Vì sao thương lái Trung Quốc đặt mua bọ sọc giá 1-2 triệu/kg?
Việc thương lái Trung Quốc đặt mua bọ sọc giá 1-2 triệu/kg về làm thuốc hay mục đích nào rất khó nắm rõ, tương tự như việc mua đỉa và đuôi trâu trước đây.
Bọ 3 sọc được thương lái Trung Quốc thu mua với mức giá “trên trời” từ 1-2 triệu đồng/kg. Ảnh: Dân Việt
Liên quan đến sự việc người dân các tỉnh Tây Nguyên đang săn lùng loại bọ 3 sọc (còn gọi là sâu ban miêu hay sâu đậu) để bán cho thương lái Trung Quốc với mức giá đắt đỏ, trao đổi với báo Tri Thức Trực Tuyến, ông Nguyễn Quý Dương – Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: Việc thương lái Trung Quốc thu mua loài sâu ban miêu là buôn bán, kinh doanh mang tính chất tiểu ngạch, thu mua gom theo kiểu vài cân một.
Thực chất thương lái Trung Quốc thu mua về làm thuốc hay mục đích nào đó khó nắm rõ.
Trước đây, trường hợp thương lái Trung Quốc thu mua các mặt hàng như giun đất, đỉa hay đuôi trâu… cũng tương tự vậy.
Theo ông Dương phân tích, sâu ban miêu là loài dịch hại phát triển ngoài đồng ruộng, không có ích với cây trồng nên việc người dân đổ xô bắt bán cho thương lái Trung Quốc không gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
“Thông thường, chúng ta sẽ quản lý các loài sâu bọ được nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Còn với trường hợp sâu ban miêu được mua bán đem qua biên giới thì không có vấn đề gì”, ông Dương nói.
Khi được hỏi về việc, với mức giá “trên trời” lên tới 1-2 triệu đồng/kg, liệu có lo ngại tình trạng người dân có thể nuôi loài sâu ba miêu này hay không, ông Dương nhấn mạnh: “Sâu ban miêu là loài dịch hại nên nhân nuôi loài này là vi phạm quy định. Nếu phát hiện người dân nhân nuôi thì phải cảnh báo việc đó”.
Video đang HOT
Mặc dù là loài dịch hại nhưng xét về góc độ y học, sâu ban miêu có công dụng làm thuốc rộp da để gây mụn dẫn độc hoặc làm thuốc tụ bệnh.
Tuy nhiên, trong loại sâu ban miêu có độc tố nên quá trình sử dụng làm thuốc, thậm chí khi bắt cần hết sức thận trọng. Nếu không may bị ngộ độc sâu ban miêu thường rất đau đớn và có thể dẫn đến tử vong.
Liên quan đến sự việc, báo Dân Việt đưa tin, đã có một số người phải nhập viện vì những triệu chứng như bỏng ngứa, nóng sốt. Mới nhất là ngày 23/8, chị Nguyễn Thị Yên (xã Diên Bình) được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum điều trị.
Những vết bỏng rát trên tay một bé sau khi đi bắt bọ 3 sọc về bán. Ảnh: Dân Việt
Theo lời chị Yên, sáng cùng ngày chị đã thu mua loại bọ này của người dân địa phương bỏ vào bao ni lông, khi thương lái tới mua chị đã trực tiếp đổ vào bao cho thương lái. Khi đổ chị ngửi thấy mùi hắc rồi bị chóng mặt, nóng sốt và buồn nôn nên bảo người nhà đưa đi bệnh viện.
Trước đó Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô đã tiếp nhận cháu B.H., 8 tuổi, con gái chị Y Sương (trú xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô). Theo thông tin chị Y Sương cho biết tại trung tâm, vào ngày 22/8 bé B.H cùng một nhóm bạn đi bắt bọ 3 sọc về bán. Do bé dùng tay bắt nên bị ngứa, sau đó gãi nhiều nên bị bỏng rát nhiều chỗ trên cánh tay.
Thủy Tiên
Theo ĐSPL
Từ việc thanh long ùn ứ ở cửa khẩu: Xuất tiểu ngạch "hết đất sống"?
Dù hàng trăm container thanh long xuất khẩu ùn ứ ở Cửa khẩu quốc tế Lào Cai chỉ là hiện tượng nhất thời, do sản lượng tăng đột biến ở một thời điểm khiến việc thông quan bị chậm lại và không liên quan đến thay đổi chính sách nhập khẩu của phía Trung Quốc .
Nhưng theo ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT, với sự kiểm tra ngày càng chặt chẽ của Trung Quốc, xuất khẩu tiểu ngạch sẽ "không còn đất sống".
