Vì sao Tổng thống Pháp bất ngờ giải tán Quốc hội?
Trong một động thái gây sốc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo quyết định giải tán Quốc hội, mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử mới.
Ông Macron mô tả đây là động thái “thể hiện lòng tin”.
Với việc giải tán Quốc hội, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang lựa chọn canh bạc tất tay.
Theo báo Anh Guardian, sau khi thất bại trước phe đối lập do nữ chính trị gia Marine Le Pen lãnh đạo trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, ông Macron đã đưa ra quyết định bất ngờ.
Đảng cầm quyền của ông Macron được dự báo chỉ giành được 14% số phiếu bầu trong khi phe cực hữu đối lập giành được tới 31% số phiếu bầu.
Ông Macron đắc cử nhiệm kỳ hai với tư cách là Tổng thống Pháp vào năm 2022. Nhiệm kỳ kéo dài tới mùa xuân năm 2027 và ông không được tranh cử lần ba.
Theo báo Anh, ông Macron mô tả thất bại trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu là “nghiêm trọng và nặng nề”. Ông nói đây là dấu hiệu cho thấy phe cực hữu đang trỗi dậy trên khắp châu Âu.
Ông Macron mô tả quyết định giải tán Quốc hội là “hành động thể hiện lòng tin”. Ông tin tưởng người dân Pháp sẽ có lựa chọn đúng đắn trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.
“Tôi có niềm tin vào nền dân chủ của chúng ta. Hãy để người dân lên tiếng và đưa ra quyết định”, ông Macron nói.
Báo Anh cho biết, liên minh trung dung cầm quyền của Tổng thống Pháp đã mất đa số ghế trong Quốc hội kể từ cuộc bầu cử năm 2022. Kể từ đó, liên minh cầm quyền đã phải dùng đến biện pháp thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu tại Quốc hội.
Với quyết định gây sốc vào ngày 9/6, ông Macron được cho là lựa chọn canh bạc tất tay. Phe cựu hữu có thể giành thêm ghế trong Quốc hội, từ đó trao nhiều quyền lực hơn cho lãnh đạo đối lập Marine Le Pen. Trong tuyên bố sau khi ông Macron giải tán Quốc hội, bà Le Pen nói sẵn sàng làm Thủ tướng Pháp nhưng mục tiêu lâu dài của bà vẫn sẽ là chiếc ghế tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2027.
Với canh bạc này, ông Macron trao cho người dân Pháp quyết định mang tính bước ngoặt. Đó là liệu người dân có thực sự muốn phe cựu hữu đối lập nắm quyền hay không?
Báo Anh nhận định, ảnh hưởng của ông Macron ở Pháp đang ngày càng suy giảm và một cuộc tổng tuyển cử nữa cũng không đảm bảo đảng cầm quyền có thể chiếm đa số ghế trong Quốc hội.
Phe đối lập do nữ chính trị gia Marine Le Pen lãnh đạo đang ngày càng củng cố ảnh hưởng ở Pháp.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều nhận định, dù phe đối lập có giành thêm ghế thì nhiều khả năng vẫn chưa đủ để kiểm soát Quốc hội. Điều đó có nghĩa là Quốc hội Pháp trong tương lai sẽ chỉ càng thêm phân cực và mâu thuẫn.
Nhưng ông Macron cũng có thể gửi tín hiệu “mang tính hợp tác” với phe đối lập, sẵn sàng trao cho bà Le Pen hoặc Chủ tịch đảng cựu hữu Tập hợp Quốc gia (RN), ông Jordan Bardella chiếc ghế thủ tướng.
Nếu phe cựu hữu để xảy ra sai sót trong giai đoạn 2,5 năm còn lại khi lãnh đạo chính phủ thì khó có khả năng bà Le Pen có thể đắc cử tổng thống Pháp vào năm 2027.
