Vì sao thư từ chối đến Việt Nam của Muhammad Ali có giá… 10,6 tỉ đồng?
Ali từng bị bắt giữ, bị xét xử và nhận mức án 5 năm tù hồi năm 1967 vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Ali đã kiên quyết từ chối gia nhập quân đội Mỹ và từng có những phát ngôn nổi tiếng như: “Tôi không gây hấn với người Việt Nam… Không người Việt Nam nào gọi tôi là mọi đen cả”…
Võ sĩ quyền anh huyền thoại Muhammad Ali từng bị kết án tù vì kiên quyết không tới tham chiến ở Việt Nam. Giờ đây, lá thư lý giải cho quyết định của Muhammad Ali năm xưa đã được đem bán đấu giá và đạt mức giá… 10,6 tỉ đồng.
Một bức thư đánh máy từng được thực hiện bởi võ sĩ quyền anh huyền thoại người Mỹ Muhammad Ali, trong đó, Ali đề nghị được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam hồi năm 1966 đã xuất hiện trên thị trường đấu giá Mỹ vào cuối tháng 2 vừa qua và được kỳ vọng sẽ đạt mức giá 35.000 bảng, nhưng cuối cùng, con số này đã lên tới 331.460 bảng (tương đương 10,6 tỉ đồng).
Năm 1966, Ali đang là nhà vô địch quyền anh hạng nặng nổi tiếng thế giới thì nhận được lệnh thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Tuy vậy, võ sĩ 24 tuổi kiên quyết từ chối nhập ngũ lấy lý do rằng tôn giáo mà Ali tin theo (đạo Hồi) không cho phép bất cứ hành động giết chóc nào.
Lá thư được thực hiện bởi võ sĩ quyền anh huyền thoại Muhammad Ali.
Ali từng bị bắt giữ, bị xét xử và nhận mức án 5 năm tù hồi năm 1967 vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Ali đã kiên quyết từ chối gia nhập quân đội Mỹ và từng có những phát ngôn nổi tiếng như: “Tôi không gây hấn với người Việt Nam… Không người Việt Nam nào gọi tôi là mọi đen cả”; hay “Tại sao tôi phải đi cả 10 ngàn dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi những người da đen ở Mỹ vẫn đang bị đối xử tệ bạc và bị từ chối ngay cả những quyền con người cơ bản nhất?”…
Ali khi đó còn bị phạt 10.000 đô la, bị cấm thi đấu quyền anh trong 3 năm, bị tước bỏ những danh hiệu thi đấu thể thao vì sự chống đối này.
Trước khi bị bắt, Ali đã viết một lá thư gửi tới những sĩ quan cấp cao của quân đội Mỹ vào ngày 23/8/1966, đây được xem là một nỗ lực cuối cùng của Ali để thuyết phục những người có thẩm quyền rằng Ali không thể gia nhập quân đội Mỹ để tới tham chiến ở Việt Nam.
Ali lần đầu được gọi nhập ngũ năm 1964 khi anh 20 tuổi, nhưng vì bài kiểm tra đọc – viết đạt kết quả quá kém nên Ali bị loại vì không đủ trình độ học vấn. Nhưng ngay sau đó, lệnh gọi nhập ngũ lại được gửi tới và Ali lần này được xếp vào nhóm có thể lên đường nhập ngũ, nhưng ngay lập tức, võ sĩ quyền anh dứt khoát từ chối vì việc tham chiến chống lại tôn giáo của anh.
Trong lá thư Ali gửi tới Tướng Mỹ Lewis B. Hershey và Đại tá Everette S. Stevenson, những người đứng đầu chương trình tuyển mộ binh lính lúc bấy giờ, Ali đề nghị họ rút lại những cáo buộc chống lại anh.
Video đang HOT
Muhammad Ali trong một trận đấu quyền anh hồi năm 1966.
Ali bị phạt 10.000 đô la và 5 năm tù, đồng thời, bị tước bỏ mọi danh hiệu và bị cấm thi đấu.
Trong thư, Ali viết: “Đơn kiến nghị này là để các ngài tránh khỏi sự bất công và những kiện tụng không cần thiết tại tòa – những điều sẽ trở thành gánh nặng đối với cả hai phía”.
Bên cạnh lá thư này, Ali còn gửi kèm 36 trang tài liệu làm bằng chứng cho những tuyên bố của mình. Tuy vậy, lá thư và những bằng chứng mà Ali đưa ra hầu như không được xem xét tới, kiến nghị xin được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự của Ali cũng đã bị từ chối.
Ali đã kháng cáo sau khi bản án được đưa ra, anh dành ra 3 năm rưỡi sau đó để thực hiện những cuộc nói chuyện về thái độ phản chiến của mình tại các trường đại học và các cộng đồng người Hồi giáo. Năm 1971, Tòa án Tối cao Mỹ đã hủy bỏ bản án được đưa ra trước đó đối với Ali.
