VÌ SAO TỘI ÁC GIA TĂNG?: Cái ác nảy sinh từ điều nhỏ nhặt
Theo một thẩm phán, tội ác xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình do giải quyết không kịp thời mà trở nên phức tạp.
Trẻ tuổi dẫn đến nông nổi
Thực tế điều tra, truy tố, xét xử thời gian qua cho thấy đối tượng phạm tội bạo lực ngày càng trẻ hóa. Đa phần là các học sinh bỏ học đi lang thang rồi thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra nhiều vụ đánh nhau, gây rối trật tự xã hội, cướp tài sản…
Điều này cũng được khẳng định trong các hội thảo chuyên đề của các ban ngành tổ chức gần đây. Những tội phạm trẻ tuổi thường là những học sinh quá đề cao giá trị vật chất, quen lối sống hưởng thụ. Họ coi việc sử dụng điện thoại, xe máy đắt tiền là sự khẳng định đẳng cấp, giá trị bản thân. Từ đó, họ đua đòi vượt quá khả năng cho phép. Không ít vụ chỉ vì cần tiền mua quần áo đẹp hay điện thoại di động mà có thể gây ra những vụ án bạo lực chấn động.
Hầu hết bị can, bị cáo trẻ tuổi đều thiếu sự quản lý chặt chẽ, đúng đắn của gia đình. Cạnh đó, các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy cùng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội đã một phần tác động xấu đến quá trình phát triển tâm sinh lý cũng như sự nhận thức trong lứa tuổi này. Nhà trường chỉ quan tâm đến việc dạy kiến thức, chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức lối sống, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật…
Một vụ án giết người do mâu thuẫn tại một phiên tòa lưu động ở TP.HCM. Ảnh: HTD
Theo tôi, giải pháp để giải quyết tình trạng trên là công an cơ sở phải phối hợp với nhà trường tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong nhà trường và các khu vực phụ cận. Cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục về pháp luật, đạo đức để thu hút các em tham gia. Và một điều không thể thiếu chính là sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý con em.
Kiểm sát viênNGUYỄN ANH ĐỨC(TP Đồng Hới, Quảng Bình)
Mầm mống từ các mâu thuẫn trong gia đình
Những vụ án ly hôn gần đây đều có dấu hiệu bạo lực trong gia đình. Nhiều người vợ đã đưa đơn ra tòa xin ly hôn vì tính hung hăng, bạo lực từ phía người chồng. Nạn nhân của việc bạo lực gia đình không chỉ là người vợ mà còn ảnh hưởng đến con cái. Gần đây, nhiều vụ bạo lực trong gia đình diễn ra trong thời gian dài không được giải quyết triệt để dẫn đến con giết cha, vợ giết chồng.
Video đang HOT
Chúng ta có lực lượng công an và các đoàn thể tại địa phương làm công tác hòa giải, giải quyết các tình trạng bạo lực xảy ra trong gia đình. Nhưng các biện pháp đưa ra chỉ là nhắc nhở, hòa giải, phạt hành chính, rất ít khi khởi tố trừ những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế mà tính răn đe chưa đủ mạnh và bạo lực gia đình lan mạnh. Đây cũng là mầm mống cho bạo lực xã hội lộng hành. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, bạo lực trong gia đình sẽ dẫn đến tội phạm bạo lực trong xã hội gia tăng.
Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM
Nhiều nguyên nhân nhưng ít biện pháp
Hiện nay hiện tượng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong làm ăn kinh tế, trong những bất đồng cuộc sống dù là những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt đang gia tăng. Bằng chứng là một loạt các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, tập trung ở các thành phố lớn. Hiện tượng dùng bạo lực hay sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí tụ chế (súng bắn đạn hoa cải), mã tấu… để giải quyết mâu thuẫn xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Trước nhất là nguyên nhân xã hội, gồm có: sự phân hóa của các thành phần trong xã hội ngày càng rõ rệt; sự phát triển giáo dục; lối sống, truyền thống gia đình (lúc nhỏ bị đối xử bạo lực tác động đến tâm lý của trẻ khi lớn lên); văn hóa xã hội (truyền thông, phim ảnh). Ngoài ra còn có mối quan hệ bạn bè trong xã hội; sự hình thành nhân cách; tự phát sinh tính bạo lực; cái tôi (bị cho là xuất thân từ một tầng lớp hay địa giới hành chính xấu dẫn đến bị kỳ thị… mặc dù bản thân không xấu nhưng sống ở những nơi tập trung dân cư lao động phức tạp cứ bị cho là xấu).
