Vì sao tiếp viên Vietnam Airlines thích “chôm” hàng Nhật
Liên tiếp các vụ vận chuyển hàng lậu của tiếp viên Vietnam Airlines bị phát hiện thời gian gần đây chủ yếu là các mặt hàng từ Nhật Bản.
Trong số các vụ vận chuyển hàng lậu của tiếp viên Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), phần lớn là do các tiếp viên nữ thực hiện. Điểm lại các vụ vi phạm cho thấy, những mặt hàng các nữ tiếp viên này xách lên máy bay bao gồm chủ yếu là các hàng mỹ phẩm, quần áo, giày dép, nước hoa… cho đến các mặt hàng thực phẩm như sữa, tảo xoắn… có nguồn gốc Nhật Bản.
Nhiều người tỏ ra băn khoăn không hiểu vì sao hàng Nhật lại có sức hấp dẫn khiến nhiều nữ tiếp viên nổi máu ham, liều lĩnh phạm pháp như vậy?
Thứ nhất, theo báo đài ở Nhật, những lỗ hỏng hải quan tại các sân bay của Nhật đã vô tình tiếp tay cho những nữ tiếp viên Vietnam Airlines thực hiện hành vi của mình. Tại các phi trường quốc tế ở Nhật Bản, hải quan chỉ chú trọng đến việc kiểm soát ma túy, vũ khí. Nếu trong hành lý khi xuất nhập cảnh của phi hành đoàn không có hai thứ này thì chỉ soát qua cho có lệ hoặc nhiều lúc chẳng cần ngó đến. Chuyện các nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị bắt giữ gần đây tại các phi trường quốc tế Narita là do cảnh sát phòng chống tội phạm báo trước khi khai thác tin tức từ những người Việt Nam bị bắt về tội ăn cắp hàng hóa ở những cửa tiệm trên đất Nhật.
Thứ hai, việc vận chuyển hàng lậu của tiếp viên hàng không về Việt Nam bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng, đó chính là nhu cầu hàng Nhật ở Việt Nam.
Điều này được minh chứng bằng việc các shop bán hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam ngày càng mở rộng về quy mô và số lượng. Tại Hà Nội, phố Nguyễn Sơn (quận Long Biên) được coi là thiên đường hàng xách tay Nhật. Nhiều người cho rằng đây cũng là nơi tiêu thụ số lượng hàng lậu lớn từ Nhật từ Việt Nam. Phố Nguyễn Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 phút đi xe máy, là nơi tập trung của nhiều cơ quan liên quan đến hàng không Việt Nam như: bảo tàng hàng không, trung tâm của đoàn tiếp viên hàng không…
Cửa hàng bán hàng xách tay Nhật trên phố Nguyễn Sơn. Ảnh: Đất Việt.
Con phố có khoảng 20 cửa hàng trải dài mặt phố cũng như nằm trong các ngõ nhỏ, nhìn qua khá trầm lắng nhưng khi đi vào bên trong thì thực sự sôi động. Có cửa hàng quy mô như một siêu thị mini với diện tích mặt bằng có thể lên tới 200 m2, bày bán đủ các mặt hàng như: sữa tắm, bàn chải đánh răng, mỹ phẩm, kính mắt, nồi, chảo, bia rượu… với giá khá cao.
Video đang HOT
Theo chia sẻ của một số tiếp viên, theo quy định họ được mang khoảng 30 kg hành lý, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé. Như vậy, nếu tận dụng tối đa để đựng hàng mang về, tổng số hàng mà một tiếp viên được mang khoảng 50 kg. Tuy nhiên, tiếp viên vẫn có thể mang nhiều hơn bằng cách gửi bạn bè hoặc “làm ăn” với một số nhân viên của ngành chức năng khác để tăng được số lượng hàng mang về và hai bên ăn chia với nhau. Đây cũng là một trong những cách mà tiếp viên có thể mang hàng lậu từ Nhật về Việt Nam.
Nói về các cửa hàng buôn bán hàng Nhật, không chỉ bày bán sản ph ẩm thực tế còn có rất nhiều cửa hàng bán hàng trực tuyến. Trên mạng xuất hiện nhiều shop bán hàng xách tay Nhật với các mặt hàng chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng, hàng thời trang và đồ trẻ em. Hầu hết các shop này đều đưa ra những lời chào mời rất hấp dẫn như: Hàng xách tay Nhật xịn, hàng tốt, giá rẻ, nhận đặt hàng Nhật, mỹ phẩm giá rẻ… kèm cả những chương trình khuyến mại mua 3 tặng 1, mua thứ này tặng thứ khác.
Hàng hóa cũng được chào bán và cập nhật thường xuyên trên mạng xã hội như Facebook. Một số sản phẩm rất được ưa chuộng tại Việt Nam như dầu gội đầu Tsubaki, mỹ phẩm Shiseido, tảo xoắn, sữa trẻ em… thường được các shop nhập về trước và luôn có sẵn, còn hàng điện tử, đồ gia dụng và quần áo thì theo đơn đặt hàng của khách hàng, thông thường sau 1-2 tuần sẽ có hàng.
