Vì sao Tôn Ngộ Không lại chọn tai là nơi giấu gậy như ý?
Những ai yêu mến nhân vật Tôn Ngộ Không hẳn cũng thích thú không kém với chiếc gậy như ý thần thông luôn được giấu trong tai của chàng khỉ này.
Với những khán giả yêu mến bộ phim “Tây du kí”, hẳn không còn xa lạ với cây gậy như ý của Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không. Những lúc đánh nhau với yêu tinh, cây gật biến dài ra và phát huy sức mạnh thần kì. Trong một số tập phim cây gậy đã bị yêu quái cướp mất, sau đó sức mạnh của Tôn Ngộ Không giảm đi rất nhiều. Những lúc này, Tôn Ngộ Không chỉ còn cách lên trời cầu xin sự giúp đỡ của các vị thần tiên. Nhiều người thắc mắc liệu gậy như ý chứa những sức mạnh thần kì gì khiến Tôn Ngôn Không phải đại náo Long Hải để có được nó?
Gậy như ý do Thái Thượng Lão Quân tôi luyện thành. Vào thời kì Đại Vũ (Hạ Vũ) trị thủy, cây gậy này đã phát huy tác dụng to lớn trong vai trò làm thước đo độ sâu của nước, sau đó đã trở thành báu vật chấn ở Đông Hải Long Cung. Cây gậy được làm từ thép, toàn thân mạ vàng, bên trên có hoa văn tinh tế. Điều đặc biệt của cây gậy là nó có thể phóng to, thu nhỏ hàng trăm lần, được điều khiển bằng suy nghĩ của Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không bên cây gậy như ý.
Gậy như ý thần kì có thể biến thành cây cột cao bằng núi, cũng có thể thu nhỏ chỉ bằng cây kim, vì thế nó mới có cái tên này. Nói đến đây, nhiều khán giả sẽ liên tưởng tới những vũ khí được sử dụng trong phim hành động của Mỹ như Người vận chuyển, Người kiến… Ngày nay, những vũ khí này đều là thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại, là kết tinh trí tuệ con người. Vậy mà từ xưa, chiếc gậy như ý “thần thánh” đã được nghĩ tới và Tôn Ngộ Không sử dụng trong suốt một thời gian dài.
Những lúc không cần chiến đấu với yêu tinh, Tôn Ngộ Không biến hóa gậy như ý thành nhỏ như cây kim và cất giấu ở tai, khi chưa được lệnh thì không bao giờ tự ý rời khỏi chỗ của mình hay cũng không bị rơi ra ngoài. Chúng ta có rất nhiều nơi để giấu đồ vật, nhưng giấu một cây kim trong tai chẳng lẽ không bị ngứa, không bị đau hay sao? Thật khó hiểu vì sao Tôn Ngộ Không lại không hề bị gì cả?
Câu trả lời được bật mí ngay từ tác giả Ngô Thừa Ân. Do cây gậy có đặc tính hiếm có và khả năng biến hình, vì thế tác giả Ngô Thừa Ân đã phù phép cho nó có một sinh mạng giống như con người, tất cả những khả năng thần kỳ ông đều ém vào trong vũ khí này. Chiếc gậy ngoài khả năng có thể thu về kích thước rất nhỏ, nó còn có thể uốn tròn như chiếc nhẫn, có thể tự bay đi và thu về trong tai theo ý nghĩ chỉ đạo của Tôn Ngộ Không. Bề ngoài cây gậy được mạ vàng nên nó không hề bị ăn mòn hay han rỉ do mồ hôi.
Gậy như ý phát huy nhiều tác dụng thần kì trong lúc chiến đấu.
Video đang HOT
Cây gây đó nặng tới một vạn ba nghìn năm trăm cân, khi càng thu nhỏ lại mật độ của nó sẽ càng tăng, trọng lượng có lẽ sẽ không thay đổi, vì thế như ý không thể để trong túi hoặc ở vùng eo được, vậy nơi nào là nơi thích hợp lại tiện lấy ra cất vào đây? Ngoài 2 tay ra, chỉ có thể là ở tai, miệng thì càng không được vì Tôn Ngộ Không là người “mau mồm mau miệng”. Một cây gậy nặng như vậy, nếu không phải là Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, thì sẽ không ai có thể sử dụng nó một cách nhẹ nhàng như thế.