Nguyên nhân thứ hai liên quan đến trật tự quản lý nhà nước: sự quản lý của các đơn vị cơ sở địa phương vẫn còn nhiều thiếu sót, lỏng lẻo (quản lý nhân khẩu thường trú, tạm trú, quản lý các đối tượng có tiền án, tiền sự…); trình độ nhận thức của những người làm công tác thực thi pháp luật, thiếu tính chuyên nghiệp đã dẫn đến nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân… Công tác quản lý cửa khẩu, biên giới chưa chặt chẽ tạo cơ hội cho việc mua bán, vận chuyển tràn lan vũ khí, vũ khí bạo lực (đồ chơi bạo lực như súng hơi, súng bắn đạn nhựa y như thật, dao, kiếm… ). Cạnh đó là sự xuất hiện nhan nhản các trò chơi bạo lực; băng đĩa hình, phim ảnh, truyện tranh có nội dung xấu, mang tính bạo lực…
Cần kể thêm nhiều nguyên nhân khác nữa: ảnh hưởng của những sự kiện xã hội xung quanh (như nhân viên công lực sử dụng vũ khí bừa bãi); những mâu thuẫn của người dân chưa được các cấp chính quyền quan tâm, giải quyết một cách nhanh chóng và đầy đủ khiến mâu thuẫn ngày càng phát triển theo chiều hướng tiêu cực hơn và họ phải tự giải quyết mâu thuẫn bằng cách tìm đến bạo lực; sự cổ động khi một cá nhân có hành vi và ý định giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực thay vì can ngăn hay giải quyết một cách hợp pháp.
Các cơ quan chức năng cần ngồi lại với nhau để đưa ra những biện pháp phòng ngừa tội phạm bạo lực một cách thiết thực và hiệu quả. Phải cố gắng giảm thiểu tính hình thức và nâng cao sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc giải quyết những vấn đề, mâu thuẫn của người dân.
Luật sưNGUYỄN THẾ HỮU TRẠCH,Đoàn Luật sư TP.HCM
Theo Pháp Luật TP
Xung quanh vụ trọng án tại tỉnh Hà Giang: Lời trần tình của gia đình "2 sát thủ"
Đã gần 2 tháng trôi qua, vụ giết cả gia đình anh Đặng Văn Đông tại thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang, do 2 sát thủ Nguyễn Văn Đế và Nguyễn Văn Nội gây ra khiến dư luận chưa hết bàng hoàng.
" Tôi đã sinh ra một tội đồ"
Bà Nguyễn Thị Sân- mẹ của Đế, khuôn mặt hốc hác, rầu rĩ kể: Cha nó mất sớm, gia đình lại có tới 5 anh em, thu nhập gia đình chỉ trông chờ vào mấy nương lúa, cuộc sống hết sức khổ cực. Vì gia đình khó khăn nên Đế chỉ học được tới lớp 2 là nghỉ học. Lớn lên theo bạn bè trong thôn đi làm thuê kiếm tiền, những chuyến đi làm thuê có tiền nhưng nó cũng chẳng cho tôi đồng nào, đua theo bạn bè sắm điện thoại, chơi bời, nhậu nhẹt hết.
Thằng anh nó, bà vừa nói vừa chỉ anh Nguyễn Văn Phóng có nói thì anh em lại cãi cọ mâu thuẫn, nên gia đình cũng mặc kệ. Hậu quả là vì thói ham chơi, đua đòi, thích giao du với kẻ xấu mà năm 2006, Đế bị TAND huyện Vị Xuyên kết án 30 tháng tù vì tội hành hung gây thương tích cho người khác.
