Vì sao Thủ Đức thành ‘điểm nóng’ xây dựng trái phép?: ‘Quan’ làm sai sao nói được dân!
Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2019 tại Q.Thủ Đức (TP.HCM) có 168 công trình xây dựng không phép, tăng 139 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018.
Toàn cảnh khu nhà xưởng xây dựng không phép trên khu đất gia đình ông Thành Ảnh: Ngọc Dương
Không chỉ người dân, mà ngay một số lãnh đạo quận cũng xây không phép dẫn đến tình trạng “vỡ trận” trật tự xây dựng.
Điển hình là 7 cô ng trình xây dựng không phép (XDKP) của ông Lê Hữu Thành, Phó chủ tịch thường trực HĐND Q.Thủ Đức và nhiều người thân trong gia đình ông vẫn tồn tại nhiều năm qua trên diện tích hàng ngàn mét vuông.
Đại gia đình xây không phép trên đất quy hoạch ga
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, từ năm 2017, UBND P.Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức) nhận được đơn tố cáo của người dân về việc tại hẻm 419 đường 48, KP.6 có 7 công trình XDKP của ông Lê Hữu Thành và người thân trong gia đình. Thời điểm này, ông Thành giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN Q.Thủ Đức.
Theo Công văn số 1038 của UBND P.Hiệp Bình Chánh ngày 17.5.2019 gửi UBND Q.Thủ Đức, khu đất XDKP là của ông Lê Văn Lớn (bố ông Lê Hữu Thành), được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2002 với diện tích 5.789,3 m2.
Khu nhà xưởng đã tồn tại nhiều năm dù đã có quyết định cưỡng chế Ảnh: Mã Phong
Video đang HOT
Khu đất thuộc quy hoạch ga dự trữ theo Quyết định số 4940/QĐ-UBND ngày 11.9.2013 của UBND TP.HCM, nhưng từ năm 2015 – 2017 mọc lên các công trình XDKP của các con ông Lớn, gồm: Công trình nhà xe do ông Lê Hữu Thành làm chủ đầu tư với diện tích vi phạm khoảng 469,89 m2 kết cấu cột sắt, kèo sắt, vách tôn, mái tôn, thời điểm vi phạm năm 2016; Công trình xây dựng xưởng gỗ do bà Lê Thị Ngọc Phụng làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 249,9 m2, kết cấu cột – kèo sắt vách tôn, mái tôn, vi phạm năm 2017; Công trình xây dựng xưởng cơ khí do bà Lê Thị Tuyết làm chủ đầu tư với diện tích vi phạm 120,09 m2, kết cấu cột – kèo sắt, vách tôn, mái tôn, vi phạm năm 2016; Công trình xây dựng xưởng cơ khí do ông Lê Ngọc Dương làm chủ đầu tư với diện tích vi phạm khoảng 177,08 m2, kết cấu 1 trệt 1 lửng, cột – kèo sắt, vách tôn, mái tôn, sàn gỗ, vi phạm năm 2017; Công trình xây dựng nhà xưởng do bà Lê Thị Kim Linh làm chủ đầu tư, diện tích vi phạm 150 m2 kết cấu khung sắt, vách và mái tôn vi phạm năm 2018; công trình XDKP do ông Lê Hùng Sơn làm chủ đầu tư có diện tích vi phạm 50 m2, kết cấu móng bê tông cốt thép, cột sắt, vách và mái tôn, vi phạm năm 2016.
Riêng công trình xây dựng nhà xưởng có diện tích vi phạm khoảng 600 m2 kết cấu cột thép, vách và mái tôn, vi phạm năm 2015, khi bị xử lý chủ đầu tư không xuất hiện.
Lãnh đạo UBND quận can thiệp việc cưỡng chế?
Từ tố cáo của người dân về các công trình XDKP tại hẻm 419 đường 48, KP.6, ngày 12.10.2017 Sở Xây dựng TP.HCM có Công văn số 7168 gửi UBND Q.Thủ Đức, UBND P.Hiệp Bình Chánh, đề nghị phải khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xử lý để tránh việc người dân khiếu nại liên tục, kéo dài.
