Vì sao Thủ tướng muốn bỏ nhiệt điện than ở Bạc Liêu?
Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương phát triển điện gió trên địa bàn Bạc Liêu thay nhiệt điện than để bổ sung vào Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương ngày 20/9 vừa qua, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bạc Liêu đã có đề nghị Thủ tướng chấp thuận rút Dự án Nhiệt điện Cái Cùng trên địa bàn tỉnh ra khỏi Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII.
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Dự án Nhiệt điện Cái Cùng là nhà máy nhiệt điện than, có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến định hướng phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Trước đề nghị này của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, có giải pháp thay thế dự án khác để bổ sung vào Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII. Trong đó, Thủ tướng lưu ý đến việc phát triển các nhà máy điện gió trên địa bàn Bạc Liêu vì tỉnh này giàu tài nguyên gió.
Dự án Điện gió Bạc Liêu giai đoạn 1 tại xã ven biển Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu (Ảnh: Khanh Chuyên)
Bày tỏ sự ủng hộ đề xuất của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mới đây, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) đã có ý kiến cho rằng, bỏ nhiệt điện than thay bằng điện gió là quyết định mang tính đột phá, hợp thời đại, thể hiện sự chủ động của Chính phủ cũng như tỉnh Bạc Liêu trong việc lựa chọn mô hình phát triển sạch, bền vững theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phát huy lợi thế của địa phương.
“Với việc ưu tiên phát triển điện gió không chọn nhiệt điện than, Bạc Liêu trở thành địa phương đi tiên phong thực hiện chuyển đổi từ “kinh tế Nâu” sang “kinh tế Xanh”. Ngăn chặn kịp thời nguy cơ gia tăng bệnh không lây nhiễm do ô nhiễm khí thải từ nhiệt điện than. Quyết định của tỉnh Bạc Liêu đã kịp thời đưa ra lời giải cho bài toán giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than ở Việt Nam”, đại diện VSEA cho biết.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia mới điều chỉnh gần đây (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), ĐBSCL sẽ trở thành khu vực có công suất nhiệt điện than lớn nhất cả nước vào năm 2030 (dự kiến vào khoảng 18.000 MW) với 14 nhà máy tại các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang và Trà Vinh.
Trong khi đó, nhiệt điện than là loại hình sản xuất điện cần sử dụng một lượng nước rất lớn (1MWh cần 4.163 lít nước), trong đó 95% lượng nước dùng để làm mát. Theo kết quả nghiên cứu của VSEA ở các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh, Hải Phòng, nước thải từ hệ thống làm mát của nhà máy nhiệt điện than thường có nhiệt độ cao hơn so với nước đầu vào từ 7,5 – 9,3 độ C làm nhiều loài thủy sản suy giảm, không thể sinh trưởng và phát triển.
Vì thế, nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện than trong quy hoạch được xây dựng và vận hành tại ĐBSCL, mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 70 triệu mét khối nước nóng lên tới 400 độ C. Đây sẽ là rủi ro lớn đối với hệ sinh thái dưới nước và nguồn lợi thủy sản của ĐBSCL, trong khi nước là văn hóa, kinh tế và là nguồn sống của 20 triệu người dân nơi đây.
Báo cáo của Quỹ Carbon toàn cầu năm 2015 đưa ra nhận định, đốt than là nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu mới nhất về ảnh hưởng của khí thải từ nhà máy nhiệt điện than tới sức khỏe cộng đồng, được các nhà khoa học Đại học Harvard công bố tại một hội thảo khoa học năm 2015 cũng cho thấy, số người chết yểu do nhiệt điện than ở Việt Nam trong những năm qua vào khoảng 4.300 người/năm.
Đánh giá về chủ trương phát triển năng lượng xanh tại ĐBSCL, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) – đơn vị điều phối VSEA nhận định rằng, ĐBSCL có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, nhất là năng lượng gió, mặt trời và sinh khối.
Video đang HOT
Với những tiến bộ và tốc độ phát triển công nghệ năng lượng tái tạo cũng như xu thế giảm giá mạnh như hiện nay, ĐBSCL có nhiều cơ hội để sản xuất điện từ năng lượng tái tạo thay thế các nhà máy nhiệt điện đốt than, thúc đẩy kinh tế Xanh như Bạc Liêu đã lựa chọn.
“Nếu tất cả các tỉnh ĐBSCL đều lựa chọn như Bạc Liêu và nói không với nhiệt điện than để thay vào đó là các cơ sở sản xuất điện từ năng lượng gió, mặt trời và sinh khối, ước mơ phát triển “kinh tế Xanh” cho ĐBSCL sẽ trở thành hiện thực, góp phần ngăn chặn hữu hiệu gánh nặng bệnh không lây nhiễm hiện đang là nguy cơ hàng đầu gây tử vong và gia tăng chi phí khám chữa bệnh ở nước ta”, bà Khanh cho biết.