Lá thư đánh máy dài 6 trang được coi là giấy tờ quan trọng nhất có liên quan tới Ali.
Lá thư được kỳ vọng đạt mức giá 35.000 bảng khi xuất hiện trở lại tại thị trường đấu giá Mỹ vào cuối tháng 2 vừa qua. Một nhà sưu tầm tư nhân từng mua lá thư này hồi năm 1997. Trước khi đem ra đấu giá, lá thư đã được trưng bày một thời gian ngắn ở Viện bảo tàng Muhammad Ali tại thành phố Louisville, bang Kentucky, Mỹ.
Muhammad Ali trong một buổi tập luyện hồi năm 1966.
Lá thư đưa ra những lý do giải thích tại sao Ali cần phải được miễn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam.
Lá thư có chữ ký tay của Mohammad Ali.
Sau này, vào ngày 28/6/1971, Tòa án Tối cao Mỹ đã chính thức đưa ra phán quyết cuối cùng xóa bỏ mọi cáo buộc đối với Ali trước đây, và lá thư này đã được đưa ra như một trong những bằng chứng quan trọng nhất dẫn tới quyết định của tòa.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
Venezuela triệu hồi khẩn cấp Đại biện lâm thời tại Mỹ
Ngày 9/3, Venezuela đã cho triệu hồi Đại biện lâm thời nước này tại Washington để tham vấn khẩn cấp sau khi Tổng thống Barack Obama ra lệnh áp đặt lệnh trừng phạt mới chống lại 7 quan chức Venezuela.
Quan hệ Venezuela - Mỹ đang rơi xuống điểm thấp nhất kể từ khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền năm 2013 (Ảnh: NBC news)
Ngoại trưởng Venezuela Delcy Rodríguez loan báo thông tin trên trong bài viết trên trang Twitter.
"Chúng tôi đã triệu hồi Maximilien Arvelaiz, Đại biện lâm thời tại Mỹ, để tham vấn khẩn cấp", người đứng đầu ngành ngoại giao Venezuela viết.
Trước đó, Ngoại trưởng Rodriguez cũng đã có cuộc điện đàm với ông Arvelaiz về việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với 7 quan chức Venezuela, trong đó có Giám đốc Cơ quan tình báo, Giám đốc Cảnh sát quốc gia và công tố viên Katherine Padron.
Theo sắc lệnh hành chính do Tổng thống Obama ký, 7 quan chức trên của Venezuela sẽ bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào Mỹ. Mọi công dân Mỹ bị nghiêm cấm có giao dịch làm ăn hay quan hệ tài chính với những người này.
Ngoài ra, Nhà Trắng cũng kêu gọi Caracas trả tự do cho những nhân vật mà Washington gọi là "tù chính trị", trong đó có hàng chục sinh viên.
"Hành động của Mỹ mang tính can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela và chúng tôi sẽ sớm đáp trả", Ngoại trưởng Rodríguez phản bác hành động của Washington.
Chủ tịch Quốc hội Venezuela, đồng thời là Phó Chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) cầm quyền, ông Diosdado Cabello, cũng lên án các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, cho rằng hành động này nhằm gây bất ổn tình hình chính trị ở quốc gia Nam Mỹ Venezuela.
"Chúng ta sẽ không chấp nhận bất cứ mối đe dọa nào của đế quốc Mỹ", ông nói trước hàng nghìn người ủng hộ, đồng thời kêu gọi người dân Venezuela đề cao cảnh giác trước những âm mưu gây bất ổn từ bên ngoài.
Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela đang xuống mức thấp nhất kể từ khi Tổng thống Nicolas Maduro lên cầm quyền năm 2013. Mới đây, ông Maduro đã đưa ra các bằng chứng cho thấy phe đối lập và các nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Caracas đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính bất thành hôm 12/2 nhằm lật đổ ông.
Nhà lãnh đạo Venezulea còn tuyên bố sẽ cấm cấp thị thực đối với một loạt quan chức Mỹ bị Caracas xếp vào danh sách "khủng bố" và áp đặt hệ thống thị thực bắt buộc đối với tất cả các công dân Mỹ tới nước này.
Căng thẳng giữa hai bên leo thang hơn nữa khi chính phủ Venezuela hôm 2/3 yêu cầu trong vòng 15 ngày Đại sứ quán Mỹ tại Caracas phải cắt giảm hơn 80% nhân sự, giảm từ 100 người xuống còn 17 người, bằng với số lượng biên chế của Đại sứ quán Venezuela tại Washington.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Thông tin chưa từng tiết lộ về nghi phạm vụ Boris Nemtsov Thông qua lời kể của một số quan chức ở Cộng hòa Chechnya, chân dung về nghi phạm nhận tội ám hại ông Boris Nemtsov dần lộ rõ. Thông qua lời kể của một số quan chức ở Cộng hòa Chechnya, chân dung về nghi phạm nhận tội ám hại ông Boris Nemtsov dần lộ rõ. Nghi phạm Zaur Dadaev là người thế...