Sản lượng thanh long tăng đột biến
Mấy ngày qua, thông tin hàng trăm xe container chở thanh long xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc bị ùn ứ ở Cửa khẩu đường bộ Kim Thành (Cửa khẩu quốc tế Lào Cai) khiến không ít người trồng thanh long hoang mang, lo lắng.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên nông sản XK sang Trung Quốc gặp cảnh này, bởi trước đó, đã nhiều lần những hàng xe dưa hấu xếp hàng nối dài chờ được thông quan tại cửa khẩu Lạng Sơn. Sự gia tăng đột biến về sản lượng khi vào chính vụ là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Hiện, việc thu mua, tiêu thụ thanh long Bình Thuận vẫn diễn ra suôn sẻ. Ảnh: tư liệu
Theo ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, từ đầu năm 2019 đến nay, việc XK 8 loại quả được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi, có những mặt hàng đang XK khá tốt.
"Tuy nhiên, do Hải quan Trung Quốc thực hiện các bước kiểm tra chặt chẽ hơn, trong khi hàng thanh long dồn về Cửa khẩu Lào Cai nhiều hơn, nên khi số lượng xe hàng tăng đột biến, cộng với khâu kiểm tra, kiểm soát kỹ càng hơn, hàng phải đủ nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn mới được thông quan, nên dẫn đến ùn ứ. Chứ về mặt chính sách xuất nhập khẩu giữa hai nước không có vấn đề gì" - ông Dương nói.
Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, cho đến thời điểm này, mọi hoạt động sản xuất, tiêu thụ thanh long vẫn diễn ra bình thường, giá thanh long thu mua tại vườn đạt 9.000 - 10.000 đồng/kg, đảm bảo cho nhà vườn có lãi khá.
"Ngay khi nhận được thông báo của Cục Bảo vệ thực vật về những thay đổi trong chính sách nhập khẩu nông sản của Trung Quốc, chúng tôi đã triển khai cho các địa phương, cơ sở đóng gói đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở. Đến thời điểm này, gần như 100% cơ sở đóng gói, diện tích trồng thanh long của tỉnh đã được cấp mã số để XK sang Trung Quốc" - ông Tấn cho biết thêm.
Tiểu ngạch không còn đất sống
Cũng theo ông Nguyễn Quý Dương, kể từ khi Trung Quốc siết chặt chính sách nhập khẩu nông sản thông qua yêu cầu sản phẩm phải có mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, những sản phẩm chưa được phép XK chính ngạch, từ trước đến nay chỉ xuất tiểu ngạch qua các đường mòn lối mở hầu như không đi được nữa.
"Cho đến thời điểm này, thanh long vẫn là loại trái cây XK chủ lực sang thị trường Trung Quốc, các loại quả khác cũng không gặp nhiều khó khăn trong XK. Đối với quả măng cụt, đối tác Trung Quốc đã đi kiểm tra vùng trồng, cấp mã số. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật đang tập trung đàm phán cho khoai lang, dừa, sầu riêng tiếp tục được XK chính ngạch sang thị trường này, trong đó ưu tiên đặc biệt cho sầu riêng, vì diện tích sầu riêng của Việt Nam khá lớn, thị trường Trung Quốc cũng ưa chuộng, nhưng năm nay không xuất sang được, việc tiêu thụ đang phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa" - ông Dương nói.
Ông Dương cho biết, khi Trung Quốc gửi thông báo sẽ kiểm soát nông sản nhập khẩu thông qua mã số vùng trồng từ tháng 5/2018, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi công văn đến tất cả các địa phương, nhưng nhiều nơi chưa nhận thức được vấn đề, còn thờ ơ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, sau khi thấy nhiều mặt hàng không thể xuất sang Trung Quốc, dù thị trường vẫn cần, nhiều địa phương, doanh nghiệp nhận ra, nếu không có mã số vùng trồng thì không thể có cửa sang Trung Quốc, từ đó bắt tay vào đăng ký xây dựng.
Nhận định về thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc từ nay đến cuối năm 2019, ông Dương cho rằng: "Thời gian tới, chắc chắn họ sẽ có động thái kiểm tra chặt chẽ hơn, còn hiện tại mọi việc vẫn bình thường. Các doanh nghiệp cũng yên tâm là khi có thay đổi, phía Trung Quốc bao giờ cũng thông báo sớm để chúng ta có thời gian chuẩn bị. Điều các doanh nghiệp, người dân cần làm là đảm bảo sản xuất an toàn, có mã số vùng trồng, các cơ sở đóng gói cũng sớm đăng ký mã số rồi đăng ký với hải quan nước họ theo quy định để đảm bảo việc thông quan thuận lợi" - ông Dương khẳng định.
Theo Danviet
Ảnh: Chuyên gia quốc tế đến Việt Nam bàn cách diệt sâu keo mùa thu Ngày 16/8, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật, và tập đoàn Bayer đã cùng tổ chức buổi hội thảo quốc tế và thăm quan mô hình "Giải pháp Phòng trừ Sâu keo mùa thu hiệu quả". Chương trình thu hút đông đảo sự quan tâm và tham gia của các chuyên gia quốc tế đến từ Pakistan,...