Thời xưa, ngũ quan trên mặt người tương ứng với ngũ hành, mắt là mộc, lưỡi là hỏa, miệng là thổ, mũi là kim, cuối cùng là tai tương ứng với thủy. Nói như thế này là các bạn đã có thể thấy rất rõ, gậy như ý là Định hải thần châm, là mệnh thủy, vì thế phải để vào nơi như thế mới thuận theo tự nhiên.
Hoặc có lẽ do tác giả Ngô Thừa Ân khi viết truyện Tây Du Ký đã biến tấu dựa trên những câu chuyện dân gian. Với những ai đã từng nhìn thấy con khỉ đều biết, khỉ rất thích vò đầu bứt tai, đây là một động tác đặc trưng của loài khỉ, vì thế các nghệ nhân dân gian đã bố trí nơi cất cây gậy như ý vào tai là thể hiện đúng bản sắc riêng của “con khỉ đá” Tôn Ngộ Không giúp việc lấy ra lấy vào cũng rất tiện lợi.
Sau cùng, mọi người lại muốn tìm câu trả lời cho một câu hỏi nữa, đó là vì sao gậy như ý lại biến thành cây kim mà không phải là một hạt gạo. Mặc dù đây là một câu truyện thần thoại, nhưng nghệ thuật bản thân nó bắt nguồn từ tự nhiên, hẳn mọi người đã từng nghe qua câu “có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu chuyện này bản thân nó có ý nghĩa muốn khuyên răn con người làm việc gì cũng phải kiên trì, cuối cùng sẽ gặt hái được thành công. Nhưng ở đây, do chịu ảnh hưởng của đạo giáo và truyền thuyết Đại Vũ trị thủy cuối cùng đã thành thần thánh, nên ý nghĩ biến cây gậy thành một cây kim cũng là điều dễ hiểu. Bản thân cây gậy là tượng trưng cho những gian nan, vất vả trên đường đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng.
Gậy như ý như người bạn thân theo Tôn Ngộ Không trong suốtchặng đường thỉnh kinh.
Có tài liệu đã viết, thực tế cây gậy như ý này là một vật không thể thiếu trên người Tôn Ngộ Không, vì khi chưa đắc đạo, chú khỉ này là một đệ tử thực thụ của Đạo giáo, sư phụ của Tề thiên Đại thánh (Tổ sư Bồ Đề) cũng chính là một đệ tử của giáo phái này. Những người bạn Tôn Ngộ Không kết giao ở Hoa Quả Sơn cũng là đệ tử của Đạo giáo. Khi Tôn Ngộ Không lên Thiên Đình làm Bật Mã Ôn, là thời kỳ chú bị quản giáo bởi Ngọc Hoàng Thượng Đế. Sau đó Tôn Ngộ Không bị nhốt ở núi Ngũ Chỉ và gặp được Đường Tăng, đây chính là con đường từ Đạo giáo chuyển sang Phật giáo của Ngộ Không, tượng trưng cho việc chuyển đổi thân phận.
Tổng thể chúng ta thấy rằng cây gậy như ý là một sự tồn tại rất kỳ diệu của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không và cây gậy đã không rời nhau trong suốt chặng đường đi lấy kinh. Có cây gậy này Tôn Ngộ Không đánh trăm trận trăm thắng, khiến cho lũ yêu quái chạy tán loạn. Nhưng, vì sao khi Tôn Ngộ Không đã thành Phật cây gậy lại tự biến mất? Điều này cho thấy cây gậy chính là một vật quý của Đạo giáo, khi thân phận Tôn Ngộ Không thay đổi, cây gậy cũng tự động mất đi.
Theo GĐVN
Mẹ đẻ hốt hoảng không nhận ra con trai khi hóa Tôn Ngộ Không
Tài tử điển trai Lâm Phong hóa thân thành nhân vật Tôn Ngộ Không quá chân thực khiến mẹ anh hốt hoảng.
Bộ phim thần thoại cổ trang Đại bát hầu (tạm dịch Vua khỉ ngang ngược) đang trong thời gian khởi quay được thực hiện bởi đạo diễn Hoàng Tuấn Văn và Lam Chí Vĩ. Nhân vật chính Tôn Ngộ Không được mỹ nam Hong Kong Lâm Phong thể hiện.
Mới đây hình ảnh tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không bất ngờ được phía nhà sản xuất giới thiệu tới công chúng và được nhiều khán giả kỳ vọng sẽ làm nên bước đột phá trong sự nghiệp diễn xuất của tài tử 38 tuổi này.
