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch.
Do đó áp dụng chỉ thị số 16 của Thủ tướng 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7-2021.
Ông cũng chỉ đạo các sở ngành chỉ đạo tạm ngưng hoạt động các loại hình vận tải công cộng, xe hai bánh kết nối công nghệ với hành khách, xe ôm.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện nay số ca nhiễm COVID-19 tại thành phố tăng nhanh, tuy nhiên nguồn lực của thành phố vẫn đảm bảo, vì vậy thành phố đề nghị người dân không cần tích trữ hàng hóa, không tập trung đông người tại siêu thị, chợ truyền thống.
Người dân thành phố hãy tin tưởng, chung sức cùng lãnh đạo thành phố trong thời gian 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội.
Ông Phong chia sẻ với những biện pháp được đưa ra trong chỉ thị 10, tiếp đây áp dụng biện pháp theo chỉ thị 16, nếu được thực hiện quyết liệt, nghiêm túc thì ông tin rằng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.
Một con đường bị phong tỏa để chống dịch ở phường 4, quận 3, TP.HCM (ảnh chụp sáng 2-7) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Về hàng hóa, hiện nay, TP đã tạm ngưng hoạt động 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) và một số chợ truyền thống để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của TP vẫn được duy trì ổn định.
TP giao Sở Công thương đẩy mạnh tăng lượng hàng hóa cung ứng của các hệ thống phân phối hiện đại (các hệ thống phân phối lớn, chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh...), gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 tấn/tháng. Riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng...
Theo báo cáo của Sở Y tế TP, từ ngày 27-4 đến 18h ngày 6-7, Thành phố ghi nhận 7.385 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố, trong đó có 45 bệnh nhân tử vong.
Từ 6h ngày 6-7 đến 6h ngày 7-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm, phần lớn là ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.
Hiện đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới. Có 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, trong đó có 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Trước đó, từ 0h ngày 31-5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.
Nhưng do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng nên đến ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15-6 cho đến 0h ngày 29-6.
Đến ngày 19-6, UBND TP.HCM ban hành chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... cho đến nay.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Giãn cách theo chỉ thị 16, TP.HCM chuẩn bị những gì để vừa dập dịch và phát triển kinh tế? Các công tác về chuẩn bị nguồn lực phòng chống dịch, cung ứng hàng hóa, đảm bảo vận chuyển... được TP.HCM chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện chỉ thị 16, phong tỏa toàn thành phố kể từ 0h ngày 9-7. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong Đó là khẳng định được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực...