Vì sao Tiến Minh cố gắng cày ải đến hết năm 2016
Không thể còn tạo đột phá nhưng vị thế, sức ảnh hưởng về mọi mặt của Tiến Minh vẫn quá lớn, mang tới sự khác biệt cho cả môn.
Với những gì thể hiện, mới nhất là bị loại ngay từ vòng ba giải Việt Nam mở rộng, Tiến Minh khó có thể tranh chấp thành tích, thứ hạng tương đối tại các giải quốc tế, chứ chưa nói đến các danh hiệu. Mục tiêu của tay vợt 33 tuổi có lẽ chỉ giữ được một vị trí trong top 50 thế giới càng lâu càng tốt. Anh đang đứng thứ 36 và ở tình thế hiện tại có lẽ chỉ có giảm, thậm chí giảm nhanh chứ không có chuyện tăng.
Tiến Minh nỗ lực trong giai đoạn cuối sự nghiệp. Ảnh: EPA.
Nhiều ý kiến cho rằng, Tiến Minh có thể giải nghệ và nên nói lời chia tay khi sự nghiệp đã ở cuối sườn dốc bên kia, cũng như hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Bản thân Minh cũng từng tính đến chuyện giã từ thảm đấu, để tập trung lo cho gia đình, học hành và chuyển sang làm HLV. Dù Tiến Minh luôn quyết tâm, nỗ lực cao độ trong mọi cuộc đấu, người ta thấy rõ phần nào đó “tâm trạng” buồn nản, bất lực của một ngôi sao ở cuối nghiệp đấu huy hoàng của mình. Có lẽ nếu không vướng đủ thứ ràng buộc, Minh đã dừng lại, song thực tế anh chỉ có thể thoát cảnh “cày ải” tới cùng sau năm 2016.
Hợp đồng tiền tỷ của anh với nhà tài trợ còn có thời hạn tới hết sang năm, là lý do quan trọng, một động lực lớn và thiết thực để anh tiếp tục phấn đấu. Rất may cho Minh vì đối tác đã không đặt ra tiêu chí nào về thành tích, ngoài việc mỗi năm phải dự tranh 10 giải quốc tế, nên mọi chuyện cũng dễ dàng.
Video đang HOT
Quan trọng không kém, tuyển thủ TP HCM muốn khép lại nghiệp đấu bằng một cột mốc tham dự Olympic 2016, đấu trường mình từng hai lần tham dự. Minh cũng đang có cơ hội lớn để giành suất chính thức tới Brazil, khi chỉ cần đứng trong top 50 thế giới đến tháng 5 sang năm, thời điểm ban tổ chức môn cầu lông kết thúc cuộc tuyển chọn. Với phong độ sa sút, việc Minh giữ được top 50 trong nhiều tháng tới cũng đã là cả một thách thức.
Tiến Minh mang tới động lực phát triển cho môn cầu lông ở Việt Nam. Ảnh: EPA.
Ngoài ra, chính các nhà quản lý huấn luyện của cầu lông Việt Nam và đơn vị chủ quản đều muốn Minh kéo dài việc tập luyện, thi đấu. Không thể còn tạo đột phá nhưng vị thế, sức ảnh hưởng về mọi mặt của Tiến Minh vẫn quá lớn, mang tới sự khác biệt cho cả môn này, mà bên cạnh và phía sau chưa thấy một ai gánh vác được, dù chỉ một phần.
Tại các giải đấu quốc nội cả chục năm qua, các địa phương đăng cai và nhà tài trợ đều mặc định đưa ra một điều kiện “phải có Tiến Minh thi đấu”. Cũng nhờ Minh, các giải đấu cầu lông luôn đầy ắp khán giả, trong đó phần lớn đến chỉ đơn giản là được thấy, được xem ngôi sao số một thể hiện tài nghệ.