Với tạo hình phức tạp của vua khỉ, Lâm Phong phải chịu sức nóng trên 30 độ ngoài trời trong bộ đồ hóa trang lông lá nhiều lớp vô cùng nóng nực.
Được biết riêng bộ trang phục lông khỉ được Lâm Phong khoác trên người có trọng lượng hơn 10kg, trong khi phần mặt được chuyên gia hóa trang sử dụng lớp nhựa cao su da người tạo nếp khá dày với thời trang 4 tiếng đồng hồ mới hoàn thiện.
Diện mạo của một soái ca bỗng chốc thay đổi 180 độ khiến mẹ đẻ anh khi có mặt tại trường quay cũng hốt hoảng và không hề nhận ra đó chính là con trai ruột của mình.
Đại bát hầu/The Legends of Monkey King được chuyển thể từ tiểu thuyết Con ba ba không phải con rùa do đạo diễn Lữ Gia Hoa thực hiện, gồm 45 tập dự kiến ra mắt vào năm 2018. Phim được lên ý tưởng thực hiện từ tháng 4.2016 với kỳ vọng tạo nên hiệu ứng chưa từng có về Tây Du Ký khi kết hợp giữa câu chuyện thần thoại và tiểu thuyết.
Phim sẽ đưa người xem trở lại thuở hồng hoang với sự xuất hiện của hai giới đối chọi nhau là thần tiên và yêu quái. Bỗng một ngày xuất hiện một chàng trai trẻ từ hiện tại bất ngờ xuyên không trở thành vua khỉ của vùng Hoa Quả Sơn.
Thế nhưng vua khỉ trẻ tuổi không cam tâm số phận như Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký anh được đọc ngày bé, thay vào đó anh muốn thay đổi tương lai của nhân vật cũng như nội dung của câu chuyện.
Trên hành trình gian khổ đi tìm tiên đan, một lần anh gặp nguy hiểm suýt mất mạng và được tiên nữ Kim Tư Tước (Tưởng Mộng Tiệp) dùng sinh mệnh của nàng cứu sống. Tôn Ngộ Không bèn hứa sẽ giúp Tơ Tước hồi sinh bằng cách bái sư tu hành.
Trong thời gian này anh bị cuốn vào chuyện tình tay ba giữa Dương Tiễn kiêu ngạo và bản lĩnh với người đẹp tuyệt sắc Phong Lĩnh (Trình Thạch Thu) - tái thế của Kim Tơ Tước . Bên cạnh đó Ngộ Không cũng bị vướng vào cuộc chiến khốc liệt giữa thiên đình và thế giới yêu ma.
May mắn anh được hai cao nhân là Bồ Đề sư tổ và Thái Thượng lão quân truyền phép thuật. Nhờ cuộc chiến một mất một còn với thiên đình giúp Ngộ Không trở thành Tề Thiên đại thánh vô địch thiên hạ.
Đại bát hầu quy tụ dàn ngôi sao trẻ đẹp và nổi tiếng như Lâm Phong, "em Lâm" Tưởng Mộng Tiệp (vai Dương Thuyền), nam ca sĩ Ngô Khắc Quần (vai Thiên Bồng nguyên soái), cựụ thành viên nhóm KAT-TUN của Nhật Bản Akanishi Jin (vai Dương Tiễn - Nhị Lang Thần).
Đáng tiếc phim sẽ không được công chiếu trên màn ảnh rộng do vướng luật điện ảnh của Trung Quốc vì có nội dung xuyên không, vượt thời gian. Do đó người hâm mộ sẽ có cơ hội thưởng thức bộ phim trên mạng qua chuyên trang phim Youku được mệnh danh là Youtube của Trung Quốc kể từ năm 2018.
Theo Danviet
Quiz: Mỹ nhân Tây Du Ký nào nhìn mặt là gọi được tên? Không ít mỹ nhân hạ giới xinh đẹp trong Tây Du Ký cũng khiến "mọt phim" đôi khi phải nhăn trán dù rất quen nhưng lại không nhớ tên. 1 Nếu là fan của Tây Du Ký chắc hẳn bạn sẽ nhận ra mỹ nhân này. 1. Bạch Thử tinh. 2. Phấn nhện tinh. 3. Vương hậu Ngọc Hoa châu. 4. Bách Hoa...