Hiến pháp của Pháp quy định, tổng thống có quyền giải tán Quốc hội để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị, chẳng hạn như những bất đồng lâu dài và không thể hòa giải giữa quốc hội và cơ quan hành pháp.
Cuộc tổng tuyển cử mới ở Pháp được ấn định diễn ra theo hai vòng. Vòng đầu tiên vào ngày 30/6 và vòng hai vào ngày 7/7.
Trong quá khứ, các tổng thống Pháp từng giải tán Quốc hội vào các năm 1962, 1968, 1981, 1988 và 1997. Nhưng đó là khi nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 7 năm còn nhiệm kỳ của các nghị sĩ Quốc hội chỉ kéo dài 5 năm.
Năm 1997, Tổng thống Pháp Jacques Chirac thông báo giải tán Quốc hội với kết quả là phe cánh tả chiếm đa số ghế. Ông Chirac sau đó trải qua 5 năm còn lại nhiệm kỳ không mấy suôn sẻ vì buộc phải chia sẻ quyền lực với phe đối lập.
Không một tổng thống Pháp nào lựa chọn giải pháp giải tán Quốc hội kể từ đó. Ngày nay, tổng thống Pháp đắc cử đồng nghĩa phe cầm quyền luôn chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Đó là cho đến khi ông Macron tái đắc cử vào năm 2022.
Khi Tổng thống Pháp xông lên cầm cờ
Trong những ngày vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gây bất ngờ và ngỡ ngàng không nhỏ khi thể hiện đặc biệt nổi bật về đối địch quyết liệt với Nga.
Ông Macron là người đầu tiên ở phía NATO đề cập việc không loại trừ khả năng đưa quân đến tham chiến ở Ukraine, tức là chiến tranh trực tiếp với Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris hồi tháng 2.2024. Ảnh REUTERS
Sau Anh và Đức, nước Pháp là nước thứ 3 ký kết với Ukraine hiệp ước an ninh với nội dung chính là Paris hậu thuẫn Kyiv về mọi phương diện để Ukraine chỉ thắng chứ không thua. Sau đó, Pháp lần lượt ký hiệp ước an ninh với Armenia và Moldova. Đây là hai quốc gia vốn ở trong tầm ảnh hưởng truyền thống của Nga nhưng hiện tại đã thiên lệch hẳn về phía EU và phương Tây. Armenia đã ngưng trệ sự tham gia một liên minh an ninh tập thể với Nga và một số nước khác, mới đây lại còn đã công khai đề cập lần đầu tiên đến ý định gia nhập EU. Moldova vừa tăng cường dựa vào EU và phương Tây vừa có những toan tính mới với vùng lãnh thổ ly khai Transnistria vốn thân Nga.
Cảm nhận chung là ông Macron đang chủ ý xông lên phất cờ dẫn dắt các nước châu Âu đối địch Moscow để Nga thất bại về mọi phương diện ở cựu lục địa. Nếu cả EU và NATO hay khối phương Tây không làm được điều ấy như đã bộc lộ, mà giờ ông Macron và Pháp lại làm được thì chẳng phải Paris sẽ có được vai trò chính trị thế giới và châu lục đặc biệt nổi trội và trở thành thủ lĩnh của châu Âu hay sao! Xem ra, ông Macron rất tự tin và cho rằng chỉ có Pháp trên cương vị là một cường quốc hạt nhân mới có thể đối thủ của nước Nga có vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Ông Macron đang dùng cách mới để hiện thực hóa tham vọng lớn.
Mỹ nói gì về khả năng NATO đưa quân đến Ukraine?
Đại sứ và các nhà ngoại giao Pháp 'đang bị bắt làm con tin' ở Niger Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, đại sứ và các nhà ngoại giao khác của nước này tại Niger "đang bị bắt làm con tin ở đại sứ quán". Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm vùng Côte D'Or (Pháp) hôm 15/9, ông Macron cho hay, thực phẩm đã bị ngăn cản chuyển đến đại sứ quán Pháp ở thủ đô...