Theo VNE
Tiến Minh không tiền thưởng vẫn có tiền tỷ
Bình thường, thu nhập của tay vợt số một Việt Nam chỉ khoảng 10 triệu đồng một tháng
Dù phong độ sa sút, liên tục thất bại sớm ở các giải đấu và gần như không có tiền thưởng, ngôi sao của cầu lông Việt Nam vẫn có thu nhập tiền tỷ trong năm 2015.
Tiến Minh mất nguồn thu nhập từ tiền thưởng thành tích. Ảnh: EPA.
Từ năm 2009, cùng với những bước thăng tiến ngoạn mục trong sự nghiệp, Tiến Minh đã trở thành tuyển thủ Việt Nam có thu nhập cao nhất. Trung bình mỗi năm khoảng trên dưới một tỷ đồng và đỉnh cao như năm 2013, anh nhận tới 2,3 tỷ đồng. Cũng chính trong năm này, Tiến Minh cũng lập được một kỷ lục kiếm tiền "siêu tốc" với chuyến sang đấu thuê tại giải chuyên nghiệp Ấn Độ. Chỉ đúng hai tuần khoác áo CLB Pune Vijetas, không cần quan tâm đến kết quả thi đấu, anh đã lĩnh 44.000 USD. Thu nhập "khủng" đến từ hai nguồn rất cao và ổn định là tài trợ và tiền thưởng thành tích. Trong đó, tiền thưởng thường chiếm quá nửa.
Do phong độ sa sút, từ cuối năm 2014, đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2015, Minh gần như đã không có thưởng bởi chỉ dự tranh một vài cuộc và đều bị loại ngay từ vòng 1-2. Cũng do thứ hạng trên bảng xếp hạng thế giới tụt quá nhanh, Minh cũng phải chia tay nhà tài trợ Becamex Bình Dương từng gắn bó với mình suốt 6 năm. Anh không còn giữ được cả mức tài trợ cuối cùng 10 triệu đồng mỗi tháng, theo hợp đồng, trong trường hợp đứng từ 21-25 thế giới.
Bình thường, thu nhập của Minh sẽ chỉ còn lại khoản "cơ bản" khoảng 10 triệu đồng một tháng từ đơn vị chủ quản TP HCM, cùng một số ít tiền thưởng từ các giải đấu vừa sức.
Tiến Minh vẫn là hình mẫu của VĐV thu nhập cao. Ảnh: EPA.
Tuy nhiên, tay vợt số một Việt Nam vẫn chắc chắn có thu nhập tiền tỷ cho năm 2015. Sở dĩ như vậy vì anh vẫn đang có hợp đồng tài trợ với doanh nghiệp Nhật Bản có thời hạn ba năm, đến hết năm 2016, với tổng trị giá lên tới một tỷ đồng mỗi năm. Điều kiện đối tác này đặt ra là tay vợt số một Việt Nam phải dự tranh khoảng 10 giải quốc tế mỗi năm, mà không phải chịu áp lực thành tích.
Nhiều người có thể ngạc nhiên song thu nhập tiền tỷ Minh nhận được từ tài trợ là chuyện hoàn toàn xứng đáng và đối tác tài trợ cũng không thua thiệt chút nào. Vượt xa thứ hạng, thành tích thuần túy, Tiến Minh vẫn là một cái tên, một mẫu hình "hot" bậc nhất đối với làng thể thao cùng người hâm mộ rộng khắp cả nước. Cùng với kỳ thủ Quang Liêm, kình ngư Ánh Viên, Tiến Minh cũng là gương mặt được quốc tế biết đến nhiều nhất.
Theo VNE
Dớp thua kỳ lạ của tay vợt Tiến Minh Chính Tiến Minh sau lời xin lỗi quá quen thuộc luôn cay đắng thừa nhận 'không hiểu vì sao mình lại thua'. Từng lọt vào tới top 5 thế giới, giành HC đồng thế giới , hai lần dự Olympic song trong nghiệp đấu, ngay cả thời kỳ đỉnh cao nhất, Tiến Minh vẫn thường có những thất bại gây sốc trước đối...