Ngày 3.11.2017, UBND Q.Thủ Đức có Công văn số 4830, yêu cầu UBND P.Hiệp Bình Chánh kiểm tra xử lý những công trình XDKP, báo cáo kết quả sau 15 ngày nhận được công văn này. UBND P.Hiệp Bình Chánh đã vào cuộc xác minh tại địa chỉ trên có 7 công trình XDKP là của ông Lê Hữu Thành và những người thân trong gia đình ông, lập nhiều biên bản vi phạm, và ban hành các quyết định cưỡng chế. Ngày 17.5.2019, UBND P.Hiệp Bình Chánh thực hiện cưỡng chế các công trình XDKP tại nơi nói trên.
Thế nhưng, ngay trong buổi sáng 17.5.2019, ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Chánh, nhận được cuộc gọi từ số điện thoại của ông Đặng Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND Q.Thủ Đức. Ông Minh hỏi ông Tú về việc “nghe nói phường thực hiện cưỡng chế gì liên quan đến nhà anh Năm Thành (ông Lê Hữu Thành – PV)”. Sau khi nghe ông Tú báo cáo sự việc cưỡng chế liên quan đến căn nhà XDKP gần 500 m2 của ông Thành, ông Minh nhắc vụ việc liên quan đến thường vụ nên “có gì báo cáo anh và thường vụ nghe”, đồng thời lưu ý phường là “việc đó hơi tế nhị trong thời điểm hiện nay, phường phải bình tĩnh chứ đừng làm rối beng nhen”. Sau đó, ông Minh yêu cầu ông Tú làm báo cáo ngay gửi chủ tịch quận nắm.
Ngay trong buổi chiều 17.5.2019, UBND P.Hiệp Bình Chánh có Công văn số 1038 báo cáo những công trình XDKP của ông Lê Hữu Thành và người thân tại địa chỉ nêu trên. Theo ông Trần Minh Tú, từ thời điểm báo cáo cho đến đầu tháng 10.2019 đã gần 5 tháng nhưng phường vẫn chưa nhận được sự chỉ đạo từ UBND Q.Thủ Đức. Các công trình vi phạm của ông Lê Hữu Thành và những người trong gia đình ông Thành đến nay vẫn tồn tại.
Chiều 16.10, trả lời PV Thanh Niên qua điện thoại, ông Đặng Nguyễn Thanh Minh cho biết đã nắm được nội dung báo chí phản ánh và đang cho các phòng, ban nắm lại để trả lời. Riêng về cuộc gọi giữa ông Minh và ông Tú ngày 17.5, ông Minh nói “không biết” và từ chối trả lời.
Trong khi đó, ông Trần Minh Tú thừa nhận các công trình XDKP của ông Lê Hữu Thành và gia đình tồn tại lâu mà phường chưa xử lý dứt điểm là do “nể nang”. Ngày 16.9, ông Trần Minh Tú nhận quyết định chuyển tới làm chuyên viên Ban Dân vận Quận ủy Q.Thủ Đức. Ngày 27.9, ông Nguyễn Ngọc Tuấn được bầu làm Chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Chánh thay cho ông Trần Minh Tú. Trả lời PV Thanh Niên chiều 16.10 về hướng giải quyết nhiều công trình XDKP trên địa bàn P.Hiệp Bình Chánh, trong đó có 7 công trình vi phạm của ông Thành và gia đình, ông Tuấn cho biết mới về nhận nhiệm vụ nên phải có thời gian nắm lại và báo cáo lãnh đạo Q.Thủ Đức để có hướng xử lý.
Hết tháng 10 sẽ tự nguyện tháo dỡ!
Chiều 16.10, PV Thanh Niên gặp ông Lê Hữu Thành để hỏi về vụ việc trên và ông Thành thừa nhận 7 công trình XDKP trên khu đất 5.789,3 m2 tại hẻm 419 đường 48, KP.6, P.Hiệp Bình Chánh là của ông và người thân trong gia đình.
Theo ông Thành, đất là do ông bà để lại, được bố mẹ chia cho mỗi người 1 phần. Đất nằm trong quy hoạch ga nên không thể xây dựng, chuyển đổi mục đích nhiều năm nên gia đình thấy phí. “Phần được bố mẹ chia cho tôi năm 1991, tôi làm trang trại nuôi heo, sau đó xây dựng nhà giữ xe và sửa chữa cho thuê làm bao bì. Các công trình của anh, chị, em tôi cũng xây dựng trên khu đất do ông bà để lại đều không xin phép. Tôi biết việc xây dựng nhà xưởng trên đất quy hoạch sẽ không có giấy phép là sai. Do tôi thấy đất bỏ không nhiều năm phí quá nên xây dựng nhà xưởng để cho thuê kiếm thêm ít thu nhập…”.
