Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ ráo riết tấn công IS và phiến quân người Cuốc?
Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy mạnh chiến dịch tấn công IS và PKK, hai mối đe dọa chủ yếu đối với Ankara. Tuy nhiên, còn một nguyên do nữa phía sau hành động này: đó là dọn đường cho vùng cấm bay sẽ được thiết lập bên trong lãnh thổ Syria, giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt nhiều mục tiêu của IS và PKK trong những ngày gần đây (Ảnh: wn)
Vì các lý do an ninh và chính trị, trong vài ngày qua, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường mạnh các đợt tấn công nhằm vào các tay súng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ở Syria và các phiến quân thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Iraq.
Ngoài các đợt không kích, một chiến dịch tấn công trên bộ với sự tham gia đắc lực của pháo binh cũng đã được tiến hành trong 3 ngày liên tiếp, gây thiệt hại nặng cho IS và PKK, hai lực lượng được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
Thủ tướng Ahmet Davutoglu cảnh báo các chiến dịch an ninh sẽ được tiến hành tới chừng nào những mối đe dọa đối với Ankara còn tồn tại, ám chỉ làn sóng tấn công khủng bố xảy ra tại Thổ Nhì Kỳ thời gian gần đây, cũng như sự mở rộng ảnh hưởng chóng mặt của IS và lực lượng người Cuốc chống đối.
Đối với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, IS đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn khi tổ chức này không ngừng mở rộng mạng lưới chiêu mộ những người Hồi giáo dòng Sunni, lực lượng chiếm phần lớn dân số đất nước. Trong khi đó, mối đe dọa từ PKK cũng không kém phần quan ngại, do lực lượng này đang giành được những thắng lợi liên tiếp ở Iraq và Syria. Một khi có thêm sức mạnh, PKK sẽ yêu cầu có quyền tự trị lớn hơn, thậm chí đòi độc lập và gây rủi ro cho cấu trúc trung ương tập quyền của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
“Thổ Nhĩ Kỳ không thể ngồi im và không làm gì cả khi phải đối mặt với sự xâm lấn của các tổ chức khủng bố dọc đường biên giới. Không may là cả Iraq và Syria đều không thể kiểm soát được các tổ chức khủng bố. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ phải tự hành động để bảo vệ lợi ích của mình”, Giáo sư Mehmet Seyfettin Erol tại Đại học Gazi ở Ankara nhận định.
Tuy nhiên, còn một lý do quan trọng khác nữa chưa được nhiều nhà phân tích nhắc tới. Đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ vừa đạt được thỏa thuận với Mỹ về việc cho phép Washington sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở miền Đông và thiết lập vùng cấm bay có diện tích 90 x 50 km giữa hai thị trấn Marea và Jarabulus của Syria.
Máy bay chiến đấu Syria có thể bị bắn hạ nếu vào vùng cấm bay (Ảnh:
Theo lý giải của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực cấm bay sẽ giúp tạo ra vùng an toàn trên mặt đất ở bên phần lãnh thổ Syria, qua đó ngăn chặn sự xâm nhập của các tay súng IS và các nhóm thánh chiến khác tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Để tạo điều kiện cho việc duy trì vùng cấm bay, Ankara cho phép các chiến đấu cơ của Mỹ được trang bị bom và tên lửa sử dụng căn cứ Incirlik để tấn công IS. Ngoài ra, các căn cứ không quân Batman, Diyarbakir và Malatya ở phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ sẵn sàng mở cửa cho không quân Mỹ trong trường hợp khẩn cấp.
Những động thái trên cho thấy sự thay đổi lớn trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với PKK và IS. “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không do dự trả đũa bất kể động thái gây đe dọa nào dù là nhỏ nhất”, Thủ tướng Davutoglu khẳng định.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã có cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về việc phối hợp chống PKK và IS.
Tuy nhiên, trong con mắt của giới phân tích chính trị Trung Đông, động thái thiết lập vùng cấm bay ở bên trong lãnh thổ Syria rất có thể còn mang mục đích khác. Từ lâu, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn “trói tay” chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, song chưa có cơ hội thực hiện điều này.
