Vì sao Thủ tướng Thái đối mặt với bỏ phiếu tín nhiệm?
Lần thứ hai trong hơn một năm cầm quyền sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vào năm ngoái, nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra phải đối mặt với bỏ phiếu bất tín nhiệm vào thứ Tư này.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Phép thử chính trị này dành cho em gái của cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra được đưa ra sau các cuộc biểu tình rầm rộ đòi lật đổ chính quyền của phe đối lập.
Hàng chục ngàn người đã xuống đường vào cuối tuần qua phản đối cách điều hành của chính phủ theo lời kêu gọi của tổ chức chống chính phủ Pitak Siam hay còn gọi là “Bảo vệ Thái Lan”.
Tuy con số người xuống đường thực không nhiều như dự kiến nhưng tình trạng an ninh tại Bangkok đã được thắt chặt hết mức để tránh các diễn biến phức tạp.
“Trên danh nghĩa của Pitak Siam và các đồng minh, tôi hứa là chúng tôi sẽ lật đổ chính quyền này” – lãnh đạo của phong trào là tướng Boonlert Kaewprasit tuyên bố trên bục biểu tình.
Video đang HOT
Lo ngại bị lật đổ vũ trang, Thủ tướng Yingluck đã cho áp dụng Đạo luật An ninh Quốc nội, phong tỏa các tuyến phố và khu vực có thể diễn ra bạo động.
17.000 cảnh sát đã được triển khai để chống bạo động và ngăn các hành động quá khích của nhóm biểu tình. Rất nhiều người biểu tình đã dính hơi cay và hành động của cảnh sát phản ứng lại với người biểu tình bị cho là ‘quá tay’.
Phe đối lập với đại diện là cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva của Đảng Dân chủ đã chỉ trích cách làm của chính quyền nhằm đàn áp phong trào biểu tình.
“Tôi rất lấy làm bối rối trước cách chính phủ xử lý cuộc tuần hành vì nếu như biểu tình trong hòa bình mà không có vũ trang và bạo lực, chính quyền nên tạo điều kiện cho họ vì người dân có quyền thể hiện dân chủ”.
Mặc dù quy mô của các cuộc biểu tình nhanh chóng ‘xì hơi’ nhưng đây được coi là một phép thử nữa để kiểm tra mức độ phản đối của người dân đối với chính quyền của bà Yingluck trước một loạt vấn đề mà Thái Lan hiện đang phải đối mặt.
Các cuộc biểu tình này này cũng thể hiện một sự giảm sút nghiêm trọng niềm tin không chỉ đối với chính phủ, đặc biệt là trong vấn đề tham nhũng, kinh doanh và các chính sách nông nghiệp mà còn với cá nhân và năng lực điều hành của Thủ tướng.
VOA dẫn lời một doanh nhân Thái Lan nói rằng tình trạng tham nhũng tại quốc gia này ‘ngày càng tệ hại’. Doanh nhân này cho rằng tỉ lệ tham nhũng hiện nay đã lên tới tối thiểu là 30% trong các hợp đồng, so với trước kia chỉ là 5-10%.
Ngoài ra, nạn tham nhũng trong chính trị cũng trở thành một mối quan ngại của những người tham gia biểu tình. Họ cho rằng việc mua phiếu trong các cuộc bầu cử đang phổ biến và không còn tin nhiều vào chính quyền.
Trong khi đó, các chính sách kinh tế tưởng chừng có tính chất dân tộc chủ nghĩa lại đang là gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Để tăng thu nhập cho người nông dân, chính phủ của bà Yingluck đã tăng giá thu mua gạo trong nước.
Điều này giúp cho nông dân bán gạo được giá, nhưng lại khiến giá gạo trở nên quá cao, nên các công ty khó xuất khẩu, gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách.
“Thủ tướng đã không thể điều hành đất nước này như đã hứa. Bà ấy đã cho phép tham nhũng” – Nghị sĩ Jurin Laksanavisit của đảng đối lập Dân Chủ nói trong cuộc tranh luận bỏ phiếu bất tín nhiệm vào hôm qua.
“Bà ấy để cho người ngoài gây ảnh hưởng và kiểm soát chính quyền của mình” – ông Laksanavisit ngầm ám chỉ tới anh trai của bà Yingluck là cựu Thủ tướng Thaksin, người bị lật đổ vào năm 2006 và sống lưu vong ở nước ngoài.
Từ khi bà Yingluck lên nắm quyền vào năm ngoái, nhiều người ở phe đối lập đã nghi ngờ năng lực điều hành của bà và lo sợ rằng đằng sau chính phủ hiện thời là bàn tay của cựu Thủ tướng Thaksin.
“Đây [chính quyền] chỉ là một con rối của Thaksin” – Vachara Riddhagni, người phát ngôn của phong trào Pitak Siam nói.
Công chúng và giới truyền thông Thái Lan bày tỏ nghi ngại đối với năng lực của nữ Thủ tướng Yingluck khi họ thấy vẻ thiếu tự tin của bà trong các cuộc họp quan trọng về chích sách đối nội và với đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, bà Yingluck nói với các phóng viên rằng, bà vẫn rất ‘tự tin’ rằng chính phủ của bà có thể tự đứng vững sau các cuộc ’sát hạch’ niềm tin này
Theo PL
Xử vợ tỉnh trưởng giết chồng
Hôm qua, một tòa án ở Argentina tuyên phạt bà Susana Freydoz 18 năm tù giam vì tội hạ sát chồng mình là ông Carlos Soria, Tỉnh trưởng tỉnh Rio Negro hồi đầu năm nay, theo AFP.
Ông Soria, thành viên của đảng Peron cầm quyền và là đồng minh của Tổng thống Cristina Kirchner, bị bà Freydoz dùng súng 38 li bắn vào mắt trái trong một cuộc tranh cãi gay gắt vào ngày 1.1. Khi đó, ông Soria chỉ vừa nhậm chức được vài tuần.
Bồi thẩm đoàn kết luận bà Freydoz phạm tội giết người cấp một (cấp nghiêm trọng nhất), nhưng quan tòa không tuyên án chung thân theo đề nghị của phía công tố do có "tình tiết giảm nhẹ đặc biệt" là người phụ nữ này đang được điều trị tâm thần.
Bà Freydoz, 61 tuổi, sẽ chấp hành bản án nói trên tại khu sức khỏe tâm thần của bệnh viện nơi bà đang được điều trị với sự theo dõi chặt chẽ của cảnh sát
Theo TNO
Trung - Nhật: Lãnh đạo mới, bế tắc cũ Trung Quốc hôm nay chính thức có lớp lãnh đạo mới lên tiếp quản quyền lực, Nhật Bản sẽ có lãnh đạo mới vào tháng 12 tới đây. Rất nhiều khả năng đảng đối lập của cựu Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thắng cử và lên cầm quyền. Giới phân tích đang cho rằng với những gương mặt lãnh đạo này, Trung -...