Vì sao Tổng thống Trump tin truyền thông hơn tình báo Mỹ?
Có một thực tế là Tổng thống Mỹ Trump tin tưởng chương trình “ Fox and Friends” hơn cả các báo cáo từ chính các cơ quan tình báo dưới quyền.
Mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cơ quan tình báo dưới quyền của ông là thế này: Ông chẳng thèm nghe thông tin từ các lãnh đạo tình báo. Ông dường như không đánh giá cao các nguồn tin đó và thường đưa ra các quyết định chóng vánh mà không cảnh báo trước gì với họ cả.
Hai bên va chạm nhau vài lần, bao gồm cả hồi tháng 5/2019 khi ông Trump nhất trí rằng các hồ sơ về cuộc điều tra nhằm vào cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 có thể được giải mật – đây là một phần trong nỗ lực bảo vệ ông trước các cáo buộc cấu kết với Nga.
Tổng thống Mỹ Trump (bìa trái) và tướng quân đội Mỹ Mattis. (Ảnh: Reuters).
Vài tuần sau đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats công bố ông sẽ từ chức với tư cách là người đứng đầu 17 cơ quan thuộc cộng đồng tình báo Mỹ.
Coi giao ban tình báo không là gì, tin truyền thông hơn tình báo
Bà Gordon, người có 1/4 thế kỷ ở CIA, nói vào tháng 12 này rằng ông Trump là vị tổng thống Mỹ đầu tiên “trong trải nghiệm của tôi là không có nền tảng để hiểu giới hạn của ngành tình báo là gì, mục đích của ngành này là gì và cách thức chúng ta thảo luận về tình báo“.
Bà Gordon cho biết, phản ứng tiêu biểu của ông Trump trong các cuộc thông báo là: “ Tôi không nghĩ rằng điều đó là đúng“.
Bà Gordon từng là cựu phân tích viên của CIA và giờ làm việc tại một viện nghiên cứu uy tín ở Washington.
Theo bà Gordon, từng phục vụ dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush và Barack Obama, thì hai vị này đều rất coi trọng các buổi báo cáo tình báo.
“ Nhưng giờ tôi thực sự có ấn tượng là bất cứ điều gì được trình lên ông Trump, ông ấy đều chẳng thèm quan tâm, và thực sự ông ấy lại đi lấy tin tức cập nhật từ chương trình truyền hình Fox and Friends” – một trong các chương trình yêu thích của ông ấy.
Trường hợp nữa là Mike Pompeo, đương kim Ngoại trưởng Mỹ và là Giám đốc CIA đầu tiên của ông Trump. Ông Pompeo trở thành nhân vật trung tâm trong chính quyền và đều đặn ghé thăm Nhà Trắng để dự các cuộc họp giao ban.
Video đang HOT
Thế nhưng Tổng thống Trump lại coi Cục Điều tra Liên bang ( FBI) – cơ quan đã mở điều tra về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, là một trong các đối thủ của mình.
Tuần trước, Tổng thống Trump đã gợi ý rằng Giám đốc FBI do ông bổ nhiệm, Christopher Wray, “sẽ không bao giờ có thể khắc phục” được “cơ quan đã hư hỏng nặng này”.
Vào cuối năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã từ chức do kế hoạch của ông Trump muốn rút quân khỏi Syria.
Trong khi ông Trump gọi ông Mattis – một cựu tướng thủy quân lục chiến dày dạn kinh nghiệm trận mạc của Mỹ, là “vị tướng được đánh giá quá mức nhất thế giới”, thì cả bên quân đội Mỹ lẫn tình báo Mỹ đều cảm thấy bị xúc phạm.
Brian Perkins, một cựu phân tích viên tín hiệu của hải quân Mỹ, cho biết “họ cảm thấy đặc biệt khó chịu”.
Theo Perkins, nhiều thành viên của cộng đồng tình báo đã bỏ đi.
Perkins nói: “ Tình báo là phải khách quan, nhưng nếu như mọi thứ không được thực sự sử dụng và lắng nghe với đầu óc cởi mở thì còn gì để mà nói nữa?”.
Gây khó khăn cho hoạt động nghiệp vụ của tình báo Mỹ và ngành đối ngoại Mỹ
Hồi tháng 1/2019, Tổng thống Mỹ gọi các cơ quan tình báo của mình là ngây thơ về cái mà ông gọi là “mối đe dọa do Iran tạo ra”.