Thời gian qua, ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới chịu tác động nghiêm trọng bởi biến đối khí hậu. Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL đã phải gồng mình chống chọi với hạn hán, và xâm nhập mặn.
Nếu tiếp tục phát triển nhiệt điện than tại ĐBSCL sẽ làm gia tăng áp lực đối với việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, gây ra ô nhiễm không khí và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.
Chính vì vậy, các tỉnh ĐBSCL cần dành ưu tiên cho phát triển điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Thay nhiệt điện than bằng các nhà máy điện khai thác nguồn năng lượng tự nhiên sẵn có sẽ đảm bảo tốt hơn về sức khỏe cộng đồng, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế và đời sống xanh cho người dân ĐBSCL.
Theo_VOV
Việt Nam xem xét mua điện của Lào: Nỗi buồn Mekong
Về mặt kinh tế mua điện của Lào sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cần xem xét thêm khi nước này xây nhiều nhà máy thủy điện trên sông Mê Công.
Chủ trương đúng
Liên quan đến ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc đa dạng hóa nguồn cung cấp điện cả trong nước và nhập khẩu, liên kết lưới điện với các nước láng giềng, trong đó chú trọng đến hợp tác mua bán điện với Lào nhằm bù đắp những thiếu hụt về điện khi phải giảm phát triển một số nguồn điện không đảm bảo an toàn và môi trường, trao đổi với PV, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho rằng đây là một chủ trương đúng nằm trong kế hoạch từ trước của Việt Nam.
Về mặt kinh tế mua điện của Lào sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cần xem xét thêm khi nước này xây nhiều nhà máy thủy điện trên sông Mê Công. Ảnh minh họa
Theo vị chuyên gia, năm 2015, Thủ tướng có quy hoạch điện 7 bổ sung, tức là quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, trong đó đánh giá lại nhu cầu sử dụng điện trong thời gian tới để cơ cấu lại các nguồn điện.
"Trong cơ cấu nguồn điện của tổng sơ đồ 7, điện than trước kia chiếm tới 56% thì nay có giảm bớt khoảng 20.000 MW.
Bên cạnh đó cũng đặt ra 2 vấn đề. Một là giảm bớt nhiệt điện than, hai là tăng điện từ năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, mặt trời... Đó là hướng đi tương đối đúng đắn.
Đến bây giờ phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị xem lại sơ đồ điện 7. Như tôi được biết, trong tổng sơ đồ mới đã lùi điện hạt nhân từ năm 2020 xuống năm 2028 có tổ máy đầu tiên. Đến thời điểm này lại lùi nữa, tức là, từ nay đến năm 2030 sẽ không có nhà máy điện hạt nhân.
Vì vậy Phó thủ tướng yêu cầu phải cân đối lại nữa. Nếu không có điện hạt nhân thì chúng ta giải quyết bằng cách bổ sung nhiệt điện than. Thứ hai là đẩy nhanh hơn năng lượng tái tạo. Hướng thứ 3 là nếu thiếu thì có thể nhập của nước ngoài.
Hiện nay thì phần lớn đang nhập của Trung Quốc. Trong tương lai thì Lào lại xây dựng nhiều nhà máy thủy điện thì khả năng Việt Nam lại mua điện của Lào", vị chuyên gia nói.
Chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho rằng trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì việc Việt Nam mua điện của Lào là hoàn toàn bình thường và có nhiều thuận lợi hơn so với sản xuất trong nước.
"Nếu Lào có sản lượng để bán thì việc mua bán quốc tế qua biên giới với vấn đề điện cũng bình thường rồi, chứ không có gì phức tạp.
Thứ hai là giá mua của Lào cũng không đắt, chúng ta có thể chấp nhận được vì sản xuất điện bằng cách xây dựng thủy điện sẽ bớt đi các chi phí so với nhà máy nhiệt điện than.
Tiếp theo là dùng nhiệt điện than hiện nay thì ô nhiễm môi trường lại là vấn đề lớn, nguồn than trong nước chưa đảm bảo, chúng ta phải nhập từ nước ngoài với giá cao. Cho nên nếu thay thế được nhiệt điện than bằng các nguồn thủy điện là điều rất tốt", ông Lâm nhấn mạnh.
Dù thừa nhận có nhiều điểm thuận lợi trong việc mua bán điện với Lào tuy nhiên vị chuyên gia cũng lưu ý, chúng ta phải cải thiện hệ thống truyền tải điện cũng như cơ sở hạ tầng để đảm bảo việc vận tải an toàn.
"Vấn đề quan trọng là điều kiện kỹ thuật có đảm bảo hay không? Vấn đề cơ sở hạ tầng, nâng hệ thống truyền tải điện từ Lào sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Lào để đảm bảo việc vận tải cho an toàn và đủ được số lượng. Nếu số lượng lớn thì phải đầu tư những trạm lớn, đó là cái chính thôi", ông Lâm nhấn mạnh.
