Vì sao tình hình Biển Đông thu hút sự chú ý của toàn thế giới
Tình hình Biển Đông đang là tâm điểm của cả thế giới, trở thành chủ đề chính tại Đối thoại Shangri La đang diễn ra ở Singapore sau khi Trung Quốc tăng cường cải tạo đất, bồi đắp trái phép trên các bãi đá ngầm, bao gồm cả các đảo mà nước này chiếm của Việt Nam.
Nhiều quốc gia đã cực lực lên án hành động đơn phương gây căng thẳng, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Nhân dịp này, tờ Wall Street Journal đã đưa ra lý giải vì sao Biển Đông lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia.
Biển Đông là một trong những khu vực có đông tàu thương mại qua lại nhất thế giới, là tuyến đường chiến lược giữa nối nền kinh tế giàu có ở Đông Bắc Á với Ấn Độ Dương. Có tới 50% các tàu chở dầu trên toàn cầu đi qua vùng biển này. Bản thân Biển Đông cũng rất giàu nguồn khoáng sản. Ngoài ra, có tin Biển Đông còn chứa trữ lượng dầu khí lớn dưới đáy biển, dù hoạt động khai thác gặp nhiều khó khăn do các vụ tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
Hình ảnh máy bay do thám Mỹ chụp được hôm 21/5 cho thấy Trung Quốc vẫn đang tăng cường bồi đắp trái phép ở Biển Đông (Nguồn: WSJ) .
1. Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động xác định chủ quyền trái phép
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép với phần lớn Biển Đông, dựa theo một bản đồ đường 9 đoạn, đôi khi đã được gọi là đường lưỡi bò.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng tuyên bố chủ quyền này được dựa trên một bản đồ vẽ năm 1947, dưới thời Trung Hoa Dân Quốc. Mấy năm gần đây, việc tăng cường Hải quân, Tuần duyên và các cơ quan quản lý biển khác đã giúp Bắc Kinh có phương tiện áp đặt bằng vũ lực tuyên bố chủ quyền ngang ngược và vô lý của nước này.
2. Xây đảo nhân tạo
Nhiều đảo, bãi đá đang tranh chấp chỉ hơi nhô lên trên mặt nước. Từ năm ngoái, Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà nước này chiếm đóng phi pháp hòng xác định chủ quyền.
3. Mỹ tăng cường thách thức Trung Quốc
Trung Quốc thường chặn và phản đối các chuyến bay cũng như hoạt động của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. Năm 2001, một phi công Trung Quốc thiệt mạng do máy bay của anh này va chạm với một máy bay do thám Mỹ. Chiếc máy bay Mỹ sau đó phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã bắt giữ phi hành đoàn và gây khủng hoảng ngoại giao.
4. Tranh chấp pháp lý
Trung Quốc đã từ chối đàm phán chung về các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, nói rằng nước này muốn thương thảo riêng với từng nước.
Năm 2013, Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc lên tòa án ở Liên hợp quốc. Đơn kiện từ phía Manila nói rằng tuyên bố của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên phía Bắc Kinh đã khẳng định sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào phiên tòa./.
Theo VietnamPlus
Bộ trưởng QP Mỹ: Không được nản chí bảo vệ tự do hàng hải an ninh Biển Đông
Sau bài phát biểu của ông chủ Lầu Năm Góc, một viên Đại tá từ Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc Zhao Xiaozhuo (Triệu Hiểu Trác - dịch âm) đứng lên cãi lại..
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-la 2015. Ảnh: Sfchronicle.
Yahoo News ngày 30/5 dẫn nguồn tin thông tấn AFP cho biết, hôm nay Hoa Kỳ tiếp tục tuyên bố sẽ phái máy bay quân sự và tàu chiến đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay lập tức các hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-la rằng, hoạt động bồi lấp cải tạo của Trung Quốc đã vượt qua các chuẩn mực quốc tế: "Đầu tiên, chúng tôi muốn có một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. Cuối cùng, cần dừng ngay lập tức và lâu dài các hoạt động bồi lấp cải tạo bởi tất cả các bên".
"Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ hoạt động nào quân sự hóa hơn nữa các thực thể tranh chấp", ông Ash Carter nói. Người đứng đầu Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, đúng là các bên yêu sách đều có hoạt động cải tạo ở phạm vi và mức độ khác nhau, tuy nhiên Trung Quốc đã đi xa hơn, nhanh và nhiều hơn so với bất kỳ bên yêu sách nào khác.
"Trung Quốc đã bồi lấp hơn 2000 mẫu Anh, nhiều hơn tổng diện tích các bên yêu sách khác mở rộng cộng lại, và nhiều hơn toàn bộ (diện tích mở rộng) của khu vực trong lịch sử. Trung Quốc đã làm điều này chỉ trong vòng 18 tháng qua. Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ tiếp tục bồi lấp đến đâu. Đó là lý do tại sao điều này đã trở thành nguồn gốc căng thẳng trong khu vực", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định.
Sau bài phát biểu của ông chủ Lầu Năm Góc, một viên Đại tá từ Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc Zhao Xiaozhuo (Triệu Hiểu Trác - dịch âm) đứng lên cãi lại: "Tự do hàng hải ở Biển Đông không phải là vấn đề vì tự do không bao giờ bị ảnh hưởng"?! "Tôi nghĩ rằng các hoạt động của Trung Quốc là hợp pháp, hợp lý và hợp lý"?! viên Đại tá nói, nhưng đó chỉ là "niềm tin củ chuối" của ông ta và giới lãnh đạo của ông mà thôi - PV.
Trưởng đoàn Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc sẽ có bài phát biểu trong phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri-la vào ngày mai 31/5.
Cũng trong ngày hôm nay tờ South China Morning Post dẫn lời chuyên gia Lý Minh Giang từ Singapore bình luận, tự do hàng hải sẽ là giới hạn cuối cùng Mỹ bắt buộc phải duy trì ở Biển Đông. Washington thực sự lo ngại rằng cuối cùng Trung Quốc có thể biến đường lưỡi bò 9 nét thành cái gọi là "biên giới trên biển" để biến Biển Đông thành ao nhà của họ dưới cái mỹ hiệu "vùng nước chủ quyền lịch sử", Mỹ hay bất kỳ nước nào khác muốn đi qua phải "xin phép"?!
Mặt khác Mỹ cần phải can dự vào Biển Đông bởi mong muốn của họ duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực, đáp ứng sự kỳ vọng của các đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực Đông Nam Á.
Trương Minh Lượng, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á từ đại học Kỵ Nam ở Quảng Châu phải thừa nhận, chẳng ai coi Việt Nam, Philippines hay Malaysia là "mối đe dọa" (trừ Thời báo Hoàn Cầu và đội ngũ học giả "hỏa lực mồm" Trung Quốc - PV), nhưng hầu hết khu vực đều cảm thấy "không thoải mái" đối với Trung Quốc. Ông này cho rằng Bắc Kinh cần phải có "lập trường mạnh mẽ làm yên lòng chủ nghĩa dân tộc" và kêu gọi Trung - Mỹ kiềm chế, tránh đối đầu.
Tuy nhiên học giả Jonathan Holslag từ Viện Brussels cho rằng, hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa đã đạt đến điểm "không thể dừng lại", nói cách khác hoạt động bồi lấp xây dựng quy mô lớn sẽ được Trung Quốc đẩy nhanh hơn nữa để tránh cát bị rửa trôi.
Đồng quan điểm này, học giả Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS cho rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực rất lớn để ngăn chặn tất cả các nước khác tham gia bất kỳ hoạt động nào ở các vùng biển gần (đảo nhân tạo đang bồi lấp phi pháp).
Theo Giáo Dục
Đô đốc Trung Quốc nói gì với Việt Nam tại Đối thoại Shangri-la? 7 bãi đá Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa là hoàn toàn thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, vì vậy kêu gọi của ông Tôn Đô đốc là ngụy biện... Ông Tôn Kiến Quốc bước vào phòng họp tại Đối thoại Shangri-la, ảnh: Reuters. South China Morning Post ngày 30/5 đưa tin, sáng nay ông Tôn Kiến...