Vì sao Tổng thống Nga được coi là “Putin đại đế” ở TQ?
Tại hội nghị G20 vừa qua, ông Putin được chủ nhà ưu ái tiếp đón trong vai trò thượng khách đặc biệt.
Sách về Putin luôn bán rất chạy ở TrunG Quốc.
Trong cửa hàng sách Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh, nhân viên phục vụ chắc chắn nói ngay tên của vị lãnh đạo nước ngoài được quan tâm nhất ở Trung Quốc: Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhiều người Trung Quốc ưu ái gọi ông là “Putin Đại đế”.
Sách về Putin tiêu thụ với số lượng rất lớn từ khi khủng hoảng ở Ukraine diễn ra. Cuốn sách tiêu đề “Tiểu sử Putin: Người dành cho nước Nga” nằm trong top 10 cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất.
Sự yêu mến của dân Trung Quốc dành cho Putin có bước chuyển quan trọng kể từ thời hậu Chiến tranh Lạnh và sự xoay chuyển trong nền chính trị Trung Quốc. Sau hàng thập kỷ hiểu nhầm và một cuộc xung đột biên giới trong quá khứ, Bắc Kinh và Moscow đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết và thách thức cấu trúc an ninh do Mỹ, phương Tây xây dựng.
Bắc Kinh liên tục cáo buộc phương Tây kích động bất ổn tại Trung Quốc và Putin cũng chỉ trích phương Tây vì gây ra các cuộc biểu tình dân chủ tại Kiev năm ngoái. Nga từng khẳng định các cuộc biểu tình ở Hong Kong có bàn tay của Mỹ “nhúng vào” và những thủ lĩnh Hong Kong được chính Mỹ đào tạo bài bản
Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết Trung Quốc là nước hiếm hoi duy nhất có tỉ lệ yêu thích Nga tăng cao sau khi Moscow va chạm với phương Tây vì vấn đề Ukraine. Hiện nay, tỉ lệ này là 66% so với 47% của năm ngoái.
Quan hệ Mỹ-Trung đang cực kì thân thiết thời gian gần đây.
Một cuộc bỏ phiếu trên trang tin In Touch Today ở Trung Quốc đưa ra kết quả 92% người ủng hộ bán đảo Crimea nhập vào Nga.
“Putin có tính cách rất ấn tượng, vừa đàn ông vừa là một vị lãnh đạo xuất chúng. Người Trung Quốc thấy điểm này rất thu hút họ”, Zhao Huasheng, chuyên gia quan hệ Nga-Trung tại đại học Phúc Đán, nói. “Nga và Trung Quốc có thể học hỏi nhiều điều từ nhau”.
Đây cũng là một dạng chính sách thực dụng điển hình. Nga cần thị trường và vốn của Trung Quốc, đặc biệt khi phương Tây cấm vận Moscow. Bắc Kinh xem Nga là nguồn cung năng lượng và hỗ trợ ngoại giao quan trọng.
Mới đây, hai bên đã kí thỏa thuận hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá 400 tỉ USD cho Trung Quốc trong vòng 30 năm. Hai nước cũng đạt thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt nối liền hai biên giới và một khu cảng ở vùng Viễn Đông Nga. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga vừa tiết lộ kế hoạch xây dựng các trạm mặt đất nhằm hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu của nhau.
Một điểm nữa khiến hai nước xích lại gần nhau là quan điểm lãnh đạo rất tương đồng của hai nguyên thủ. Họ đều theo đuổi chủ nghĩa dân tộc rất mạnh mẽ.
Video đang HOT
Hai bên kí kết rất nhiều hợp đồng kinh tế giá trị thời gian qua.
“Putin và Tập Cận Bình khá giống nhau”, Yu Bin, chuyên gia về quan hệ Nga-Trung ở đại học Wittenberg, Mỹ, nhận định. Họ cùng 61 tuổi, cùng muốn xây dựng đất nước thành siêu cường và thách thức sự thống trị của phương Tây.
Ông Tập nhậm chức cách đây 2 năm sau khi kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Nhiều người đánh giá ông Tập không phải là lãnh đạo có sức thu hút quần chúng hoặc bảo vệ lợi ích dân tộc. “Tôi nghĩ rằng 10 năm sau nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đang muốn tìm một lãnh đạo cứng rắn hơn”, Yu Bin nói. “Trong hoàn cảnh đó, phong cách lãnh đạo của Trung Quốc hướng tới Putin”.
Tập Cận Bình luôn coi quan hệ với Putin là một ưu tiên hàng đầu. Ông chọn Nga là quốc gia đầu tiên tới thăm trong vai trò Chủ tịch Trung Quốc và là số ít lãnh đạo có mặt ở Olympic mùa đông Sochi. Ông Tập gặp Putin 9 lần kể từ khi nhậm chức tới nay và lần gần đây nhất là diễn đàn an ninh Trung Á tại Tajikistan tháng trước.
“Tôi luôn cảm thấy Nga và Trung Quốc đối xử với nhau như hai người bạn thân tình”,ông Tập Cận Bình nói với Putin năm ngoái ở Moscow. “Chúng tôi rất giống nhau về tính cách”. Ông Tập nói rằng Trung Quốc và Nga đang trải qua một đợt cải tổ đất nước và có mối quan hệ tuyệt vời nhất thế giới.
Các học giả cho rằng hai nguyên thủ này dựa rất lớn vào truyền thông nhà nước nhằm có được sự ủng hộ của người dân. Họ muốn xây dựng hình ảnh lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn nhưng gắn liền với quần chúng, khác hẳn trong quá khứ khi chủ yếu là các lãnh đạo chuyên quyền.
Ông Putin có cử chỉ ga-lăng với phu nhân ông Tập là Bành Lệ Viện.
Trịnh Văn Dương là tác giả cuốn sách “Người dành cho nước Nga” viết về tiểu sử Putin, ra mắt năm 2012. Ông cho biết so với những ấn bản về Barack Obama, Margaret Thatcher hay Nelson Mandela, sách của Putin bán chạy hơn hẳn.
Trịnh nói rằng với sự nổi tiếng của Putin và việc truyền thông Trung Quốc liên tục “tung lên mây”, sức ảnh hưởng của tổng thống Nga càng lớn. Tác giả cuốn sách nói: “Nếu một lãnh đạo yếu kém và bị bắt nạt, người khác sẽ không tôn trọng ông ta”.
“Putin là một lãnh đạo cương nghị, dũng cảm, luôn giành thắng lợi ở những tình thế hiểm nghèo”, Wang Haiyun, cựu tùy viên quân sự ở Moscow trả lời tờ Thời báo Hoàn Cầu. “Những đặc điểm này cần phải khen ngợi và học hỏi. Nga là siêu cường hàng trăm năm nay và nước quyết định trật tự thế giới đa cực. Nga giỏi hơn Trung Quốc trong cuộc chơi với các siêu cường”, Wang nói.
Một số chuyên gia lại cho rằng Trung Quốc đang mạo hiểm mối quan hệ với Mỹ và EU. Đây vẫn là hai đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Lợi ích của Moscow và Bắc Kinh dù sao vẫn còn rất nhiều điểm “lệch sóng”.
Ông Putin trong hội nghị G20 từng tặng một hộp kem cho Tập Cận Bình.
Những người Trung Quốc có tuổi nhớ về sự giúp đỡ của Liên Xô thập niên 50 của thế kỷ XX, tuy nhiên họ không quên được sự chia cắt về ý thức hệ năm 1960 và xung đột biên giới năm 1969. Dù hai bên kí kết quan hệ đối tác chiến lược năm 1996 nhưng mãi gần đây mới ủng hộ nhau ở Hội đồng Bảo an.
Liu Xiaohu, tác giả cuốn “Cú đấm sắt của Putin” ra mắt năm 2015 nói rằng nhiều người trẻ tuổi ở Trung Quốc vẫn tức giận trước phản ứng thất bại của chính quyền Bắc Kinh với những sự cố trong quá khứ. Điển hình trong đó là vụ đánh bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999.
“Không phải người Trung Quốc về bản năng muốn hoặc cần một lãnh đạo mạnh mẽ. Chỉ là thời điểm này họ cần mà thôi”, Liu nói.
Theo Quang Minh – WSJ (Dân Việt)
TQ cố tình làm "mất thể diện" Obama để thỏa lòng dân?
Nhiều chuyên gia am hiểu chính trị cho rằng sự cố xe thang với Tổng thống Obama là một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng, nhằm ngầm nói rằng "Ông biết đấy, ông chẳng là gì ở đất nước chúng tôi".
Hình ảnh đối lập thang xuống máy bay của ông Obama và Thủ tướng Anh Theresa May (Ảnh: CNN)
Lãnh đạo Trung Quốc được cho là cố tình "hắt hủi" Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi người đứng đầu Nhà Trắng tới thành phố Hàng Châu dự hội nghị G20. Ông Obama đã phải xuống chuyên cơ bằng thang sắt khiêm tốn chứ không được sử dụng xe thang trải thảm đỏ trang trọng như những nguyên thủ khác.
Các nguyên thủ quốc tế được rước bằng thảm đỏ gồm thủ tướng Ấn Độ, tổng thống Nga, tổng thống Hàn Quốc, tổng thống Brazil và thủ tướng Anh. Duy chỉ có Obama, lãnh đạo quyền lực nhất toàn cầu lại không được hưởng vinh dự này.
Thậm chí, phái đoàn Trung Quốc và Mỹ còn tranh cãi nảy lửa ít phút trước khi ông Obama đặt chân xuống đất. Một quan chức Trung Quốc hét lớn bằng tiếng Anh: "Đây là đất nước của chúng tôi! Đây là sân bay của chúng tôi".
Ông Obama phải dùng thang sắt ở đuôi chiếc Không lực Một.
Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico ở Trung Quốc tin rằng hành động của Trung Quốc là một kế hoạch được tính toán cẩn thận: "Những việc này không xảy ra ngẫu nhiên, nhất là với người Trung Quốc".