Người dân các tỉnh biên giới được lợi
Theo tính toán của vị chuyên gia, trong giai đoạn 2015-2016, mỗi năm Việt Nam cần tới 156 tỷ KWh điện. Trong khi đó, sản lượng điện nhập từ nước ngoài về chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng trên dưới 5%.
"Trước đây Việt Nam chủ yếu nhập điện từ Trung Quốc, khoảng 4 -5 tỷ KWh điện để phục vụ nhu cầu điện của người dân các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc như: Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu... Kế hoạch nhập điện từ Lào thì cũng rất ít, nó bù đắp cho vùng biên giới thiếu điện thôi.
Hiện nay, phần lớn việc cấp điện vùng biên giới thì chúng ta chuyển từ các nhà máy lên dẫn đến tổn thất lớn cho nên điện trên đó rất đắt. Còn chuyển điện từ Lào sang thì thuận tiện hơn, gần ngay đó. Nếu chúng ta chuyển về dưới xuôi, về thủ đô Hà Nội bao nhiêu cây số thì lại thành đắt", ông Lâm nhấn mạnh.
Từ những phân tích trên, vị chuyên gia khẳng định, việc Việt Nam lên kế hoạch mua điện từ Lào sẽ không tác động gì nhiều đến giá cả bán điện trong nước hay như cạnh tranh, phá thế độc quyền đối với điện nhập từ Trung Quốc.
"Vì vậy, hiện nay, đặt vấn đề nhập của Trung Quốc, nhập của Lào hay Campuchia chỉ giải quyết cho vùng biên giới là chính chứ không phải để thay thế cho điện trong nước", ông Lâm đánh giá.
Hiệu quả kinh tế nhưng...
So sánh việc mua điện của Lào với kế hoạch sản xuất trong nước, chuyên gia Ngô Đức Lâm cho rằng Việt Nam sẽ có thuận lợi về mặt kinh tế hơn. Tuy nhiên điều ông băn khoăn nhất hiện nay là Lào đang tiến hành xây dựng nhiều nhà máy thủy điện trên sông Mekong và Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối, bày tỏ lo ngại.
"Trung Quốc, Thái Lan , rồi Lào đều xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Mekong. Chúng ta ở cuối nguồn thì thiệt thòi nhất. Trong các hội nghị quốc tế thì Việt Nam phản ứng mạnh mẽ nhất.
Nếu xây dựng hệ thống thủy điện kia, tức là phải chặn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ khiến sinh thái, nước thay đổi thậm chí cuộc sống của người dân cũng thay đổi. Thứ hai là lúc các nhà máy thủy điện xả ra thì cả vùng sẽ bị ngập lụt.
Hiện nay chưa có Luật quốc tế, chưa có người đứng ra giải quyết mà mọi thứ chỉ thương lượng thôi.
Chúng ta không muốn Lào xây dựng thủy điện. Bây giờ họ xây dựng, bán điện thì Việt Nam lại mua. Về tâm lý thì không muốn như vậy, còn đứng về mặt kinh tế thì nói chung là thuận lợi chứ không phải khó khăn gì", ông Lâm chia sẻ.
Cùng với đó, vị chuyên gia đánh giá theo kế hoạch đến năm 2030, Việt Nam sẽ có một thị trường điện hoàn hảo mang tính cạnh tranh. Điều này sẽ giúp chúng ta lựa chọn và cân nhắc mua những nguồn điện với giá rẻ hơn, có lợi cho người dân so với thời điểm hiện tại.
"Giá điện của chúng ta nhập hiện nay thì cũng chỉ có 1 chiều thôi, tức là tính chất cạnh tranh trong vấn đề giá là không có.
Đến bây giờ chỉ có 1 công ty mua điện của EVN đặt giá và không có ai là người quyết định được hay không? Trước đây tôi cũng lên tiếng phản đối chuyện có 1 anh bán và 1 anh mua. Vì nó rất khó kiểm soát. Tới năm 2030 khi chúng ta xây dựng được môi trường điện thì sẽ cạnh tranh nhau công bằng hơn. Nếu của Trung Quốc mà đắt thì chúng ta sẽ mua điện của Lào hết. Hoặc ở trong nước nhiều công ty sản xuất rẻ hơn thì nhà nước sẽ lựa chọn chứ cũng không cần mua điện của Lào hay Trung Quốc nữa", ông Lâm nêu quan điểm.
Theo_Báo Đất Việt
Cắt giảm nhiệt điện than phù hợp với xu hướng toàn cầu Không phát triển thêm nhiệt điện than là thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về cắt giảm khí phát thải, đẩy mạnh đầu tư năng lượng tái tạo. Mới đây, thường trực Chính phủ đã có cuộc họp về Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Điều...