Tổng thống Trump đăng tải lên mạng xã hội Twitter: “ Có lẽ tình báo nên quay lại trường học!“. Nhưng sau đó ông Trump có thừa nhận là mình nhất trí với họ trên các vấn đề cơ bản.
Gần đây (vào tháng 10), ông Trump đột ngột rút quân Mỹ khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, để cho các đồng minh người Kurd của Washington đối mặt với các cuộc tấn công từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Kurd đóng vai trò thiết yếu trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan IS và săn lùng thủ lĩnh tối cao của chúng là Abu Bakr al-Baghdadi.
Trong cuộc chiến chống khủng bố, việc chia sẻ thông tin giữa các nước có tầm quan trọng sống còn. Nhưng các quyết định có tính chất bốc đồng của ông Trump đã khiến mọi thứ khó khăn hơn.
Daniel Byman, một chuyên gia chống khủng bố tại Đại học Georgetown ở Washington nói: “ Do đó, về mặt chính trị, người ta khó hợp tác với Mỹ“.
Byman nhận định thêm rằng ông Trump đang tạo ra ấn tượng không hay là phương Tây đang chiến đấu chống lại đạo Hồi.
Khi nước Mỹ bị phân cực sâu sắc chuẩn bị bước vào năm bầu cử, các mối quan ngại lại gia tăng. Tuy nhiên cộng đồng tình báo Mỹ vẫn cố gắng bảo vệ tính chuyên môn của họ và ý thức trách nhiệm với quốc gia của họ.
Seth Jones, chuyên gia chống khủng bố tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Mỹ) cho biết: “ Tình báo vẫn có thể gây ảnh hưởng lên các nhà làm chính sách cấp cao. Tổng thống Mỹ chưa bao giờ là người duy nhất tiêu thụ thông tin tình báo“.
Ông này cho biết thêm, Mỹ vẫn tham gia vào nhiều hoạt động không cần thẩm quyền của Tổng thống Mỹ.”
(Nguồn: SCMP)
Theo TRUNG HIẾU/VOV.VN
Cuộc đời thứ hai của 'điệp viên Cambridge' lừng danh
Điều đặc biệt là bộ 5 Cambridge nổi tiếng đều tình nguyện làm việc cho phía Liên Xô mà không vì mục đích tiền bạc.
Bộ 5 Cambridge nổi tiếng (Donald Mclean, Guy Burgess, Kim Philby, Anthony Blunt và John Cairncross) đều là các quan chức của cơ quan tình báo và Bộ Ngoại giao Anh kiêm điệp viên của Liên Xô những năm 1930.
Điều đặc biệt nữa là tất cả những người này đều tình nguyện làm việc cho phía Liên Xô mà không vì mục đích tiền bạc.
Một trong hai thành viên đầu tiên của Bộ 5 Cambridge là Donald Maclean (1913-1983), vốn là con trai nghị sĩ, bộ trưởng giáo dục trong nội các của Thủ tướng Stanley Baldwin. Maclean làm việc cho Bộ Ngoại giao Anh ngay sau khi tốt nghiệp đại học, từng công tác ở Paris, Washington, Cairo và lên đến chức Vụ trưởng châu Mỹ của Bộ Ngoại giao Anh.
Trong thời gian làm việc tại Đại sứ quán Anh ở Washington, Maclean là nguồn tin chính cung cấp cho Moscow về trao đổi thông tin giữa Anh và Mỹ. Đến năm 1951, Maclean được bổ nhiệm làm đại diện phía Anh trong Hội đồng Anh - Mỹ - Canada, chia sẻ các thông tin bí mật hạt nhân.
Với sự hỗ trợ của thành viên thứ hai là Guy Burgess, Maclean chuyển cho Liên Xô nhiều thông tin tuyệt mật về vũ khí hạt nhân của Mỹ, nhất là thông tin về năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu hạt nhân.
