Vì sao Thụy Sĩ có nhiều lao động kĩ năng cao nhất thế giới?
Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới, Thụy Sĩ đứng ở vị trí thứ 5 tổng quát, nhưng đứng đầu bảng xếp hạng về các kỹ năng.
“Thụy Sĩ cực kì vượt trội trong những lĩnh vực liên quan đến kĩ năng lao động”, báo cáo viết.
Thụy Sĩ được xếp hạng tốt nhất trên thế giới về đào tạo nghề, đào tạo tại chỗ và tỷ lệ kiếm được việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp. Vậy Thụy Sĩ đã làm như thế nào để đào tạo được lực lượng lao động có tay nghề cao?
Theo một báo cáo năm 2015 của Trung tâm Chuẩn hóa Giáo dục Quốc tế (CIEB), có tới 70% học sinh trung học Thụy Sĩ tham gia vào hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp “tiêu chuẩn vàng”. Từ 16 tuổi, hầu hết học viên đều dừng việc đi học toàn thời gian.
Thay vào đó là việc học luân phiên tại trường học và các công ty. Người trẻ có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc sớm từ 3-4 năm. Họ vừa được hưởng lương, vừa được thích nghi dần với công việc và có những bước đi quan trọng đầu tiên vào thế giới việc làm.
Video đang HOT
30% các công ty của Thụy Sĩ tham gia vào hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp.
Theo báo cáo của CIEB, 30% các công ty của Thụy Sĩ tham gia vào hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống này giúp học viên có những sự lựa chọn đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực. Các nhà tuyển dụng tin rằng, hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò chính trong sự hùng mạnh của nền kinh tế Thụy Sĩ sau này.
Cụ thể là đất nước được hưởng lợi từ nguồn tài năng trẻ, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên chỉ ở mức một chữ số. Thêm vào đó là lực lượng lao động lành nghề phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Chính nhờ việc chú trọng đào tạo nghề, học sinh, sinh viên Thụy Sĩ không còn quá coi trọng bằng cấp. Theo thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), chưa đến 1/3 thanh niên dưới 25 tuổi học đại học vào năm 2012 ở Thụy Sĩ. con số này ở các nước như Úc và Nauy là 50%.
Chuyên gia kinh tế Matthias Ammann cho hay: “Rất nhiều ý kiến cho rằng Thụy Sĩ chỉ nên duy trì tỉ lệ tuyển sinh đại học ở mức độ này. Việc đào tạo tay nghề lao động mới giúp đất nước đi đúng hướng ở thời điểm hiện tại”.
Trên thực tế, rất nhiều cá nhân xuất phát điểm là người học nghề nhưng lại thành công hơn những người từng học đại học. Tiêu biểu là giám đốc điều hành ngân hàng Thụy Sĩ Sergio Ermotti. Ông từng bắt đầu từ vị trí học việc tại một ngân hàng địa phương.
Trường Giang
Theo Weforum/vietnamnet
Nga tuyên bố Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ hoàn thành dù đang gặp nhiều trở ngại
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ vẫn hoàn thành mặc cho áp lực từ một số nước và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với đường ống khí đốt này.
Ngày 17/1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ hoàn thành, bất chấp áp lực của Mỹ. Việc người châu Âu cần tỉnh táo trước lợi ích của việc tạo ra một tuyến đường xuất khẩu khí đốt bổ sung là hiển nhiên.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ hoàn thành, bất chấp áp lực của Mỹ.
"Việc đưa ra những biện pháp trừng phạt trong luật chi tiêu quốc phòng của Mỹ năm 2020 là sự can thiệp không thể chối cãi trong các vấn đề châu Âu. Một số thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra mối đe dọa trực tiếp đối với các nhà thầu cụ thể liên quan đến việc xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2".
Mục tiêu của hành động này tất nhiên không phải là mối quan tâm đối với an ninh năng lượng châu Âu, mà là để có thể đưa được lượng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) đắt đỏ của Mỹ sang thị trường châu Âu", Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
"Chúng tôi biết rằng không phải tất cả các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đều hoan nghênh dự án này", Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh. "Các nước phản đối dự án này bao gồm một số nước thành viên EU và châu Âu. Chúng ta biết rõ rằng một số sửa đổi trong Chỉ thị khí đốt đã được EU thông qua nhằm phản đối việc xây dựng Dòng chảy Phương Bắc2", tuyên bố của Bộ ngoại giao Nga nêu rõ.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, những hành động nói trên của Mỹ là minh chứng rõ ràng nhất về việc cạnh tranh không lành mạnh dưới vỏ bọc của những khẩu hiệu chính trị.
Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2 vào giữa tháng 12/2019. Vào cuối tháng 12/2019, tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ-Hà Lan, được Gazprom thuê lắp đặt đặt ống Dòng chảy Phương Bắc 2 ở biển Baltic, đã dừng thi công và thu hồi các tàu rải ống để tránh bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đã được xây dựng hơn 80%, tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 ngầm dưới biển nối Nga đến bờ biển Đức sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên của Nga chuyển sang Tây Âu thông qua Đức, quốc gia tiêu thụ chính từ dự án này. Do tập đoàn Gazprom của Nga khởi xướng, hợp tác với các công ty châu Âu: Engie, OMV, Shell, Uniper và Wintershall, Dòng chảy phương Bắc 2 có công suất 110 tỷ m3 mỗi năm.
Nhưng đối với Washington và một số nước châu Âu, gồm Ba Lan, các nước Baltic và Ukraine, đường ống này sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga. Họ cho rằng Moscow có thể sử dụng khí đốt như một vũ khí để gây áp lực chính trị với châu Âu. Ngoài ra, những nước phản đối còn cho rằng Nord Stream 2 khiến đồng minh Ukraine của họ bị mất nguồn thu đáng kể từ việc vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu./
Theo kinhtedothi.vn
Thủ tướng Anh đề nghị gợi ý công nghệ thay thế mạng 5G của Huawei Ông Johnson nêu rõ rằng ông không muốn đưa vào sử dụng bất kỳ cơ sở hạ tầng nào có thể làm phương hại tới an ninh quốc gia hoặc khả năng hợp tác của Anh với các đối tác. Mạng 5 G của Huawei được giới thiệu tại Diễn đàn Băng thông rộng Di động Toàn cầu ở Zurich, Thụy Sĩ, ngày...