Ra tù, tưởng rằng Đế đã hoàn lương, không tiếp tục đi theo con đường tội lỗi, gia đình đã chia đôi ruộng đất cho Đế làm ăn và cưới vợ, đồng thời thu xếp cho Đế được làm bảo vệ tại công ty xi măng Hà Giang?
Nhưng chỉ được vài tháng, Đế bỏ về. Thỉnh thoảng mới nói đi làm đâu đó vài ngày, có khi vài tháng mới về nhà một lần. Mỗi lần như vậy, tôi thấy nó rủng rỉnh tiền bạc nhưng nó cũng không đưa cho vợ con đồng nào để chi tiêu gia đình. Tính nó khác thường nên chẳng ai nói được nó cả.
Đến ngày 21/1, tôi nghe tin tại xã Thanh Thủy có vụ giết người và trong thôn mọi người đồn là do chính Đế gây án. Tôi chỉ cười trừ chứ có "trời đánh" tôi cũng chẳng dám nghĩ thủ phạm lại chính là đứa con mình. Sáng hôm ấy, tôi vẫn thấy nó đi lấy củi bình thường nhưng có vẻ lầm lỳ khó hiểu, có hỏi nhưng không thấy nó nói gì... Cho đến khi có lệnh của công an bắt nó về tội giết người cướp của, tôi mới giật mình ngã ngửa.
Là một người mẹ, tôi đã không giáo dục được con để nó trở thành một kẻ giết người không ghê tay. Nó có tội thì phải chịu tội trước pháp luật. Tôi chỉ cầu xin hương hồn vợ chồng anh Đông và cháu Huyền tha thứ cho tôi-một người mẹ đã sinh ra "một tội đồ"...
Vợ và con của Nguyễn Văn Đế.
Bế trên tay đứa con 2 tuổi,Nguyễn Thị Phấn ( vợ của Đế ) già sọp so với cái tuổi 20, người đàn bà chưa được hưởng niềm vui cuộc sống gia đình bao lâu thì phải đối mặt với dư luận, những cái nhìn hằn học, nó là "vợ kẻ giết người, hiếp dâm". Những người dân thôn Tân Thành kể lại, sau khi Đế bị bắt, Phấn đã mấy lần đòi tự tự nhưng không thành?
Tiếng khóc xé lòng của con Phấn khi thấy người lạ trong nhà, khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng và dường như cũng khiến Phấn như bừng tỉnh... "Hôm ấy hơn 4h sáng mới thấy anh ấy trở về nhà, như mọi ngày sặc mùi rượu. Trời lại mưa lạnh nên em vẫn ôm đứa bé ngủ, sáng sớm anh ấy cầm dao lên đồi chặt củi như không có chuyện gì. Em đi làm nương mới nghe họ nói về vụ án giết người mà Đế là thủ phạm, dù không tin nhưng em vẫn chạy về nhà nhưng không thấy anh ấy. Đến khi, công an bắt Đế em mới tin đó là sự thật, anh ấy trông cũng hiền lành, thế mà...
"Lẽ ra nó đã là một người lính biên phòng"
Ngôi nhà sàn khá khang trang nằm đầu thôn Tân Tiến, xã Phương Độ, là gia đình ông Nguyễn Thanh Nhần (bố đẻ của Nguyễn Văn Nội).
Ông Nhần cũng từng là một chiến sĩ biên phòng bảo vệ biên giới. Có lẽ do một phần là chất lính, gặp ông hỏi chuyện về đứa con bất hiếu, ông tỏ ra giận dữ: "thằng Nội nó làm những chuyện đồi bại như vậy phải bị pháp luật trừng trị. Tôi cũng không ngờ, khi cả nhà đang chuẩn bị liên hoan cho nó đi lính biên phòng tại huyện Đồng Văn, nó nói đi chơi với bạn buổi tối nên tôi cho nó đi. Chứ đâu có biết nó đi ăn cướp với thằng Đế. Đến gần sáng, nó về ăn mấy miếng cơm trong nồi, rồi ngồi thừ mặt ra. Hỏi gì cũng không nói, tôi nói nó đi ngủ cho sớm để còn lên đường tòng quân. Thấy có bọc tiền để ngay dưới cột sàn nhà, tôi cũng chẳng để ý vì nghĩ là mẹ chuẩn bị cho nó khi lên đường nhập ngũ. Tôi đâu biết rằng đó là số tiền, nó và thằng Đế vừa giết người mà có... Tôi đau đớn bao nhiêu, hận con bao nhiêu thì lại thương xót cho gia đình anh Đông bấy nhiêu. Đáng ra nó đã là một người lính biên phòng, thế mà phút chốc thành một kẻ mất hết lương tri. Tôi xấu hổ với làng xóm, xấu hổ với chính những người đồng đội tôi".