Donald Mclean. (Ảnh: Wikipedia)
Nhưng rồi những hoạt động của Donald Maclean bắt đầu gây nghi ngờ đối với Tình báo Anh. Rất may, người phụ trách Phòng Liên Xô của cơ quan Tình báo Anh lúc bấy giờ lại chính là Kim Philby. Philby đã báo động cho Maclean rằng anh đã bị nghi ngờ và sắp bị bắt giữ, thế là Maclean quyết định chạy tị nạn sang Liên Xô (tháng 5/1951). Cùng trốn chạy với Maclean còn có Guy Burgess, và vụ việc này đã trở thành một xì-căng-đan lớn ở Anh và Mỹ.
Những năm đầu tiên ở Liên Xô đối với Donald Maclean và Guy Burgess thật khó khăn. Với cái tên mới là Mark Petrovich Freizer, Maclean cùng Guy phải chuyển đến sống ở thành phố Quybisev.
Đây là thành phố nằm trên sông Volga sâu trong lãnh thổ Liên Xô và là một địa điểm cấm tất cả người nước ngoài lai vãng. Vì thế, hai ông hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài. Để hợp pháp hóa cuộc sống, Maclean được bố trí làm giáo viên tiếng Anh tại trường Đại học sư phạm Quybisev, như vậy là điệp viên lừng danh với bí danh Homer trước đây nay lại có bình phong mới.
Mùa hè năm 1955, Maclean được về sống ở Moscow. Ông được cấp một căn hộ đầy đủ tiện nghi ở trung tâm thủ đô và một biệt thự nhỏ ở ngoại ô Moscow; được Nhà nước Xô-viết tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ.
Ông cũng được làm những công việc hợp với sở trường, sở thích của mình: Cố vấn cho Tạp chí Đời sống quốc tế của Bộ Ngoại giao Liên Xô; Cán bộ Viện Nghiên cứu Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO). Ngày 11/4/1961, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô.
Năm 1969, Maclean bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ "Những vấn đề chính sách đối ngoại của Anh trong giai đoạn hiện đại". Sang đầu những năm 1970, Tiến sĩ Freizer trở thành "chuyên gia Xô-viết hàng đầu" về các vấn đề chính trị và "chuyên gia có uy tín nhất" về Tây Âu.
Ngày 19/6/1972, Phó giám đốc IMEMO E. M. Primakov ký quyết định "trả lại tên Donald Mclean cho cộng tác viên khoa học Mark Petrovich Freizer".
Không chỉ tôn trọng Maclean về trí tuệ, các đồng nghiệp Liên Xô còn cảm phục ông về nhân cách và lối sống. Là người nước ngoài, lại xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, vậy nhưng Maclean lại có những quan điểm rất dân chủ và đặc biệt là phong cách sống rất bình dân.
Ông nghiện thuốc lá rất nặng, và ở vị thế đặc biệt của mình, ông hoàn toàn có thể dễ dàng kiếm cho mình các loại thuốc lá ngoại như Marlboro, Camel... những thứ "xa xỉ" ở Liên Xô thời bấy giờ. Nhưng Maclean chỉ quen hút các thứ thuốc lá hạng bét như Prima, Dymok... Quần áo thì rất giản dị, ăn uống cũng vậy. Với ông, công việc là trên hết.
Từ năm 1975, phát hiện Maclean bị ung thư, các bác sĩ Liên Xô đã tìm cách ngăn chặn căn bệnh, kéo dài cuộc sống cho ông. Còn ông, thay vì nghiện rượu lại càng "nghiện việc", như chính Maclean từng nói đùa. Chạy đua với thời gian, ông lao vào công việc với cường độ còn cao hơn, cho đến khi ra đi vào ngày 7/3/1983.
Viện Nghiên cứu Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế - nơi Donald Maclean làm việc trong hơn 20 năm đã đứng ra tổ chức lễ tang. Sau đó, tro thi hài người "điệp viên Cambridge" đã được đưa về an táng trong khu mộ gia đình ở ngoại ô London.
Nguồn: Vietnamnet
Nhân chứng luận tội: TT Trump 'gian lận để thắng cử' Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump được chuyển sang Ủy ban Tư pháp Hạ viện, nơi sẽ bỏ phiếu luận tội. Ủy ban đã có phiên điều trần gay gắt ngày 9/12. Trong phiên điều trần kéo dài nguyên một ngày, các nghị sĩ Dân chủ tiếp tục lập luận rằng việc ông Trump treo viện trợ quân sự để yêu...