Nay với lý do chống IS và PKK, mong muốn đó hoàn toàn thể trở thành hiện thực dưới danh nghĩa chống khủng bố. Cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ muốn làm suy yếu Damascus, mà còn muốn lật đổ chính quyền Assad do người Shi’ite cầm trịch để thay vào đó bằng một chính quyền của người Sunni đi theo sự dẫn dắt của phương Tây.
Đức Vũ
Theo Dantri
Thổ Nhĩ Kỳ lập vùng an toàn ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ hôm 25.7 tuyên bố sẽ lập các vùng an toàn ở miền bắc Syria một khi quét sạch IS ra khỏi khu vực.
Cuộc họp an ninh đặc biệt giữa Thủ tướng Davutoglu (giữa) cùng các quan chức an ninh tại Ankara ngày 25.7 - Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo ngày 25.7. "Khi các vùng ở miền bắc Syria không còn mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), vùng an toàn sẽ được thiết lập một cách tự nhiên. Chúng tôi luôn bảo vệ các vùng an toàn và vùng cấm bay tại Syria.
Những người dân di tản có thể trở về sống tại những vùng an toàn này", Reuters dẫn lời ông Cavusoglu. Nhật báo Thổ Nhĩ KỳHrriyet cho hay chính phủ nước này đang cân nhắc thiết lập vùng an toàn dài 98 km và rộng 40 km nằm giữa hai thị trấn Marea và Jarabulus của Syria. Mục đích là nhằm ngăn chặn IS chiếm thêm các khu vực biên giới mới.
Động thái trên diễn ra sau khi Ankara mở loạt tấn công mới nhằm vào các mục tiêu của IS tại miền bắc Syria và các chiến binh thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại miền bắc Iraq. "Chúng tôi đã ra lệnh mở đợt tấn công thứ ba tại Syria và Iraq.
Các chiến dịch không kích lẫn pháo kích đang được tiến hành", Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Ankara ngày 25.7. Đây là lần thứ ba liên tiếp chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ oanh kích các mục tiêu IS, song là lần đầu tiên nhằm vào căn cứ của PKK kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn được ký giữa hai bên vào năm 2013. PKK là nhóm tiến hành nhiều cuộc tấn công nổi dậy đòi quyền tự trị cho người Kurd ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1984 và bị Ankara cùng nhiều đồng minh xem là tổ chức khủng bố.
Theo AFP dẫn thông báo từ Phủ thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, có tới 7 địa điểm của các chiến binh người Kurd tại miền bắc Iraq, bao gồm các nhà kho chứa vũ khí của PKK và khu vực miền núi Kandil - nơi các thủ lĩnh của lực lượng này trú ngụ, cũng bị tấn công. Không chỉ tiến hành không kích, Thổ Nhĩ Kỳ còn huy động lực lượng bộ binh nã pháo từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vào các mục tiêu của IS tại Syria và PKK ở Iraq. PKK đã xác nhận vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời khẳng định thỏa thuận ngừng bắn với Ankara từ nay sẽ không còn ý nghĩa.
Thủ tướng Davutoglu đã gọi các cuộc tấn công nhằm vào IS là một phần của tiến trình mở rộng. "Đây là một tiến trình. Nó không giới hạn trong một ngày hoặc một khu vực. Mọi hoạt động nhỏ nhất chống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đáp trả bằng cách mạnh nhất có thể", BBC dẫn lời ông Davutoglu. Ông còn nhấn mạnh các chiến dịch an ninh của nước này vẫn tiếp diễn chừng nào còn mối đe dọa nhằm vào Ankara, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đưa quân vượt biên giới vào Syria "nếu thấy cần thiết".
Danh Toại
Theo Thanhnien
Ukraine thông qua dự luật trao quyền tự trị cho phe ly khai Quốc hội Ukraine ngày 16/7 đã thông qua một dự luật nhằm trao quyền tự trị lớn hơn cho hai khu vực đang do phe ly khai kiếm soát tại miền đông. Một số ý kiến cho rằng dự luật đã phá hỏng nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu trước Quốc...