Ông Jorge nói: "Tôi làm việc cùng người Trung Quốc 6 năm. Tôi đã thực hiện những chuyến thăm kiểu này. Tôi còn đưa ông Tập tới Mexico. Tôi đưa 2 tổng thống Mexico tới Trung Quốc. Tôi biết mọi chuyện là thế nào. Tôi biết tường tận mọi chi tiết. Đây không phải là một sai sót. Không hề".
Cựu đại xứ Mexico tiếp tục: "Đây là một sự hắt hủi rõ ràng. Chẳng khác gì nói "Ông biết đấy, ông chẳng là gì ở đất nước chúng tôi cả". Đó là một sự khinh mạn kiểu Trung Quốc. Đây là một phần của kế hoạch khuấy động chủ nghĩa dân tộc trong nước. Đây là cách để nói rằng "Trung Quốc là siêu cường. Và các ông chẳng có gì đặc biệt cả". Nghi thức ngoại giao này rất hiệu quả với người dân Trung Quốc".
Jorge cho rằng ông Tập Cận Bình đang cầm lá bài chủ nghĩa dân tộc trên tay khi thực hiện hành động trên.
Bà Theresa May, Thủ tướng Anh xuống Hàng Châu bằng thang trải thảm đỏ.
Bill Bishop, chuyên gia chuyên nghiên cứu chính trị Trung Quốc nói rằng màn tiếp đón thiếu trọng thị của nước chủ nhà là hành vi cố ý. Việc này biến nước Mỹ trở nên "yếu đuối và nhỏ bé".
Một quan chức ngoại giao Trung Quốc giấu tên phủ nhận đây là một "âm mưu chính trị". Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng viết rằng chính đoàn Mỹ đã khước từ việc sử dụng xe thang trải thảm đỏ do tài xế không biết tiếng Anh.
"Cư xử thô lỗ với ông Obama không có lợi cho Trung Quốc", quan chức Trung Quốc giấu tên nói.
Khi được hỏi về sự cố ở sân bay trong cuộc họp báo cùng thủ tướng Anh, ông Obama nói: "Tôi không trầm trọng hóa chuyện này vì đây không phải là lần đầu tiên nó xảy ra và không chỉ xảy ra ở mỗi Trung Quốc. Sự cố kiểu này từng gặp ở nhiều nơi, thậm chí cả ở những nước đồng minh của chúng tôi. Hành động trên không làm suy giảm chút nào mối quan hệ hai bên".
Ông Obama cho rằng phái đoàn Trung Quốc hơi bất ngờ trước số người hộ tống hùng hậu của phía Mỹ: "Chúng tôi có nhiều máy bay, trực thăng, xe hơi và nhân sự. Nước chủ nhà đôi lúc sẽ cảm thấy hơi ngợp".
Susan Rice, cố vấn an ninh nội địa Mỹ, nói bà ngạc nhiên bởi cách Trung Quốc tiếp đón tổng thống Mỹ: "Họ thường làm những việc không báo trước". Tờ Thời báo New York nói rằng bà Rice "rất tức giận và ngạc nhiên" vì Tổng thống Obama phải bước xuống từ thang sắt. Chỉ khi nào Obama tới những quốc gia nguy hiểm như Afghanistan thì thang sắt mới được sử dụng.
Sự đón tiếp thiếu chu đáo của Trung Quốc và hàng loạt sự cố giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ cho thấy quan hệ hai bên đang thực sự bất ổn. Tờ Washington Post viết rằng màn hạ cánh trúc trắc của ông Obama "phản ánh chính xác quan hệ giữa hai siêu cường đang ẩn chứa nhiều rủi ro".
Bishop nói: "Ngoài vấn đề biến đổi khí hậu, hầu hết các lĩnh vực khác trong quan hệ hai bên đều có mâu thuẫn, đặc biệt là Biển Đông và quân sự trong khu vực".
"Mỹ đang có vẻ yếu ớt, mệt mỏi nên tôi nghĩ rằng Bắc Kinh luôn sẵn sàng thay thế khi có thể. Tôi cho rằng họ nhận thấy cơ hội khi Obama yếm thế", Bishop nhận định.
Bishop và Jorge nói rằng sự cố giữa phái đoàn Trung Quốc và Mỹ là điều hết sức bình thường ở nước chủ nhà. "Đây là phong cách đặc trưng Trung Quốc. Tôi nhớ rằng khi tổng thống Mexico tới Trung Quốc, một phóng viên còn có những mũi khâu trên người", Jorge nói.
Theo Quang Minh - The Guardian (Dân Việt)
TQ đưa "biển người" lên núi tránh hội nghị G20 Để đảm bảo một kì hội nghị G20 thành công tốt đẹp, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một biện pháp rất hữu hiệu: đưa cả trăm nghìn người dân lên núi Hoàng Sơn. Biển người chen chúc ở núi Hoàng Sơn. Bức ảnh đăng tải trên Weibo đã cho thấy một hình ảnh choáng ngợp với hàng chục ngàn người Trung...