Cũng theo ông Thành, ông đã làm đơn xin lãnh đạo quận cho công trình tồn tại, khi nào nhà nước lấy làm theo quy hoạch thì gia đình sẽ tự nguyện tháo dỡ và cam kết không nhận đền bù. Thế nhưng cho đến nay lãnh đạo quận vẫn không có ý kiến gì. “Tôi đã trao đổi với lãnh đạo Q.Thủ Đức rồi, tôi làm sai tôi chịu và xin từ đây đến hết tháng 10 sẽ tự nguyện tháo dỡ nhà xưởng sai phạm. Sau đó tôi sẽ vận động anh, chị, em cùng tháo dỡ các công trình XDKP “, ông Thành nói. (còn tiếp)
Chánh thanh tra quận XDKP được điều làm trưởng phòng tư pháp
Liên quan tình trạng xây dựng không phép ở Q.Thủ Đức, ngày 1.4.2019 Báo Thanh Niên có bài Chánh thanh tra quận xây nhà không phép, phản ánh việc ông Lê Ngọc Quí, Chánh thanh tra Q.Thủ Đức và vợ xây dựng không phép căn nhà cấp 4 phía sau biệt thự gia đình ở đường Kha Vạn Cân, P.Hiệp Bình Chánh.
Mặc dù cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm, có quyết định cưỡng chế tháo dỡ, nhưng căn nhà vẫn tồn tại hơn một năm rưỡi, cho đến sau khi báo đăng thì ông Quí nhận sai và tự tháo dỡ căn nhà XDKP.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, ông Quí không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào. Đến đầu tháng 6.2019, ông Quí được UBND Q.Thủ Đức điều động làm trưởng phòng tư pháp quận.
Đáng lưu ý, ông Quí cũng chính là em ruột ông Lê Hữu Thành, Phó chủ tịch Thường trực HĐND Q.Thủ Đức.
Theo thanhnien
Vụ 'bị hàng xóm rào đường bít lối': TP.Bảo Lộc quyết cưỡng chế, lấy lại đường
Liên quan đến bài viết Bị hàng xóm rào đường bít lối, 2 hộ dân bì bõm lội suối vào nhà đăng tải trên Thanh Niên,ngày 3.4, UBND TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã tổ chức buổi làm việc để tìm phương án giải quyết.
Hẻm 35/6/5 Nguyễn Thị Minh Khai, P.B'Lao bị ông Lâm và bà Lê dùng thép gai bịt chắn suốt gần 2 tháng qua ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Buổi làm việc do ông Nguyễn Quốc Bắc - Chủ tịch UBND TP.Bảo Lộc chủ trì, với sự tham gia của các cơ quan chức năng như Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Tư pháp, Tòa án nhân dân TP.Bảo Lộc và đại diện UBND P.B'Lao (TP.Bảo Lộc).
Sau khi xem xét hồ sơ vụ việc và nghe ý kiến từ các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Quốc Bắc kết luận: "Việc ông Nguyễn Tá Lâm và bà Nguyễn Thị Lê dùng thép gai, lưới B40 rào đường không cho 2 hộ dân khác đi lại là vi phạm pháp luật".
Bị rào đường khiến 9 người trong 2 gia đình phải bì bõm lội suối vào nhà ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Bắc giao UBND P.B'Lao lập biên bản xử phạt hành chính đối với việc làm sai của ông Lâm và bà Lê; đồng thời, tiến hành tháo dỡ, trả lại đường đi cho người dân theo quy định.
Trong trường hợp ông Lâm, bà Lê không chấp hành, ông Bắc yêu cầu tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật trước ngày 15.4.
Hai hộ dân phải đi nhờ qua sân nhà hàng xóm ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vợ chồng ông Nguyễn Tá Lâm và bà Nguyễn Thị Lê (hẻm 35/6/5 Nguyễn Thị Minh Khai, P.B'Lao, TP.Bảo Lộc) đã dùng thép gai, lưới B40 rào đường khiến 2 gia đình hàng xóm phải đi nhờ sân hàng xóm khác hoặc lội suối để vào nhà.
Theo TNO
Phú Yên: Hỗ trợ bò giống cho hộ nghèo huyện Sông Hinh Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Phú Yên phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Sông Hinh hỗ trợ 50 triệu đồng mua bò giống cho 5 hộ nghèo, có người thân bị khuyết tật do phơi nhiễm chất độc hóa học tại huyện Sông Hinh. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Phú Yên hỗ...