Bước sang tuổi 19, Nội cũng chỉ học hết lớp 8 rồi nghỉ học đi làm thợ xây với các anh trong gia đình. Những lần được các anh trả tìên công, Nội đều đưa cho cha mẹ giữ để dành mua chiếc điện thoại. Tin Nội giết người cướp của đã khiến người dân, và ngay chính cả gia đình ông Nhần cũng không thể tin nổi.
Ông Nhần (bố Nguyễn Văn Nội) người ngồi ngoài cùng trao đổi với PV.
Trong khi trao đổi với gia đình ông Nhần và cán bộ thôn Tân Tiến, chúng tôi nhận được thông tin, ngày 21-1, tức là ngay khi gia đình anh Đông tại thôn Thanh Sơn bị sát hại, sáng hôm sau tên Nguyễn Văn Đế đã cầm theo một dao nhọn rủ Nguyễn Văn Nội đi đốn củi ở cách xa thôn 2km...? Nhưng thấy Đế cầm dao nhọn, Nội đã bỏ chạy về nhà cho đến khi công an đến bắt.
Hiện nay, Cơ quan CSĐT đang xác minh, củng cố hồ sơ phục vụ công tác truy tố Nguyễn Văn Đế và Nguyễn Văn Nội, thì 2 gia đình ông Nhần và bà Sân phải đối mặt với sự sợ hãi vì sợ gia đình anh Đông tại Phú Thọ trả thù.
Theo tục lệ của đồng bào thì "nợ máu phải trả bằng máu" nên các gia đình này rất hoang mang, mặc dù chính quyền địa phương đã cố gắng động viên. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chuyền Thái, Bí thư chi bộ thôn Tân Tiến cho biết, để phục vụ tốt công tác điều tra, đảm bảo an ninh trong thôn, chúng tôi đã phối hợp với Công an xã Phương Độ thường xuyên kiểm tra những đối tượng lạ thâm nhập vào thôn vì có dư luận gia đình anh Đông đang thuê người trả thù gia đình ông Nhần và bà Sân. Đây chỉ là dư luận nhưng chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp với Công an xã Phương Độ, Cơ quan CSĐT công an tỉnh bảo đảm an toàn cho thân nhân 2 gia đình và phục vụ tốt công tác điều tra...
Vụ trọng án "giết người, cướp của, hiếp dâm" tại tỉnh Hà Giang, do 2 đối tượng Nguyễn Văn Đế và Nguyễn Văn Nội gây ra đã làm "rúng động" dư luận nhân dân nơi phố núi. Kẻ gây tội ác chắc chắn phải đền tội, nhưng cũng qua vụ trọng án này, một hồi chuông cảnh tỉnh cho những bậc làm cha làm mẹ cần phải quan tâm hơn nữa đến những đứa con trong giai đoạn trưởng thành, không để chúng đua đòi theo bạn bè xấu, không để chúng bị cám dỗ bởi những đồng tiền phi nghĩa thì có lẽ tội ác sẽ không có cơ hội hình thành, "cái thiện" sẽ nhấn chìm "cái ác"...
Theo Pháp Luật XH
"Cơn gió" nào đưa cái ác về gia đình? Cái ác rình rập từ tổ ấm (Hình minh họa) Người xưa có câu "hổ dữ không ăn thịt con" để ám chỉ việc cư xử ác giữa những người thân trong gia đình với nhau là chuyện không thể có và cũng không được phép vì "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Thế nhưng, ranh giới cuối cùng này hiện...