Thứ ba, một nguyên nhân nữa khiến các tiếp viên hàng không “khoái” buôn lậu hàng Nhật đó là thu nhập từ việc buôn hàng lậu là khá cáo. Hiện tại mỗi ngày Vietnam Airlines có hơn 10 chuyến bay khứ hồi từ Hà Nội và TP HCM đi/đến các sân bay ở 4 thành phố lớn của Nhật Bản. Làm một phép tính đơn giản, mỗi ngày có thể có khoảng tấn hàng được chuyển từ Nhật về Việt Nam theo đường hàng không.
Lương của tiếp viên hàng không cũng khá cao, trung bình khoảng 20 triệu đồng/tháng (vào năm 2013), cộng thêm các khoản thu nhập phụ thuộc vào thời gian bay và trợ cấp giờ bay, cùng với phụ phí khách sạn, ăn uống, đi lại, tiếp viên hàng không mỗi tháng cũng cầm trong tay khoản tiền lớn. Tuy vậy, một nguồn thu nhập đáng kể của ngành này lại đến từ việc vận chuyển hàng hóa về nước để bán lại lấy lời.
Theo Kiến thức
Hàng ngàn xe dưa hấu ùn tắc hơn 20 km tại cửa khẩu
Nhiều ngày nay, hàng nghìn xe tải chở hoa quả, chủ yếu là dưa hấu, nối đuôi nhau kéo dài hơn 20 km lên cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn khiến lối vào cửa khẩu luôn trong tình trạng quá tải, gây ùn tắc kéo dài.
Dãy xe tải hoa hỏa chờ thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh dài hơn 20km.
Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 1000 xe tải, xe container chở hoa quả, trong đó gần 90% là dưa hấu, với số lượng khoảng 16 ngàn tấn, từ các tỉnh miền Trung, miền Nam đổ về cửa khẩu Tân Thanh. Tuy nhiên chỉ có khoảng 300 xe, tương đương 6 ngàn tấn trái cây xuất hàng được qua cửa khẩu, còn lại phải lay lắt nằm chờ ở khu vực cửa khẩu hoặc dọc tuyến quốc lộ 1A, từ huyện Hữu Lũng lên đến Tân Thanh.
Ghi nhận vào chiều 27/3, dọc quốc lộ 1A, đoạn từ trung tâm TP Lạng Sơn kéo dài đến tận cửa khẩu Tân Thanh dài gần 30 km, hàng đoàn xe tải, xe container bị ùn ứ, tắc nghẽn, nối đuôi nhau đứng im từng đoạn và không thể di chuyển về phía cửa khẩu quốc tế Tân Thanh để xuất hàng đi Trung Quốc.
Trèo lên thùng nhặt từng quả dưa thối vứt xuống, anh Toản quê Bình Định than thở: "Dù đã lót rơm để chống dập, tuy nhiên do nhiều ngày dưa vẫn chưa được đưa ra khiến nhiều quả bắt đầu hư hỏng, chảy nước ròng ròng xuống xe. Tôi nhìn mà tiếc đứt ruột, nếu mà bị trả lại hết thì chỉ còn cách bán nhà để trả nợ".
Cũng đồng cảnh ngộ, anh Lê Ngọc Tú quê Gia Lai cho biết: "Xe tôi chở gần 30 tấn dưa hấu từ Gia Lai ra đến đầu Lạng Sơn mất có 2 ngày. Tuy nhiên, suốt 5 ngày nay xe mới nhích đến của khẩu Tân Thanh nhưng lượng xe vẫn còn quá đông, không biết trong 1, 2 ngày tới xe của tôi có vào được không nữa? Trong khi đó nhiều quả đã bắt đầu thối rữa, hư hỏng".
Chiều 27/3 trao đổi với báo chí, ông Chu Bá Toàn - Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn) cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng hơn 1000 xe tải, xe container chở trái cây từ các tỉnh miền Trung, miền Nam chạy về cửa khẩu để xuất hàng đi Trung Quốc. Tuy nhiên, do khả năng kho bãi của phía Trung Quốc chỉ tiếp nhận được tối đa từ 300 xe/ngày, vì vậy mỗi ngày còn khoảng gần 1000 xe không thể xuất hàng và bị ùn tắc dọc đường vào cửa khẩu. Tình trạng này đã diễn ra hơn một tuần nay.
Ông Toàn còn cho biết thêm: "Hiện tại việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa cửa khẩu Tân Thanh và phía Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Thủ tục tờ khai chỉ mất từ 3 đến 5 phút. Tuy nhiên dưa không thể vận chuyển sang tải với số lượng lớn mà phải bê từng quả từ xe này sang xe kia nên mới diễn ra tình trạng như vậy".
Liên quan đến sự việc trên, đại tá Nông Văn Định - Giám đốc công an tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: Nếu lượng xe ở khu vực miền Trung và miền Nam không tiếp tục đổ về cửa khẩu Tân Thanh nữa, thì ít nhất cũng phải một tuần nữa mới có thể giải quyết được lượng xe đang ùn tắc tại Lạng Sơn.
"Chúng tôi khuyến cáo bà con không nên tiếp tục chở hàng ra cửa khẩu Tân Thanh vào thời điểm này, vì rất dễ bị ùn ứ khiến hàng bị hư hỏng và bị thiệt hại", ông Định nói.
Một số hình ảnh đoàn xe ùn tắc dài hơn 20km từ cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn về Hữu Lũng - Bắc Giang:
Nhị Tiến (thực hiện)
Theo_VietNamNet
Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị Nhật bắt giữ Nguyễn Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35, bị bắt trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai. Như tin đã đưa, ngày 26/3, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam...